Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ của mọi công dân, không phân biệt người lớn hay trẻ em

0.9 K

Với giải Luyện tập 1 trang 58 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Luyện tập 1 trang 58 KTPL 11: Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ của mọi công dân, không phân biệt người lớn hay trẻ em.

b. Mọi công dân khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền kinh doanh.

c. Trẻ em không có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.

Lời giải:

d. Mỗi người sinh ra và lớn lên trong những điều kiện khác nhau nên không thể bình đẳng với nhau.

- Ý kiến a. Đồng tình. Hiến pháp năm 2013 của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nêu rõ: “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân” (Khoản 1 Điều 45).

- Ý kiến b. Đồng tình. Hiến pháp năm 2013 của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nêu rõ: “Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội” (Khoản 2 Điều 16) và “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” (Điều 33).

- Ý kiến c. Không đồng tình. Vì: bảo vệ môi trường là quyền và nghĩa vụ của mọi công dân, điều này đã được quy định trong Hiến pháp và pháp luật (Điều 43 Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”).

- Ý kiến d. Không đồng tình. Vì: Mọi công dân không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, độ tuổi,… nếu có đủ các điều kiện theo quy định của Hiến pháp, pháp luật thì đều bình đẳng với nhau; không ai bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ công dân và phải chịu trách nhiệm pháp lí khi vi phạm pháp luật.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Bất kì công dân nào cũng có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc; nghĩa vụ bảo vệ môi trường, nghĩa vụ nộp thuế,... - điều này thể hiện

A. công dân bình đẳng về quyền.

B. công dân bình đẳng về nghĩa vụ.

C. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

D. quyền công dân gắn bó với nghĩa vụ công dân.

Đáp án đúng là: B

Bất kì công dân nào cũng có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc; nghĩa vụ bảo vệ môi trường, nghĩa vụ nộp thuế,... - điều này thể hiện công dân bình đẳng về nghĩa vụ.

Câu 2. Trong trường hợp dưới đây, các bạn học sinh lớp 12B đã được hưởng quyền gì?

Trường hợp. Mặc dù hoàn cảnh gia đình khác nhau, sau khi có kết quả kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông, các bạn học sinh lớp 12B trường trung học phổ thông Y đều đăng kí tham gia tuyển sinh đại học theo nguyện vọng của bản thân.

A. Quyền học tập.

B. Quyền ứng cử.

C. Quyền sở hữu tài sản.

D. Quyền tự do ngôn luận.

Đáp án đúng là: A

Trong trường hợp trên, các bạn học sinh lớp 12B đã được hưởng quyền bình đẳng về học tập, nghĩa là bình đẳng về quyền, vì đều được đăng kí tham gia tuyển sinh vào đại học theo nguyện vọng cá nhân.

Câu 3. Trong trường hợp dưới đây, anh T và chị V đã được hưởng quyền gì?

Trường hợp. Anh T và chị V cùng nộp hồ sơ đăng kí thành lập công ty tư nhân. Sau khi xem xét hồ sơ đăng kí kinh doanh, xét thấy hồ sơ của hai cá nhân này đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho anh Kiên và chị Hạnh trong thời hạn quy định.

A. Quyền bầu cử và ứng cử.

B. Quyền tự do ngôn luận.

C. Quyền tự do kinh doanh.

D. Quyền sở hữu tài sản.

Đáp án đúng là: C

Ở trường hợp trên, việc anh T và chị V cùng được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh là thể hiện bình đẳng trong việc hưởng quyền tự do kinh doanh của công dân.

Đánh giá

0

0 đánh giá