Hợp chất của sắt với oxi có công thức là Fe3O4 gọi là oxit sắt từ. Oxit sắt này gặp trong phòng thí nghiệm dưới dạng bột màu đen. Cách nhận biết oxit sắt từ như thế nào? Bài viết sau sẽ giúp các em làm rõ điều này.
Cách nhận biết Fe3O4
I. Cách nhận biết Fe3O4
Sắt từ oxit không tan trong nước.
- Cách nhận biết: Dùng dung dịch axit HCl
- Hiện tượng: Chất rắn tan, dung dịch có màu vàng nâu
- Phương trình hóa học:
Fe3O4 + 8HCl → 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O
Ngoài ra, khi tác dụng với H2SO4 đặc (hoặc HNO3) có khí thoát ra.
10H2SO4đặc + 2Fe3O4 → 3Fe2(SO4)3 + SO2↑ + 10H2O
28HNO3loãng + 3Fe3O4 → 9Fe(NO3)3 + NO↑ + 14H2O
Fe3O4 + 10HNO3đặc → 3Fe(NO3)3 + NO2↑ + 5H2O
II. Mở rộng
- Trong tự nhiên, Fe3O4 có nhiều trong quặng manhetit. Quặng manhetit có hàm lượng sắt cao nhất nhưng lại hiếm.
- Fe3O4 dạng hạt nano được dùng để đánh dấu tế bào và xử lí nước bị nhiễm bẩn.
III. Bài tập nhận biết Fe3O4
Bài 1: Có thể dùng một hóa chất để phân biệt Fe2O3 và Fe3O4. Hóa chất này là
A. dung dịch HCl loãng.
B. dung dịch HCl đặc.
C. dung dịch H2SO4 loãng.
D. dung dịch HNO3 đặc.
Hướng dẫn giải:
- Dùng dung dịch HNO3 đặc để phân biệt, hiện tượng:
+ Chất rắn tan ra: Fe2O3
Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O
+ Chất rắn tan ra và có khí thoát ra: Fe3O4
Fe3O4 + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO2↑ + 5H2O
Đáp án D
Bài 2: Chỉ dùng một thuốc thử để nhận biết các chất rắn có màu tương tự nhau sau: Fe3O4, CuO, CuS, Ag2O? Viết phương trình hóa học minh họa.
Hướng dẫn giải:
- Lấy mẫu thử và đánh số tương ứng.
- Cho thêm dung dịch HCl vào các mẫu thử, hiện tượng:
+ Chất rắn tan ra, dung dịch có màu vàng nâu: Fe3O4
Fe3O4 + 8HCl → 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O
+ Chất rắn tan ra, dung dịch có màu xanh: CuO
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
+ Chất rắn tan ra, xuất hiện kết tủa màu trắng: Ag2O
Ag2O + 2HCl → 2AgCl↓ + H2O
+ Chất rắn không tan: CuS.
Xem thêm cách nhận biết các chất hóa học nhanh, chi tiết khác: