Lời giải bài tập Giáo dục kinh tế lớp 10 Bài 4: Cơ chế thị trường sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Kinh tế Pháp luật 10 Bài 4 từ đó học tốt môn KTPL 10.
Giải bài tập KTPL lớp 10 Bài 4: Cơ chế thị trường
Video giải Kinh tế Pháp luật Bài 4: Cơ chế thị trường - Kết nối tri thức
Mở đầu
Mở đầu trang 21 KTPL 10: Em cùng các bạn xem một bản tin thị trường và trả lời câu hỏi:
1. Em có nhận xét gì về sự biến động của giá cả một loại hàng hóa trên thị trường?
2. Theo em, những yếu tố nào trên thị trường tác động đến sự biến động giá cả của hàng hóa đó?
Phương pháp giải:
Em xem bản tin cùng các bạn và dựa vào hiểu biết để hoàn thành bài tập.
Trả lời:
1. Giá cả của một loại mặt hàng trên thị trường lên xuống không ổn định.
2. Những yếu tố tác động đến sự biến động giá cả đó là: cung cầu hàng hóa trên thị trường, sức mua của người tiêu dùng, sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất,...
Khám phá
1. Cơ chế thị trường
Câu hỏi trang 21, 22 KTPL 10: Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
1. Để đứng vững trên thị trường, doanh nghiệp của anh M phải giải quyết những mối quan hệ nào?
2. Theo em, để kinh doanh thành công, cần phải tuân theo những yêu cầu nào của cơ chế thị trường?
Phương pháp giải:
- Đọc trường hợp và chỉ ra những mối quan hệ mà doanh nghiệp anh M cần giải quyết.
- Nêu được những yêu cầu cơ chế thị trường cần tuân theo.
Trả lời:
1. Để đứng vững trên thị trường, anh M phải giải quyết các mối quan hệ trên thị trường: Quan hệ với người tiêu dùng, quan hệ với đối thủ cạnh tranh, quan hệ với người cung cấp nguyên liệu,…
2. Theo em, để kinh doanh thành công, cần phải tuân theo những yêu cầu của cơ chế thị trường là: Quy luật cạnh tranh, cung cầu, giá cả, lợi nhuận,…
Câu hỏi trang 22 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:
1. Ngành Dệt may Việt Nam đã chịu tác động gì từ cơ chế thị trường?
2. Điều gì đã giúp cho ngành Dệt may Việt Nam ngày càng trụ vững và phát triển?
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin và chỉ ra những tác động của cơ chế thị trường đối với ngành Dệt may Việt Nam.
- Nêu được lí do ngành Dệt may Việt Nam ngày càng phát triển
Trả lời:
1. Ngành Dệt may Việt Nam đã chịu tác động từ cơ chế thị trường là:
- Sự cạnh tranh quyết liệt
- Nhu cầu khách hàng trong nước và ngoài nước
2. Điều đã giúp cho ngành dệt may Việt Nam ngày càng trụ vững và phát triển là: Nhờ nắm bắt và đáp ứng được những yêu cầu của cơ chế thị trường, nỗ lực cải tiến, lợi nhuận không ngừng gia tăng. đóng góp tích cực vào kết quả tăng trưởng của nền kinh tế.
Câu hỏi trang 23 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:
1. Hãy nêu những nhược điểm của cơ chế thị trường ở thông tin trên.
2. Theo em, ngoài những nhược điểm trên, cơ chế thị trường còn có những nhược điểm nào khác?
Phương pháp giải:
Đọc thông tin và dựa vào hiểu biết của bản thân để nêu ra những nhược điểm của cơ chế thị trường.
Trả lời:
1. Những nhược điểm của cơ chế thị trường ở thông tin trên là: Tiềm ẩn những rủi ro bất ngờ: mất cân đối cung – cầu, khủng hoảng, suy thoái, những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho người sản xuất và tiêu dùng, không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa sâu sắc trong xã hội.
2. Theo em ngoài những nhược điểm trên, cơ chế thị trường tổn tại một số nhược điểm vốn có sau:
- Một số doanh nghiệp lạm dụng tài nguyên xã hội gây ô nhiễm môi trường sống của con người, do đó hiệu quả kinh tế - xã hội không được đảm bảo.
- Cơ chế thị trường chỉ thể hiện đầy đủ khi có sự kiểm soát của cạnh tranh hoàn hảo, khi xuất hiện cạnh tranh không hoàn hảo, thì hiệu lực của cơ chế thị trường bị giảm.
- Phân phối thu nhập không công bằng, có những mục tiêu xã hội chủ nghĩa dù cơ chế thị trường có hoạt động trôi trảy thì cũng không đạt được. Sự tác động của cơ chế thị trường sẽ dẫn tới sự phân hoá giàu nghèo, phân cực về của cải, tác động của cơ chế thị trường sẽ đưa lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng nó không tự động mang lại những giá trị mà xã hội muốn vươn tới.
- Một nền kinh tế do cơ chế thị trường thuần tuý điều tiết khó tránh khỏi những thăng trầm, khủng hoảng kinh tế có tính chu kỳ và thất nghiệp.
2. Giá cả thị trường
Câu hỏi trang 23, 24 KTPL 10: Em hãy đọc đoạn hội thoại sau để trả lời câu hỏi:
Khách hàng và nhân viên bán hàng đã thỏa thuận với nhau về điều gì? Kết quả của sự thỏa thuận đó là gì?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn hội thoại và nêu lên những thỏa thuận và kết của của thỏa thuận giữa nhân viên và khách hàng.
Trả lời:
- Khách hàng và nhân viên đã thỏa thuận về việc mua 50 sản phẩm trở lên được giảm giá 5%
- Kết quả: đã mua 50 sản phẩm và giảm giá 5%
Câu hỏi trang 24 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:
1. Theo em, ở thông tin trên, giá cả thị trường đã thể hiện chức năng thông tin và chức năng phân bổ nguồn lực như thế nào?
2. Nhà nước đã sử dụng giá cả thị trường để quản lí, thực hiện mục tiêu ổn định, cân đối nền kinh tế như thế nào? Tại sao giá cả thị trường là một công cụ để Nhà nước quản lí, thực hiện mục tiêu ổn định, cân đối nền kinh tế?
Phương pháp giải:
- Em đọc thông tin vè chỉ ra chức năng thông tin và chức năng phân bổ nguồn lực của giá cả thị trường.
- Nêu được cách và lí do nhà nước sử dụng giá cả thị trường để quản lí, ổn định, cân đối nền kinh tế.
Trả lời:
1. Theo em, giá cả thị trường thể hiện chức năng thông tin và chức năng phân bố nguồn lực nhưu:
- Cung cấp thông tin: để các chủ thể kinh tế đưa ra những quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, tăng hay giảm tiêu dùng.
- Phân bố nguồn lực: góp phần điều tiết quy mô sản xuất, cân đối cung – cầu.
- Là công cụ để nhà nước thực hiện quản lí, kích thích, điều tiết nên kinh tế.
2. Nhà nước đã thực hiện một số biện pháp để bình ổn giá, quy định áp trần giá, yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất, phân phối, các cửa hàng đại lí bán lẻ phải đăng kí cơ quan quản lí giá ở địa phương, công khai mức giá bán.
Vì giá cả thị trường thay đổi sẽ tác động đến đời sống xã hội nên việc sử dụng giá cả thị trường làm công cụ để Nhà nước quản lí, thực hiện mục tiêu ổn định, cân đối nền kinh tế là vô cùng cần thiết.
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 25 KTPL 10: Em đồng ý/ không đồng ý với ý kiến nào sau đây? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em đọc các ý kiến và nêu lên suy nghĩ của mình.
Trả lời:
Em đồng tình với ý kiến b, d. Vì khi hoạt động sản xuất thì rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Giá cả thị trường tăng chứng tỏ nhu cầu tiêu thụ tốt, đáp ứng được nhu cầu người dân, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Em không đồng tình với ý kiến a, c. Vì người sản xuất cần phải biết được nhu cầu của thị trường thì mới có thể tìm ra được phương hướng phát triển, giảm thiểu được các rủi ro. Trong cơ chế thị trường nếu không có tính cạnh tranh thì hàng hóa không có sự đổi mới, không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Luyện tập 2 trang 25 KTPL 10: Em có nhận xét gì về hành vi của các chủ thể sau?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các trường hợp và đưa ra nhận xét của mình về việc làm của các chủ thể
Trả lời:
a. Nhiều người dân ở thôn S vì cái lợi trước mắt mà quyết định chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng dưa sẽ dẫn đến mất cân bằng, sau đó sẽ làm cho giá lúa tăng cao và làm cho giá dưa hấu giảm mạnh do chệnh lệch cung – cầu.
b. Nắm bắt nhu cầu tiêu thụ hải sản ở Hà Nội. Ông Y đã mở cửa hàng thu mua hải sản, mang về bán ở các chợ đầu mối. Ông Y rất nhanh nhạy, biết nắm bắt được nhu cầu thị trường ở mọi thời điểm.
c. Hành vi của siêu thị X là hành vị phạm pháp ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, người dân không tin dùng, việc sản xuất giảm mạnh.
d. Hành vi của người tiêu dùng sẽ giúp cho giá thịt gia cầm giảm xuống mức ổn định.
Luyện tập 3 trang 25 KTPL 10: Em hãy xử lí các tình huống sau:
a. Gia đình M có nghề kinh doanh phở gia truyền. Khi chuyển đến ở một khu phố mới tuy rất ít nhà dân nhưng ở đó đã có hai quán phở đang hoạt động, bố mẹ M băn khoăn không biết có nên mở quán phở để kinh doanh ở đây không?
Nếu là M, em sẽ nói gì với bố mẹ về quyết định kinh doanh này?
b. Thấy giá cả các hàng hóa trên thị trường có xu hướng tăng, bà Y quyết định giữ lại nhiều hàng hóa trong kho để chờ giá tăng cao hơn mới bán.
Nếu là người thân, em sẽ có lời khuyên gì cho bà Y?
Phương pháp giải:
Em đọc các tình huống và liên hệ bản thân để nói lên suy nghĩ của mình.
Trả lời:
a. Nếu là M, em sẽ khuyên bố mẹ nên tìm hiểu nhu cầu việc ăn uống ở khu phố và xem xét xem 2 tiệm phở đó có ưu, nhược điểm gì để thu hút khách. Sau đó mình sẽ học hỏi và rút kinh nghiệm, xem xét kĩ việc mở quán.
b. Nếu là người thân của bà Y, em sẽ khuyên bà: Tùy nhu cầu ở mỗi thời điểm sẽ khác nhau, nếu trữ hàng như vậy khi đến một thời điểm nào đó, giá cả giảm mạnh sẽ dễ dẫn đến việc thua lỗ.
Vận dụng
Phương pháp giải:
Em dựa vào kiến thức bài học và tự liên hệ bản thân để hoàn thành bài viết.
Trả lời:
“Thị trường luôn luôn đúng”. Tuy nhiên việc hiểu và kiếm lời từ điều đó không phải ai cũng làm được. Nếu thị trường luôn đúng, thì mọi sai lầm, thua lỗ đều thuộc về chính nhà đầu tư. Vậy thì thay vì than vãn và “chịu trận”, hãy chấp nhận sai lầm và cơ cấu lại danh mục, phướng hướng sản xuất, kinh doanh. Xét cho cùng việc tham gia vào thị trường là để tìm kiếm lợi nhuận. Chiến lược đầu tư đúng là chiến lược đem lại lợi nhuận và ngược lại. Do đó, thay vì kháng cự lại thị trường bằng những suy luận cá nhân, điều tốt hơn là cố gắng nắm bắt mạch suy nghĩ của thị trường để kiếm được lợi nhuận.
Phương pháp giải:
Em cùng các bạn dựa vào kiến thức đã học và tự liên hệ địa phương em để hoàn thành bài tập.
Trả lời:
Em có thể tham khảo những vấn đề sau để thực hiện khảo sát:
- Loại hàng hóa mà nhóm em lựa chọn là gì?
- Ở địa phương em có khoảng bao nhiêu người sản xuất/doanh nghiệp,... kinh doanh loại hàng hóa đó?
- Thị hiếu của người tiêu dùng của địa phương em đối với loại hàng hóa đó?
- Sức cạnh trạnh của loại hàng hóa đó?
- Mức biến động giá cả của loại hàng hóa đó?
Sau khi khảo sát, cùng các bạn thảo luận để rút ra kết luận từ kết quả khảo sát.
Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 4: Cơ chế thị trường
1. Cơ chế thị trường
a) Khái niệm cơ chế thị trường
- Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế như quy luật cạnh tranh, cung cầu, giá cả, lợi nhuận.... chi phối hoạt động của các chủ thể kinh tế, đóng vai trò như bàn tay vô hình điều tiết nền kinh tế.
b) Ưu điểm của cơ chế thị trường
- Cơ chế thị trường có một số ưu điểm cơ bản:
+ Kích thích tính năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế, thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất và tăng trưởng kinh tế.
+ Phân bổ lại nguồn lực kinh tế, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu, lợi ích của các chủ thể kinh tế.
+ Thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của con người, từ đó thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội.
Cơ chế thị trường thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng
c) Nhược điểm của cơ chế thị trường
- Cơ chế thị trường tồn tại một số nhược điểm vốn có sau:
+ Tiềm ẩn rủi ro, khủng hoảng, suy thoái.
Kinh tế suy thoái (minh họa)
+ Phát sinh những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho người sản xuất và tiêu dùng.
Cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh (minh họa)
+ Không tự khắc phục được hiện tượng phân hoá sâu sắc trong xã hội.
=> Nhà nước cần tăng cường quản lí vĩ mô nền kinh tế để khắc phục, hạn chế nhược điềm của cơ chế thị trường.
2. Giá cả thị trường
a) Khái niệm giá cả thị trường
- Giá cả hàng hoá là sổ tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp những chi phí sản xuất và lưu thông hàng hoá đó.
- Giá cả thị trường là giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được thoả thuận giữa người mua và người bán.
Giá cả hàng hóa bán tại siêu thị
b) Chức năng của giá cả thị trường
- Cung cấp thông tin: để các chủ thể kinh tế đưa ra những quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, tăng hay giảm tiêu dùng.
Phân bổ nguồn lực: góp phần điều tiết quy mô sản xuất, cân đối cung - cầu.
- Là công cụ để nhà nước thực hiện quản lí, kích thích, điều tiết nền kinh tế.
Xem thêm các bài giải SGK Kinh tế Pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh