Em giải thích như thế nào về quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở thông tin trên

709

Với giải Câu hỏi trang 81 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 11: Bình đẳng giới giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 11: Bình đẳng giới

Câu hỏi trang 81 KTPL 11Em giải thích như thế nào về quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở thông tin trên? Lấy ví dụ trong thực tiễn về thực hiện quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Lời giải:

- Giải thích: Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học trong thụ hưởng chính sách giáo dục, học tập, bồi dưỡng, chọn lựa ngành, nghề học tập, đào tạo.

- Ví dụ thực tiễn:

+ Ví dụ 1: Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2019 - 2020, trên cả nước có khoảng 8,718,356 học sinh tiểu học. Trong đó có 4,165,968 học sinh nữ (chiếm khoảng 47.7%) và 4,552,388 học sinh nam (chiếm khoảng 52.3%)

+ Ví dụ 2: Mục tiêu 3 - Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 nêu rõ:

Chi tiêu 1: Tỉ lệ biết chữ của nam và nữ trong độ tuổi từ 15 đến 40 ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn đạt 90% vào năm 2015 và 95% vào năm 2020.

Chi tiêu 2: Tỉ lệ nữ thạc sĩ đạt 40% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020. Tỉ lệ nữ tiến sĩ đạt 20% vào năm 2015 và 25% vào năm 2020.

Lý thuyết Quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực chính trị, giáo dục và đào tạo, lao động, gia đình, kinh tế, xã hội

- Hiến pháp năm 2013 quy định:

+ Bình đẳng giới được thực hiện trên mọi mặt của đời sống xã hội;

+ Nhà nước có chính sách để bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới cũng như tạo cơ hội để phát huy vai trò của nữ giới.

Lý thuyết KTPL 11 Chân trời sáng tạo Bài 11: Bình đẳng giới | Kinh tế Pháp luật 11

- Biểu hiện của bình đẳng giới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, chính trị, giáo dục và đào tạo, lao động, gia đình, kinh tế, xã hội:

+ Trong lĩnh vực chính trị: Nam, nữ bình đẳng trong các hoạt động chính trị, tham gia quản lí nhà nước, các hoạt động xã hội, bầu cử, ứng cử, đề bạt, bổ nhiệm trong các cơ quan, tổ chức.

Lý thuyết KTPL 11 Chân trời sáng tạo Bài 11: Bình đẳng giới | Kinh tế Pháp luật 11

+ Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo: Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học trong thụ hưởng chính sách giáo dục, học tập, bồi dưỡng, chọn lựa ngành, nghề học tập, đào tạo.

+ Trong lĩnh vực lao động: Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn tuyển dụng, bổ nhiệm, hưởng lương, thưởng, chế độ làm việc trong đề bạt, bổ nhiệm các chức danh nghề nghiệp.

Lý thuyết KTPL 11 Chân trời sáng tạo Bài 11: Bình đẳng giới | Kinh tế Pháp luật 11

+ Trong lĩnh vực gia đình: Vợ chồng bình đẳng trong quan hệ hôn nhân, gia đình, quan hệ tài sản, chăm sóc con cái.

+ Trong lĩnh vực kinh tế, xã hội: Nam, nữ bình đẳng trong hoạt động kinh doanh, văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao.

- Để bảo đảm bình đẳng giới thực chất, Nhà nước quy định các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trên các lĩnh vực chính trị, giáo dục và đào tạo, lao động, gia đình, kinh tế, xã hội. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt, đối xử về giới.

- Hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới, tuỳ tính chất, mức độ vi phạm, người vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây ra thiệt hại (nếu có) thì phải bồi thường.

Lý thuyết KTPL 11 Chân trời sáng tạo Bài 11: Bình đẳng giới | Kinh tế Pháp luật 11

 
Đánh giá

0

0 đánh giá