Từ ngày được bổ nhiệm làm Giám đốc công ty và có thu nhập cao nên bố của T yêu cầu mẹ của T dừng công việc giảng dạy

0.9 K

Với giải Luyện tập 3 trang 59 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Luyện tập 3 trang 59 KTPL 11: Em hãy xử lí các tình huống sau:

- Tình huống a. Từ ngày được bổ nhiệm làm Giám đốc công ty và có thu nhập cao nên bố của T yêu cầu mẹ của T dừng công việc giảng dạy tại trường trung học phổ thông và ở nhà để chăm lo việc gia đình. Mẹ của T không đồng ý.

Câu hỏi: 

1/ Theo em yêu cầu của bố T có vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật không? Vì sao?

2/ Theo em, để đảm bảo bình đẳng về nghĩa vụ trong gia đình, bố của T cần phải làm gì?

3/ Nếu là T, em sẽ giải thích cho bố như thế nào?

- Tình huống b. Nhà P có hai anh em. P đang học Trường Đại học G (theo đúng nguyện vọng của bản thân), còn người em gái của P có nguyện vọng học Trường Đại học Thể dục - Thể thao vì rất thích đá bóng, nhưng bố mẹ P không đồng ý và yêu cầu em phải thi vào Trường Đại học Sư phạm để tiếp nối truyền thống của gia đình. 

Câu hỏi:

1/ Theo em, bố mẹ P có vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật không? Vì sao?

2/ Nếu là P hoặc là em gái của P, em sẽ giải thích với bố mẹ như thế nào?

Lời giải:

♦ Trả lời câu hỏi tình huống a:

- Yêu cầu số 1: Yêu cầu của bố T là vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Vì: Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: 

+ “Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội” (Khoản 2 Điều 16)

+ “Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc” (Khoản 1 Điều 35).

- Yêu cầu số 2: Để đảm bảo bình đẳng về nghĩa vụ trong gia đình, bố T cần:

+ Bàn bạc, thảo thuận và tôn trọng quyết định của mẹ T về công việc, nơi làm việc…

+ Yêu thương, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ các thành viên trong gia đình.

+ Cùng chia sẻ, giúp đỡ mẹ T thực hiện các công việc trong gia đình.

- Yêu cầu số 3 (tham khảo): Nếu là T, em sẽ giải thích với bố rằng: 

“Việc tự do làm việc, lựa chọn nghề nghiệp và nơi làm việc của mọi công dân đã được quy định trong Hiến pháp và pháp luật. Do đó, việc bố yêu cầu mẹ phải nghỉ việc ở trường để về chăm sóc gia đình là không phù hợp và trái với pháp luật. Bố không nên làm như vậy. 

Bên cạnh vấn đề về pháp luật, con nghĩ rằng: đối với bất kì ai, gia đình luôn chiếm giữ vị trí quan trọng, thiêng liêng; tuy nhiên, công việc cũng là một phần trong cuộc sống. Với mẹ, công việc giảng dạy không chỉ thể hiện niềm đam mê, vị trí xã hội mà còn cùng với bố kiếm thêm thu nhập để lo cho gia đình. Bao năm qua, mẹ đã làm rất tốt việc sắp xếp thời gian để vừa có thể chăm sóc chu toàn cho gia đình vừa hoàn thành tốt công việc giảng dạy. Vì vậy, con tin rằng bố sẽ lăng nghe, thấu hiểu và tôn trọng quyết định của mẹ về vấn đề này”.

♦ Trả lời câu hỏi tình huống b:

- Yêu cầu số 1: Bố mẹ P đã vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật, vì: bố mẹ P đã có thái độ và hành động ép buộc em gái P đăng kí thi vào trường ĐHSP Hà Nội - trái với mong muốn và nguyện vọng của em ấy.

- Yêu cầu số 2: Nếu là P hoặc em gái P, em sẽ giải thích với bố mẹ rằng: 

+ Việc tự do lựa chọn nghề nghiệp của công dân đã được quy định trong Hiến pháp và pháp luật. Vì vậy, việc bố mẹ ép em gái theo học trường ĐHSP Hà Nội là hành vi trái với pháp luật. Bố mẹ không nên làm như vậy.

+ Mặt khác, nếu học tập không đúng với đam mê, sở thích thì cũng không có động lực để cố gắng và khó đạt được kết quả cao.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Bất kì công dân nào cũng có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc; nghĩa vụ bảo vệ môi trường, nghĩa vụ nộp thuế,... - điều này thể hiện

A. công dân bình đẳng về quyền.

B. công dân bình đẳng về nghĩa vụ.

C. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

D. quyền công dân gắn bó với nghĩa vụ công dân.

Đáp án đúng là: B

Bất kì công dân nào cũng có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc; nghĩa vụ bảo vệ môi trường, nghĩa vụ nộp thuế,... - điều này thể hiện công dân bình đẳng về nghĩa vụ.

Câu 2. Trong trường hợp dưới đây, các bạn học sinh lớp 12B đã được hưởng quyền gì?

Trường hợp. Mặc dù hoàn cảnh gia đình khác nhau, sau khi có kết quả kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông, các bạn học sinh lớp 12B trường trung học phổ thông Y đều đăng kí tham gia tuyển sinh đại học theo nguyện vọng của bản thân.

A. Quyền học tập.

B. Quyền ứng cử.

C. Quyền sở hữu tài sản.

D. Quyền tự do ngôn luận.

Đáp án đúng là: A

Trong trường hợp trên, các bạn học sinh lớp 12B đã được hưởng quyền bình đẳng về học tập, nghĩa là bình đẳng về quyền, vì đều được đăng kí tham gia tuyển sinh vào đại học theo nguyện vọng cá nhân.

Câu 3. Trong trường hợp dưới đây, anh T và chị V đã được hưởng quyền gì?

Trường hợp. Anh T và chị V cùng nộp hồ sơ đăng kí thành lập công ty tư nhân. Sau khi xem xét hồ sơ đăng kí kinh doanh, xét thấy hồ sơ của hai cá nhân này đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho anh Kiên và chị Hạnh trong thời hạn quy định.

A. Quyền bầu cử và ứng cử.

B. Quyền tự do ngôn luận.

C. Quyền tự do kinh doanh.

D. Quyền sở hữu tài sản.

Đáp án đúng là: C

Ở trường hợp trên, việc anh T và chị V cùng được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh là thể hiện bình đẳng trong việc hưởng quyền tự do kinh doanh của công dân.

Đánh giá

0

0 đánh giá