Em hãy cho biết bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, xã hội được thể hiện như thế nào

476

Với giải Câu hỏi trang 83 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 11: Bình đẳng giới giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 11: Bình đẳng giới

Câu hỏi trang 83 KTPL 11Em hãy cho biết bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, xã hội được thể hiện như thế nào qua hai thông tin trên. Lấy ví dụ minh hoạ.

Lời giải:

Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế - xã hội được thể hiện qua 2 thông tin:

Thông tin 1:

+ Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lí doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.

+ Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao.

+ Nam, nữ bình đẳng trong hưởng thụ văn hoá, tiếp cận và sử dụng các nguồn thông tin.

 Thông tin 2:

+ Thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.

+ Ti lệ nữ giám đốc/ chủ doanh nghiệp, hợp tác xã đạt ít nhất 27% vào năm 2025 và 30% vào năm 2030.

+ Phấn đấu đạt 60% vào năm 2025 và 80% vào năm 2030 dân số được tiếp cận kiến thức cơ bản về bình đẳng giới.

- Ví dụ minh họa:

+ Năm 2011, bà Nguyễn Thị Phương Thảo chính thức trở thành Giám đốc điều hành của Vietjet Air. Dưới sự lãnh đạo tài tình của mình, hãng hàng không giá rẻ Việt Nam đã có những bước tăng trưởng thần tốc. Tính đến năm 2019, Vietjet đã đứng đầu thị trường hàng không Việt Nam và chiếm tới 41,2% thị phần. Ngoài nắm quyền điều hành tại Vietjet, bà Thảo còn là Phó chủ tịch thường trực của ngân hàng HDBank, Chủ tịch HĐQT của SOVICO Holdings, Chủ tịch Công ty Địa ốc Phú Long... Với việc nắm nhiều chức vụ quan trọng tại nhiều công ty lớn của Việt Nam, bà Nguyễn Thị Phương Thảo sở hữu một khối tài sản vô cùng đồ sộ. Bà là tỷ phú đô la thứ 2 của Việt Nam sau ông Phạm Nhật Vượng và là nữ tỷ phú Đô la đầu tiên và duy nhất của Đông Nam Á (tính đến tháng 10/2021).

+ Ông Phạm Nhật Vượng sinh năm 1968 tại Hà Nội. Ông từng theo học Đại học Thăm dò địa chất Liên bang Nga và có thời gian dài sinh sống tại Nga và Ukraine. Từ những năm 2000, ông Phạm Nhật Vượng đầu tư về Việt Nam thông qua 2 công ty cổ phần Vincom và Vinpearl. Trong đó nổi bật là những dự án như Khu du lịch nghỉ dưỡng Vinpearl Land Nha Trang, Trung tâm thương mại Vincom Center Bà Triệu và Vincom Center Hồ Chí Minh….. Kể từ năm 2009, ông Phạm Nhật Vượng đổi tên Tập đoàn Technocom thành tập đoàn Vingroup. Tính đến hiện tại, ông Vượng đã cho ra mắt nhiều thương hiệu và công ty trực thuộc tập đoàn như: Vincom, Vinhomes, Vinpearl, Vinmec, Vinschool, Vinfast, VinEco... Với những thành công trong sự nghiệp, ông Phạm Nhật Vượng nắm trong tay khối tài sản lên tới hàng tỷ USD. Ông cũng là vị tỷ phú đô la đầu tiên và hiện đang là người giàu nhất Việt Nam.

Lý thuyết Quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực chính trị, giáo dục và đào tạo, lao động, gia đình, kinh tế, xã hội

- Hiến pháp năm 2013 quy định:

+ Bình đẳng giới được thực hiện trên mọi mặt của đời sống xã hội;

+ Nhà nước có chính sách để bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới cũng như tạo cơ hội để phát huy vai trò của nữ giới.

Lý thuyết KTPL 11 Chân trời sáng tạo Bài 11: Bình đẳng giới | Kinh tế Pháp luật 11

- Biểu hiện của bình đẳng giới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, chính trị, giáo dục và đào tạo, lao động, gia đình, kinh tế, xã hội:

+ Trong lĩnh vực chính trị: Nam, nữ bình đẳng trong các hoạt động chính trị, tham gia quản lí nhà nước, các hoạt động xã hội, bầu cử, ứng cử, đề bạt, bổ nhiệm trong các cơ quan, tổ chức.

Lý thuyết KTPL 11 Chân trời sáng tạo Bài 11: Bình đẳng giới | Kinh tế Pháp luật 11

+ Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo: Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học trong thụ hưởng chính sách giáo dục, học tập, bồi dưỡng, chọn lựa ngành, nghề học tập, đào tạo.

+ Trong lĩnh vực lao động: Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn tuyển dụng, bổ nhiệm, hưởng lương, thưởng, chế độ làm việc trong đề bạt, bổ nhiệm các chức danh nghề nghiệp.

Lý thuyết KTPL 11 Chân trời sáng tạo Bài 11: Bình đẳng giới | Kinh tế Pháp luật 11

+ Trong lĩnh vực gia đình: Vợ chồng bình đẳng trong quan hệ hôn nhân, gia đình, quan hệ tài sản, chăm sóc con cái.

+ Trong lĩnh vực kinh tế, xã hội: Nam, nữ bình đẳng trong hoạt động kinh doanh, văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao.

- Để bảo đảm bình đẳng giới thực chất, Nhà nước quy định các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trên các lĩnh vực chính trị, giáo dục và đào tạo, lao động, gia đình, kinh tế, xã hội. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt, đối xử về giới.

- Hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới, tuỳ tính chất, mức độ vi phạm, người vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây ra thiệt hại (nếu có) thì phải bồi thường.

Lý thuyết KTPL 11 Chân trời sáng tạo Bài 11: Bình đẳng giới | Kinh tế Pháp luật 11

 
Đánh giá

0

0 đánh giá