Với tóm tắt lý thuyết Toán lớp 4 Hình bình hành. Diện tích hình bình hành hay, chi tiết cùng với 23 bài tập chọn lọc giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán lớp 4.
Lý thuyết Hình bình hành. Diện tích hình bình hành lớp 4 hay, chi tiết
A. Lý thuyết Hình bình hành. Diện tích hình bình hành
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Lý thuyết:
Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
Ví dụ: Cho hình bình hành ABCD:
Trong hình bình hành đã cho có:
- AB và CD là hai cạnh đối diện; AD và BC là hai cạnh đối diện.
- Cạnh AB song song với cạnh CD.
- Cạnh AD song song với cạnh CB.
- AB = CD; AD = CB.
II. CÁC DẠNG TOÁN
Dạng 1: Nhận biết một tứ giác có là hình bình hành hay không
Phương pháp: Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
Ví dụ: Trong các hình sau, hình nào là hình bình hành?
Lời giải:
Hình 1: Có hai cặp cạnh đối song song và bằng nhau nên hình 1 là hình bình hành.
Hình 2: Có một cặp cạnh đối không song song và không bằng nhau nên hình 2 không là hình bình hành.
Hình 3: Có hai cặp cạnh đối song song và bằng nhau nên hình 3 là hình bình hành.
Dạng 2: Tính diện tích hình bình hành dựa vào các yếu tố cho trước
Phương pháp:
Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo )
Ví dụ: Tính diện tích của hình bình hành sau:
Lời giải:
Hình bình hành đã cho có chiều cao bằng 6cm, độ dài đáy bằng 8cm.
Diện tích của hình bình hành đã cho là: 6 x 8 = 48 (cm2)
Đáp số: 48 (cm2)
Dạng 3: Toán có lời văn
Phương pháp:
Bước 1: Đọc và tìm hiểu đề bài.
Bước 2: Tìm cách giải.
Bước 3: Trình bày bài giải và kiểm tra kết quả vừa tìm được.
Ví dụ: Một khu đất hình bình hành có độ dài đáy bằng 6dm, chiều cao bằng 30cm. Hỏi diện tích mảnh đất đó bằng bao nhiêu?
Lời giải:
Đổi 6dm = 60cm.
Diện tích mảnh đất là: 60 x 30 = 1800 (cm2)
Đáp số: 1800 (cm2)
Dạng 4: Biết diện tích của hình bình hành và độ dài cạnh đáy hoặc chiều cao, tính độ dài cạnh còn lại
Phương pháp: Muốn tính độ dài cạnh chưa biết, ta lấy diện tích hình bình hành chia cho cạnh đã biết.
Ví dụ: Một mảnh bìa hình bình hành có diện tích bằng . Biết chiều cao của mảnh bìa hình bình hành bằng . Hỏi độ dài đáy của mảnh bìa bằng bao nhiêu?
Lời giải:
Độ dài đáy của mảnh bìa là:
24 : 4 = 6 (cm)
Đáp số: 6cm.
B. Bài tập Hình bình hành. Diện tích hình bình hành
Câu 1: Trong các hình sau, hình nào là hình bình hành?
Lời giải:
Quan sát các hình đã cho ta thấy hình thứ nhất và hình thứ tư từ trên xuống có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau nên các hình đó là hình bình hành.
Câu 2: Một hình bình hành có độ dài đáy là a, chiều cao là h. Khi đó công thức tính diện tích hình bình hành đó là:
Lời giải:
Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
Do đó, bình hành có độ dài đáy là a, chiều cao là h thì diện tích hình bình hành đó được tính theo công thức:
S=a×h.
Câu 3: Diện tích hình bình hành có độ dài đáy là 14cm và chiều cao là 8cm là:
Câu 4: Điền số thích hợp vào ô trống:
Cho hình bình hành như hình vẽ:
Câu 5: Điền số thích hợp vào ô trống:
A. 16cm
B. 17cm
C. 18cm
D. 19cm
Lời giải:
Độ dài đáy của hình bình hành đó là:
432:24=18(cm)
Đáp số: 18cm.
Câu 7: Hình bình hành ABCD có độ dài cạnh AB là a, độ dài cạnh BC là b.
Công thức tính chu vi P của hình bình hành là:
Áp dụng công thức trên để tính chu vi hình bình hành biết a = 48cm và b = 34cm.
A. 14cm
B. 82cm
C. 164cm
D. 1632cm
Lời giải:
Nếu a=48cm và b=34cm thì P=(a+b)×2=(48+34)×2=164(cm)
Vậy chu vi hình bình hành đó là 164cm.
Câu 8: Một khu rừng dạng hình bình hành có chiều cao là 678m, độ dài đáy gấp đôi chiều cao. Diện tích khu rừng đó là:
Lời giải:
Lời giải:
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 2187.
Câu 10: Điền số thích hợp vào ô trống:
Lời giải:
Chiều cao của hình bình hành đó là:
1855:53=35(dm)
Đáp số: 35dm.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 35.
Bài tập Hình bình hành. Diện tích hình bình hành lớp 4
I. TRẮC NGHIỆM
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Trong các hình sau đây hình nào là hình bình hành?
A. Hình B
B. Hình C
C. Hình D
D. Hình A
Câu 2: Tính diện tích hình bình hành có độ dài đáy là 4cm, và chiều cao 3cm.
A.
B.
C.
D.
Câu 3: Một hình bình hành có độ dài đáy là a, chiều cao là h. Khi đó công thức tính diện tích hình bình hành là:
A.
B.
C.
D.
Câu 4: Tính diện tích của hình sau:
A.
B.
C.
D.
Câu 5: Tính chu vi của hình bình hành sau:
A. 48m
B. 62m
C. 55m
D. 52m
Câu 6: Tính chu vi của miếng bìa sau:
A. 80cm
B. 90cm
C. 92cm
D. 100cm
Câu 7: Tính diện tích của hình bình hành có chiều cao bằng độ dài đáy. Biết rằng tổng độ dài đáy và chiều cao là 60m.
A.
B.
C.
D.
Câu 8: Một thửa ruộng hình bình hành có tổng độ dài đáy và chiều cao là 42m, độ dài đáy hơn chiều cao 8m. Tính diện tích của thửa ruộng đó.
A.
B.
C.
D.
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Tính diện tích hình bình hành có độ dài đáy là 12cm, chiều cao 8m.
Câu 2: Một mảnh đất hình bình hành có độ dài đáy là 35dm, chiều cao là 25dm. Tính diện tích của mảnh đất đó.
Câu 3: Tính chu vi của hình bình hành ABCD:
Câu 4: Một mảnh đất trồng hoa hình bình hành có độ dài đáy là 26m và có chiều cao gấp đôi độ dài đáy. Tính diện tích mảnh đất trồng hoa đó.
Câu 5: Một tấm kính hình bình hành có chiều dài 280mm, chiều cao 12cm. Tính diên tích của tấm kính đó.