NH4Cl + AgNO3 → NH4NO3 + AgCl | NH4Cl ra NH4NO3

435

Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình NH4Cl + AgNO3 → NH4NO3 + AgCl↓ gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học của Nito. Mời các bạn đón xem:

Phương trình NH4Cl + AgNO3 → NH4NO3 + AgCl↓

1. Phương trình phản ứng hóa học

NH4Cl + AgNO3 → NH4NO3 + AgCl↓

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Có kết tủa trắng xuất hiện; kết tủa là AgCl.

3. Điều kiện phản ứng

Nhiệt độ thường

4. Tính chất hoá học

Tác dụng với dung dịch kiềm

- Dung dịch đậm đặc của muối amoni phản ứng với dung dịch kiềm khi đun nóng sinh ra khí amoniac.

Thí dụ:

NH4Cl + NaOH to NH3↑ + NaCl + H2O

Phương trình ion rút gọn là:

NH4+ + OH→ NH3↑ + H2O

→ Phản ứng này để nhận biết ion amoni và điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm.

Phản ứng nhiệt phân

Các muối amoni dễ bị phân hủy bởi nhiệt.

- Muối amoni chứa gốc của axit không có tính oxi hóa khi nung nóng bị phân hủy thành NH3.

Thí dụ:

NH4Cl (r) to NH3↑ + HCl↑

- Các muối amoni cacbonat và amoni hiđrocacbonat bị phân hủy dần dần ngay ở nhiệt độ thường, khi đun nóng thì phản ứng xảy ra nhanh hơn.

(NH4)2CO3 (r) to NH3↑ + NH4HCO3 (r)

NH4HCO3 (r) to NH3↑ + CO2↑ + H2O

Lưu ý: NH4HCO3 (bột nở) được dùng làm xốp bánh.

- Muối amoni chứa gốc của axit có tính oxi hóa như axit nitrơ, axit nitric khi bị nhiệt phân cho ra N2, N2O.

Thí dụ:

NH4NO2 to N2 + 2H2O

NH4NO3 toN2O + 2H2O

⇒ Những phản ứng này được sử dụng để điều chế các khí N2 và N2O trong phòng thí nghiệm.

5. Cách thực hiện phản ứng

- Nhỏ từ từ dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm có chứa dung dịch NH4Cl.

 

7. Bài tập liên quan

Câu 1: Dãy ion không thể tồn tại đồng thời trong dung dịch là

A. Na+, OH-, Mg2+, NO3                  

B. K+, H+, Cl,SO42    

C. HSO3, Mg+, Ca2+, NO3                

D. OH-, Na+, Ba2+, Cl

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Mg2++2OHMg(OH)2

Câu 2: Phương trình phản ứng: Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O có phương trình ion rút gọn là:

 

A. H+ + OH → H2O                                            

B. Ba2+ + 2OH + 2H+ + 2Cl → BaCl2 + 2H2O

C. Ba2+ + 2Cl → BaCl2

D. Cl + H+ → HCl

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Phương trình phân tử:

Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O

Phương trình ion đầy đủ:

Ba2+ + 2OH + 2H+ + 2Cl→ Ba2+ + 2Cl + 2H2O

Phương trình ion rút gọn:

H+ + OH → H2O

Câu 3: Cho phản ứng: Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + H2O.

Phương trình ion thu gọn của phản ứng trên là

A. HCl + OH  → H2O + Cl.                  

B. 2H+ + Mg(OH)2 → Mg2+ + 2H2O.

C. H+ + OH  → H2O.                              

D. 2HCl + Mg(OH)2 → Mg2+ + 2Cl + 2H2O.

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Ta có phản ứng: Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O.

Phương trình ion đầy đủ là: Mg(OH)2 + 2H+ + 2Cl → Mg2+ + 2Cl+ 2H2O.

→ Phương trình ion thu gọn là: Mg(OH)2 + 2H+ → Mg2+ + 2H2O.

Câu 4: Phương trình ion rút gọn Ba2+ + SO42 → BaSOtương ứng với phương trình phân tử nào sau đây?

A. Ba(OH)2 + CuSO4 → BaSO4 + Cu(OH)2.                           

B. H2SO4 + BaCO3 → BaSO4 + CO2 + H2O.

C. Na2SO4 + Ba(NO3)2 → BaSO4 + 2NaNO3.                         

D. H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2H2O.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

A. Ba2++2OH+Cu2++SO42BaSO4+Cu(OH)2

B. 2H++SO42+BaCO3BaSO4+CO2+H2O

C. Ba2++SO42BaSO4

D. H++SO42+Ba2++OHBaSO4+H2O

Câu 5: Phản ứng nào sau đây là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li?

A. 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2                    

B. 2HCl + FeS → FeCl2 + H2S

C. NaOH + HCl → NaCl + H2O                           

D. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp được với nhau  tạo thành ít nhất một trong các chất sau: chất kết tủa, chất điện li yếu, chất khí.

Câu 6: Trong dung dịch, ion OH không tác dụng được với ion

A. K+.                        

B. H+.                        

C. HCO3.                 

D. Fe3+.

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

A. K+  không phản ứng được với OH

B. H++OHH2O

C. H++HCO3CO2+H2O

D. Fe3++3OHFe(OH)3

Câu 7: Cho dung dịch X chứa các ion: H+,Ba2+,NO3 vào dung dịch Y chứa các ion: Na+, SO32, SO42, S2. Số phản ứng xảy ra là

A. 1.              

B. 2.   

C. 3.   

D. 4.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

2H++SO32 → H2O + SO2

2H++S2 → H2S↑

Ba2++SO32 → BaSO3

Ba2++SO42 → BaSO4

Câu 8: Cho các phản ứng hóa học sau:

(1) NaHS + NaOH  

(2) Ba(HS)2 + KOH 

(3) Na2S + HCl 

(4) CuSO4 + Na2S 

(5) FeS + HCl   

(6) NH4HS + NaOH 

Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là:

A. (3), (4), (5).     

B. (1), (2).  

C. (1), (2), (6).               

D. (1), (6).

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

(1) HS+OHS2+H2O

(2) HS+OHS2+H2O

(3) S2+2H+H2S 

(4) S2+Cu2+CuS

(5) FeS+2H+Fe2++H2S

(6) NH4++HS+2OHNH3+H2O+S2

Câu 9: Phương trình ion thu gọn: Ca2++CO32CaCO3 là của phản ứng xảy ra giữa cặp chất nào sau đây?

(1) CaCl2 + Na2CO3              

(2) Ca(OH)2 + CO2

(3) Ca(HCO3)2 + NaOH        

(4) Ca(NO3)2 + (NH4)2CO3

A. (1) và (2).  

B. (2) và (3).  

C. (1) và (4).  

D. (2) và (4).

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

(1), (4) có cùng phương trình ion thu gọn là Ca2++CO32CaCO3

(2) 2OH+SO2SO32+H2O

(3) Ca2++HCO3+OHCaCO3+H2O

Câu 10: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch?

A. Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2                                          

B. Fe(NO3)3 + 3NaOH  Fe(OH)3 + 3NaNO3

C. 2Fe(NO3)3 + 2KI  2Fe(NO3)2 + I2 + 2KNO3

D. Zn + 2Fe(NO3)3  Zn(NO3)2 + 2Fe(NO3)2

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

A, C, D là phản ứng oxi hóa khử

B là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch: Fe3++3OHFe(OH)3

Câu 11: Phương trình H++OHH2O là phương trình ion thu gọn của phản ứng có phương trình sau:

A. NaOH + NaHCO3  →  Na2CO3 + H2O

B. NaOH + HCl → NaCl + H2O

C. H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl            

D. 3HCl + Fe(OH)3 → FeCl3 + 3H2O

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Phản ứng có phương trình ion H++OHH2O

→ Phản ứng trung hòa axit với bazơ tan sinh ra muối tan và nước.

Câu 12: Cho phương trình phản ứng: KOH + HCl  → KCl + H2O. Phương trình ion rút gọn của phản ứng trên là

A. H++OHH2O              

B. K++ClKCl

C. 2H++OHH2O        

D. H++2OHH2O

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Phương trình ion thu gọn là: H++OHH2O

Câu 13: Dãy ion nào sau đây có thể tồn tại trong cùng một dung dịch?

A. Na+Cl,S2, Cu2+.          

B. K+OH, Ba2+HCO3.

C. NH4+, Ba2+NO3OH.    

D. HSO4NH4+, Na+NO3.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Các ion cùng tồn trong 1 dung dịch khi chúng không phản ứng với nhau.

A. Loại vì S2+Cu2+CuS

B. Loại vì Ba2++HCO3+OHBaCO3+H2O

C. Loại vì NH4++OHNH3+H2O

Câu 14: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi:

A. các chất phản ứng phải là những chất dễ tan.

B. các chất phản ứng phải là những chất điện li mạnh.

C. một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau tạo thành chất kết tủa hoặc chất khí hoặc chất điện li yếu.

D. phản ứng không phải là thuận nghịch.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp được với nhau  tạo thành ít nhất một trong các chất sau: chất kết tủa, chất điện li yếu, chất khí.

Câu 15: Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết

A. Những ion nào tồn tại trong dung dịch.

B. Nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất.

C. Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li.

D. Không tồn tại phân tử trong dung dịch các chất điện li.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li.

Câu 16: Hãy chọn câu trả lời đúng: Phản ứng trao đổi trong dung dịch các chất điện li chỉ có thể xảy ra khi có ít nhất một trong các điều kiện sau:

A. tạo thành chất kết tủa.               

B. tạo thành chất khí

C. tạo thành chất điện li yếu.          

D. hoặc A, hoặc B, hoặc C.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Phản ứng trao đổi trong dung dịch các chất điện li chỉ có thể xảy ra khi có ít nhất một trong các điều kiện sau:

- Tạo thành chất kết tủa

- Tạo thành chất khí

- Tạo thành chất điện li yếu

Câu 17: Phương trình phân tử nào sau đây, có phương trình ion rút gọn là

CO32+2H+CO2+H2O

A. MgCO3+2HNO3Mg(NO3)2+CO2+H2O

B. K2CO3+2HCl2KCl+CO2+H2O

C. CaCO3+H2SO4CaSO4+CO2+H2O

D. BaCO3+2HClBaCl2+CO2+H2O

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Phương trình ion rút gọn

A. MgCO3+2H+Mg2++CO2+H2O

B. CO32+2H+CO2+H2O

C. CaCO3+2H++SO42CaSO4+CO2+H2O

D. BaCO3+2H+Ba2++CO2+H2O

Câu 18: Một trong các nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày là do lượng axit trong dạ dày quá cao. Để giảm bớt lượng axit, người ta thường uống dược phẩm Nabica (NaHCO3). Phương trình ion rút gọn của phản ứng xảy ra là

A. 2H+ + CO32 H2O + CO2

B. H+ + OH H2O

C. H+ + NaHCO3Na+ + H2O + CO2

D. H+ + HCO3 H2O + CO2

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

H+ + HCO3  H2O + CO2

Câu 19: Trong dãy các ion sau dãy nào chứa các ion đều phản ứng được với OH

A. NH4+,HCO3,CO32                  

B. Mg2+,HSO3,SO32

C. H+, Ba2+, Al3+                         

D. H+, NH4+, Mg2+

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

A loại vì CO32 không phản ứng với OH.

B loại vì SO32 không phản ứng với OH.

C loại vì Ba2+ không phản ứng với OH.

D thỏa mãn.

Câu 20: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch đồng thời chứa các ion: NH4+, HCO3, SO42, K+. Số phản ứng dạng ion thu gọn xảy ra là

A. 2.                        

B. 3.                              

C. 4.                               

D. 5.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Ba(OH)2  Ba2++2OH

1. NH4++OHNH3+H2O

2. OH+HCO3CO32+H2O

3.Ba2++SO42BaSO4

4. Ba2++CO32BaCO3

8. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Nito và hợp chất:

4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O

8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6NH4Cl

NH3 (k) + HCl (k) → NH4Cl (r)

3NH3 + AlCl3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl

NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3↑ + H2O

2NH4Cl + Ca(OH)2 → CaCl2 + 2NH3 ↑ + 2H2O

2NH4Cl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2NH3 ↑+ 2H2O

Đánh giá

0

0 đánh giá