Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 4 (Kết nối tri thức): Cơ chế thị trường

5.5 K

Với tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 4: Cơ chế thị trường sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Kinh tế pháp luật 10.

Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 4: Cơ chế thị trường

Phần 1. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 4: Cơ chế thị trường

1. Cơ chế thị trường

a) Khái niệm cơ chế thị trường

- Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế như quy luật cạnh tranh, cung cầu, giá cả, lợi nhuận.... chi phối hoạt động của các chủ thể kinh tế, đóng vai trò như bàn tay vô hình điều tiết nền kinh tế.

b) Ưu điểm của cơ chế thị trường

- Cơ chế thị trường có một số ưu điểm cơ bản:

+ Kích thích tính năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế, thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất và tăng trưởng kinh tế.

+ Phân bổ lại nguồn lực kinh tế, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu, lợi ích của các chủ thể kinh tế.

+ Thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của con người, từ đó thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 4: Cơ chế thị trường

Cơ chế thị trường thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng

c) Nhược điểm của cơ chế thị trường

- Cơ chế thị trường tồn tại một số nhược điểm vốn có sau:

+ Tiềm ẩn rủi ro, khủng hoảng, suy thoái.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 4: Cơ chế thị trường

Kinh tế suy thoái (minh họa)

+ Phát sinh những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho người sản xuất và tiêu dùng.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 4: Cơ chế thị trường

Cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh (minh họa)

+ Không tự khắc phục được hiện tượng phân hoá sâu sắc trong xã hội.

=> Nhà nước cần tăng cường quản lí vĩ mô nền kinh tế để khắc phục, hạn chế nhược điềm của cơ chế thị trường.

2. Giá cả thị trường

a) Khái niệm giá cả thị trường

Giá cả hàng hoá là sổ tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp những chi phí sản xuất và lưu thông hàng hoá đó.

Giá cả thị trường là giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được thoả thuận giữa người mua và người bán.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 4: Cơ chế thị trường

Giá cả hàng hóa bán tại siêu thị

b) Chức năng của giá cả thị trường

- Cung cấp thông tin: để các chủ thể kinh tế đưa ra những quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, tăng hay giảm tiêu dùng.

Phân bổ nguồn lực: góp phần điều tiết quy mô sản xuất, cân đối cung - cầu.

- Là công cụ để nhà nước thực hiện quản lí, kích thích, điều tiết nền kinh tế.

Phần 2. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 4: Cơ chế thị trường

Câu 1. Để thu được lợi nhuận thì chi phí sản xuất phải như thế nào so với giá cả trên thị trường?

A. Cao hơn.

B. Thấp hơn.

C. Bằng.

D. Cao hơn hoặc bằng.

Đáp án đúng là: B

Để thu được lợi nhuận thì chi phí sản xuất phải thấp hơn so với giá cả trên thị trường.

Câu 2. Để thu được nhiều lợi nhuận các doanh nghiệp không nên có biểu hiện nào sau đây?

A. Cạnh tranh lành mạnh với nhiều đối thủ.

B. Cung ứng sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng.

C. Tính toán chi phí sản xuất phải nhỏ hơn giá bán.

D. Tính toán chi phí sản xuất phải lớn hơn giá bán.

Đáp án đúng là: D

Để thu được nhiều lợi nhuận các doanh nghiệp không nên để chi phí sản xuất lớn hơn giá bán.

Câu 3. Nếu thực hiện tốt cơ chế thị trường sẽ mang lại tác động nào sau đây đối với các doanh nghiệp?

A. Đứng vững và ngày càng phát triển trên thị trường.

B. Duy trì được hoạt động kinh doanh ở mức trung bình.

C. Tụt lùi và thua lỗ trên thương trường.

D. Trình độ cạnh tranh luôn duy trì ở mức trung bình.

Đáp án đúng là: A

Nếu thực hiện tốt cơ chế thị trường các doanh nghiệp sẽ ngày một đứng vững và ngày càng phát triển trên thị trường.

Câu 4. Để kinh doanh thành công cần thực hiện một trong các yêu cầu nào sau đây?

A. Cung ứng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

B. Chi phí sản xuất phải lớn hơn giá bán ra thị trường.

C. Cạnh tranh bằng mọi cách và thủ đoạn với đối thủ trên thị trường.

D. Tăng cường mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa.

Đáp án đúng là: A

Để kinh doanh thành công cần cung ứng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, cạnh tranh lành mạnh, tạo chi phí sản xuất nhỏ hơn giá bán ra thị trường, có tuân thủ những điều trên thì mới có lợi nhuận cao.

Câu 5. Phương án nào sau đây không phải là nhược điểm của cơ chế thị trường?

A. Tiềm ẩn rủi ro, khủng hoảng, suy thoái.

B. Thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất và tăng trưởng kinh tế.

C. Phát sinh những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh.

D. Không tự khắc phục được hiện tượng phân hoá sâu sắc trong xã hội.

Đáp án đúng là: B

Thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất và tăng trưởng kinh tế là ưu điểm của cơ chế thị trường, không phải là nhược điểm.

Câu 6. Hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế như: quy luật cạnh tranh, cung cầu, giá cả, lợi nhuận,... chi phối hoạt động của các chủ thể kinh tế, đóng vai trò như bàn tay vô hình điều tiết nền kinh tế là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Cơ chế thị trường.

B. Quan hệ kinh tế.

C. Thị trường.

D. Kinh tế vĩ mô.

Đáp án đúng là: A

Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế như: quy luật cạnh tranh, cung cầu, giá cả, lợi nhuận,... chi phối hoạt động của các chủ thể kinh tế, đóng vai trò như bàn tay vô hình điều tiết nền kinh tế.

Câu 7. Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế như: quy luật cạnh tranh, cung cầu, giá cả, lợi nhuận,... chi phối hoạt động của các chủ thể kinh tế, đóng vai trò như bàn tay vô hình điều tiết

A. nền kinh tế.

B. thị trường.

C. quá trình sản xuất.

D. quá trình phân phối.

Đáp án đúng là: A

Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế như: quy luật cạnh tranh, cung cầu, giá cả, lợi nhuận,... chi phối hoạt động của các chủ thể kinh tế, đóng vai trò như bàn tay vô hình điều tiết nền kinh tế.

Câu 8. Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của

A. người tiêu dùng.

B. các quy luật kinh tế.

C. người sản xuất.

D. quan hệ cung - cầu.

Đáp án đúng là: B

Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế như: quy luật cạnh tranh, cung cầu, giá cả, lợi nhuận,...

Câu 9. Phương án nào sau đây là ưu điểm của cơ chế thị trường?

A. Kích thích tính năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế.

B. Mở rộng thị trường trong và ngoài nước.

C. Phân bố quy mô sản xuất hàng hóa đồng đều giữa các khu vực.

D. Nâng cao chất lượng hàng hóa trước khi đưa ra thị trường.

Đáp án đúng là: A

Cơ chế thị trường có một số ưu điểm cơ bản:

- Kích thích tính năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế, thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất và tăng trưởng kinh tế.

- Phân bổ lại nguồn lực kinh tế, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu, lợi ích của các chủ

thể kinh tế.

- Thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của con người, từ đó thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội.

Câu 10. Phương án nào sau đây không thuộc ưu điểm của cơ chế thị trường?

A. Kích thích tính năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế.

B. Thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất và tăng trưởng kinh tế.

C. Đáp ứng tốt hơn các nhu cầu, lợi ích của các chủ thể kinh tế.

D. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các nhà sản xuất.

Đáp án đúng là: D

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các nhà sản xuất không thuộc ưu điểm của cơ chế thị trường.

Câu 11. Phương án nào sau đây là một trong những nhược điểm của cơ chế thị trường?

A. Tiềm ẩn rủi ro, khủng hoảng, suy thoái.

B. Nâng cao tay nghề của người lao động.

C. Duy trì các mối quan hệ cạnh tranh lành mạnh.

D. Khắc phục được hiện tượng phân hoá sâu sắc trong xã hội.

Đáp án đúng là: A

Cơ chế thị trường tồn tại một số nhược điểm vốn có sau:

- Tiềm ẩn rủi ro, khủng hoảng, suy thoái.

- Phát sinh những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho người sản xuất và người tiêu dùng.

- Không tự khắc phục được hiện tượng phân hoá sâu sắc trong xã hội.

Câu 12. Phương án nào sau đây là một trong những chức năng của giá cả thị trường?

A. Hỗ trợ người lao động nâng cao tay nghề.

B. Góp phần điều tiết quy mô sản xuất, cân đối cung – cầu.

C. Điều tiết số lượng hàng hóa đưa ra thị trường.

D. Củng cố niềm tin đối với người tiêu dùng.

Đáp án đúng là: B

Chức năng của giá cả thị trường:

- Cung cấp thông tin: để các chủ thể kinh tế đưa ra những quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, tăng hay giảm tiêu dùng.

- Phân bổ nguồn lực, góp phần điều tiết quy mô sản xuất, cân đối cung – cầu.

- Là công cụ để Nhà nước thực hiện quản lí, kích thích, điều tiết nền kinh tế.

Câu 13. Phương án nào sau đây không thuộc một trong những chức năng của giá cả thị trường?

A. Cung cấp thông tin cho chủ thể kinh tế.

B. Phân bổ nguồn lực, góp phần điều tiết quy mô sản xuất.

C. Nhà nước thực hiện quản lí, kích thích, điều tiết nền kinh tế.

D. Hỗ trợ người sản xuất điều chỉnh giá cả bán ra thị trường.

Đáp án đúng là: D

Hỗ trợ người sản xuất điều chỉnh giá cả bán ra thị trường không thuộc một trong những chức năng của giá cả thị trường.

Câu 14. Để mua một cái áo,  P phải bỏ ra 300 000 đồng để chi trả cho chủ cửa hàng. Số tiền 300 000 đồng được gọi là

A. giá cả.

B. giá trị sử dụng.

C. giao dịch.

D. phương tiện thanh toán.

Đáp án đúng là: A

Số tiền 300 000 đồng được gọi là giá cả.

Câu 15. P sau khi ra trường có ý định kinh doanh quán trà sữa. Với mong muốn phát triển, P có ý định vay thêm tiền ngân hàng để mở một lúc hai cơ sở. Nếu em là bạn của P trong trường hợp này em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp?

A. Làm ngơ vì việc kinh doanh của bạn không liên quan đến mình.

B. Khuyên P nên mở một cơ sở nhỏ trước, nếu có tiềm năng sẽ mở rộng quy mô sau.

C. Khuyên bạn nên vay thêm tiền để mở nhiều cơ sở khác nhau để tiện quản lí.

D. Khuyên bạn không nên kinh doanh mặt hàng này vì cạnh tranh cao.

Đáp án đúng là: B

Nếu em là bạn của P trong trường hợp này em nên khuyên P nên mở một cơ sở nhỏ trước, nếu có tiềm năng sẽ mở rộng quy mô sau.

Câu 16. Các chủ thể kinh tế hoàn toàn được tự do mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ thông qua những quy tắc chung trong các mối quan hệ nào?

A. cạnh tranh, cung - cầu, giá cả.

B. cạnh tranh.

C. cung - cầu, giá cả.

D. sản xuất - tiêu dùng.

Đáp án đúng là: A

Các chủ thể kinh tế hoàn toàn được tự do mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ nhưng thực ra họ đang bị chi phối bởi những quy tắc chung trong các mối quan hệ cạnh tranh, cung - cầu, giá cả.

Câu 17. Hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế như: quy luật cạnh tranh, cung cầu, giá cả, lợi nhuận,...chi phối hoạt động của các chủ thể kinh tế được gọi là gì?

A. Cơ chế thị trường.

B. Thị trường.

C. Giá cả thị trường.

D. Giá cả hàng hóa.

Đáp án đúng là: A

Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế như: quy luật cạnh tranh, cung cầu, giá cả, lợi nhuận,...chi phối hoạt động của các chủ thể kinh tế, đóng vai trò như bàn tay vô hình điều tiết nền kinh tế.

Câu 18. Đâu không phải là ưu điểm của cơ chế thị trường?

A. Kích thích tính năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế, thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất và tăng trưởng kinh tế.

B. Phân bổ lại nguồn lực kinh tế, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu, lợi ích của các chủ thể kinh tế.

C. Phát sinh những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho  người sản xuất và người tiêu dùng.

D. Thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của con người, từ đó thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội.

Đáp án đúng là: C

Cơ chế thị trường có một số ưu điểm cơ bản:

- Kích thích tính năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế, thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất và tăng trưởng kinh tế.

- Phân bổ lại nguồn lực kinh tế, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu, lợi ích của các chủ thể kinh tế.

- Thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của con người, từ đó thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội.

Câu 19. Một trong những nhược điểm của cơ chế thị trường là

A. Luôn ổn định, bình ổn giá.

B. Phát sinh những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho  người sản xuất và người tiêu dùng.

C. Phân bổ lại nguồn lực kinh tế.

D. Kích thích tính năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế.

Đáp án đúng là: B

Cơ chế thị trường tồn tại một số nhược điểm vốn có sau:

 - Tiềm ẩn rủi ro, khủng hoảng, suy thoái.

 - Phát sinh những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho  người sản xuất và người tiêu dùng.

 - Không tự khắc phục được hiện tượng phân hoá sâu sắc trong xã hội.

Câu 20. Giá cả thị trường là

A. giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được thoả thuận giữa người mua và người bán.

B. giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được quy định bởi người bán.

C. số tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp những chi phí sản xuất, lưu thông hàng hoá đó và giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được thoả thuận giữa người mua với người bán.

D. số tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp những chi phí sản xuất và lưu thông hàng hoá đó.

Đáp án đúng là: C

Khái niệm về giá cả hàng hóa:

- Giá cả hàng hoá là số tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp những chi phí sản xuất và lưu thông hàng hoá đó.

- Giá cả thị trường là giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được thoả thuận giữa người mua và người bán.

Câu 21. Đâu không phải là chức năng của giá cả thị trường?

A. Cung cấp thông tin, để các chủ thể kinh tế đưa ra những quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, tăng hay giảm tiêu dùng.

B. Phân bổ nguồn lực, góp phần điều tiết quy mô sản xuất, cân đối cung - cầu.

C. Thừa nhận công dụng xã hội của hàng hoá và lao động đã hao phí để sản xuất ra nó.

D. Công cụ để Nhà nước thực hiện quản lí, kích thích, điều tiết nền kinh tế.

Đáp án đúng là: C

Chức năng của giá cả thị trường:

- Cung cấp thông tin, để các chủ thể kinh tế đưa ra những quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, tăng hay giảm tiêu dùng.

- Phân bổ nguồn lực, góp phần điều tiết quy mô sản xuất, cân đối cung - cầu.

- Là công cụ để Nhà nước thực hiện quản lí, kích thích, điều tiết nền kinh tế.

Câu 22. Giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được thoả thuận giữa người mua và người bán gọi là gì?

A. Lợi nhuận.

B. Giá cạnh tranh.

C. Giá cả hàng hóa.

D. Giá cả thị trường.

Đáp án đúng là: D

Giá cả thị trường là giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được thoả thuận giữa người mua và người bán.

Câu 23. Các doanh nghiệp sản xuất giấy của Việt Nam luôn phải chú trọng cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ sản xuất là đang đảm bảo cơ chế thị trường theo nguyên tắc của quy luật nào?

A. cạnh tranh.

B. cung - cầu.

C. giá cả.

D. lợi nhuận.

Đáp án đúng là: A

Các doanh nghiệp sản xuất giấy của Việt Nam luôn phải chú trọng cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ sản xuất vì áp lực cạnh tranh ngày càng cao trên thị trường giấy nhập khẩu từ nước ngoài. Vậy các cơ sở này đang đảm bảo cơ chế thị trường theo nguyên tắc của quy luật cạnh tranh.

Câu 24. Đặc trưng cơ bản nhất của cơ chế thị trường là gì?

A. cạnh tranh khắc nghiệt.

B. giá cả biến động.

C. giá cả bình ổn.

D. động lực lợi nhuận.

Đáp án đúng là: D

Đặc trưng cơ bản nhất của cơ chế thị trường là động lực lợi nhuận, nó chỉ huy hoạt động của các chủ thể. Trong kinh tế thị trường, đặc điểm tự do lựa chọn hình thức sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm: lãi hưởng lỗ chịu, chấp nhận cạnh tranh, là những điều kiện hoạt động của cơ chế thị trường.

Câu 25. Nếu muốn sản xuất kinh doanh để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường thì con đường cơ bản phải làm gì?

A. Năng động, sáng tạo, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

B. Chú trọng đến năng suất lao động.

C. Chỉ cần bỏ vốn đầu tư nhiều.

D. Kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài.

Đáp án đúng là: A

Muốn sản xuất kinh doanh để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường thì con đường cơ bản nhất là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phải luôn năng động, sáng tạo, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 3: Thị trường

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 4: Cơ chế thị trường

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 5: Ngân sách nhà nước

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 6: Thuế

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 8: Tín dụng và vai trò của tín dụng trong đời sống

Đánh giá

0

0 đánh giá