Em hãy lấy ví dụ trong thực tiễn về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính tri ở nước ta hiện nay

1.8 K

Với giải Câu hỏi 3 trang 61 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 10: Bình đẳng trong các lĩnh vực giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 10: Bình đẳng trong các lĩnh vực

Câu hỏi 3 trang 61 KTPL 11: Em hãy lấy ví dụ trong thực tiễn về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính tri ở nước ta hiện nay.

Lời giải:

- Một số ví dụ về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị ở nước ta:

+ Ngày 31/3/2016, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, bà Nguyễn Thị Kim Ngân được bầu làm Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia. Bà trở thành nữ chính khách Việt Nam đầu tiên giữ các cương vị này, đồng thời cũng là người đầu tiên thực hiện quy định tuyên thệ khi nhậm chức.

+ Ngày 26/7/2021, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, bầ Võ Thị Ánh Xuân được bầu giữ chức Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Lý thuyết Một số quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực

a) Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị

- Trong lĩnh vực chính trị là: Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của các tổ chức khác.

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 10: Bình đẳng trong các lĩnh vực | Kinh tế Pháp luật 11

b) Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế

- Trong lĩnh vực kinh tế là: Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường....

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 10: Bình đẳng trong các lĩnh vực | Kinh tế Pháp luật 11

c) Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động

- Trong lĩnh vực lao động là: Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác,...

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 10: Bình đẳng trong các lĩnh vực | Kinh tế Pháp luật 11

d) Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

- Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo là: Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng; trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo; trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo.....

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 10: Bình đẳng trong các lĩnh vực | Kinh tế Pháp luật 11

e) Bình đẳng giới trong gia đình

- Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. ở thành quả của sự phát triển đó.

- Trong gia đình là:

+ Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình;

+ Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển; các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình...

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 10: Bình đẳng trong các lĩnh vực | Kinh tế Pháp luật 11

- Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới như: bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động.... không bị coi là phân biệt đối xử về giới.

Đánh giá

0

0 đánh giá