Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình NH3 (k) + HCl (k) → NH4Cl (r) gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học của Nito. Mời các bạn đón xem:
Phương trình NH3 (k) + HCl (k) → NH4Cl (r)
1. Phương trình phản ứng hóa học
NH3 (k) + HCl (k) → NH4Cl (r)
2. Hiện tượng của phản ứng
- Có khói màu trắng xuất hiện; khói là NH4Cl.
3. Điều kiện phản ứng
Điều kiện thường, NH3 và HCl đặc.
4. Tính chất hoá học
- Là chất khí tan rất nhiều trong nước.
Tính bazo yếu:
+ Phản ứng với nước: NH3 + H2O ⇋ NH4+ + OH-.
+ Phản ứng với axit tạo muối amoni: NH3 + HCl → NH4Cl (amoni clorua).
+ Phản ứng với dung dịch muối:
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl
Al3+ + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4+
Tính khử:
Phản ứng được với oxi, clo và khử một số oxit kim loại.
Khả năng tạo phức chất tan:
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2
AgCl + 2NH3 → [Ag(NH3)2]Cl
5. Cách tiến hành phản ứng
- Khi đặt hai bình mở nút đựng dung dịch HCl đặc và dung dịch NH3 ở gần nhau thì thấy có "khói" màu trắng.
6. Bạn có biết
- Sản xuất axit nitric, các loại phân đạm như urê (NH2)2CO; NH4NO3; (NH4)2SO4; …
- Điều chế hiđrazin (N2H4) làm nhiên liệu cho tên lửa.
- Amoni lỏng dùng làm chất gây lạnh trong thiết bị lạnh.
7. Bài tập liên quan
Câu 1: Chất nào sau đây có thể làm khô khí NH3 có lẫn hơi nước ?
A. P2O5.
B. H2SO4 đặc.
C. CuO bột.
D. NaOH rắn.
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Chất dùng làm khô khí NH3 có lẫn hơi nước phải là chất có đặc tính hút nước và không phản ứng với NH3.
→ Dùng NaOH rắn để làm khô khí.
Câu 2:Kim loại nào sau đây khi tác dụng với HCl và Clo cho cùng một muối clorua kim loại:
A. Cu
B. Ag
C. Fe
D. Zn
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Cu, Ag không tác dụng được với HCl → loại A và B.
Fe có hóa trị II và III, khi tác dụng với HCl cho FeCl2 còn tác dụng với Cl2 cho FeCl3 → loại C
Zn tác dụng với Cl2 và HCl đều cho ZnCl2.
Câu 3: Cho 8,7 gam MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đậm đặc sinh ra V lít khí Cl2 (ở đktc). Hiệu suất phản ứng là 85%. V có giá trị là
A. 2 lít
B. 1,904 lít
C. 1,82 lít
D. 2,905 lít
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Phương trình hóa học:
MnO2 + 4HCl MCl2 + Cl2 + 2H2O
Theo PTHH: (số mol lý thuyết tính theo PTHH)
→ → n clo thực tế = 0,085 mol
lít
Câu 4: Điều chế Cl2 từ HCl và MnO2. Cho toàn bộ khí Cl2 điều chế được qua dung dịch NaI, sau phản ứng thấy có 12,7 gam I2 sinh ra. Khối lượng HCl có trong dung dịch đã dùng là:
A. 9,1 gam
B. 8,3 gam
C. 7,3 gam
D. 12,5 gam
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Theo PTHH: Cl2 + 2 NaI → 2 NaCl + I2
Theo PTHH: MnO2 + 4HCl MnCl2 + 2H2O +Cl2
= 0,05.4 = 0,2 mol
→ m HCl = 0,2. 36,5 = 7,3 g
Câu 5: Người ta điều chế phân urê bằng cách cho NH3 tác dụng với chất nào (điều kiện thích hợp):
A. CO2
B. CO
C. HCl
D. Cl2
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Phân urê là (NH2)CO.
Điều chế:
CO2 + 2NH3 (NH2)2CO + H2O
Câu 6: Nồng độ cao nhất của dung dịch HCl ở 20oC là
A. 25%
B. 37%
C. 20%
D. 50%
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Nồng độ cao nhất của dung dịch HCl ở 20oC là 37%
Câu 7: Các chất khí điều chế trong phòng thí nghiệm thường được thu theo phương pháp đẩy không khí (cách 1, cách 2) hoặc đẩy nước (cách 3) như các hình vẽ sau đây:
Có thể dùng cách nào trong 3 cách trên để thu khí NH3?
A. Cách 1
B. Cách 2
C. Cách 3
D. Cách 2 hoặc 3
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
+ NH3 là chất khí tan rất nhiều trong nước nên ta loại cách 3.
+ NH3 nhẹ hơn không khí → Khi thu khí phải úp ống nghiệm.
→ Sử dụng cách 1 để thu khí NH3.
Câu 8. Để trung hòa 20 ml dung dịch HCl 0,1M cần 10 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trị của x là
A. 0,3.
B. 0,4.
C. 0,2.
D. 0,1.
Hướng dẫn giải
Đáp án C
nHCl = 0,1.0,02 = 0,002 mol
HCl + NaOH → NaCl + H2O
0,002 → 0,002 mol
Câu 9:Axit HCl có thể tác dụng được với bao nhiêu chất trong dãy sau: Al, Mg(OH)2, Na2SO4, FeS, Fe2O3, K2O, CaCO3, Mg(NO3)2?
A. 6
B. 7
C. 8
D. 9
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
6 HCl +2 Al → 2AlCl3 + 3H2
2 HCl + Mg(OH)2 → MgCl2 + 2 H2O
2 HCl + FeS → FeCl2 + H2S
6 HCl + Fe2O3 → 2 FeCl3 + 3 H2O
2 HCl + K2O → 2 KCl + H2O
2 HCl + CaCO3 → CaCl2 + H2O + CO2
Câu 10: Cho 36 gam FeO phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị của a là
A. 1,00.
B. 0,50.
C. 0,75.
D. 1,25.
Hướng dẫn giải
Đáp án A
2HCl + FeO → FeCl2 + H2O
Theo PTHH: nHCl = 2nFeO = 1 mol
Câu 11: Sục khí NH3 đến dư vào dung dịch nào dưới đây để thu được kết tủa?
A. CuCl2
B. KNO3
C. NaCl
D. AlCl3
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
- Các muối NaCl, KNO3 không phản ứng với NH3
- CuCl2 và AlCl3 tạo kết tủa với NH3:
CuCl2 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2↓ + 2NH4Cl
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl
Tuy nhiên, khi dùng NH3 dư thì hòa tan được kết tủa Cu(OH)2 tạo phức tan [Cu(NH3)4](OH)2.
→ Chỉ có AlCl3 tạo kết tủa với NH3 dư.
Câu 12:Phản ứng nhiệt phân nào sau đây viết đúng?
A.
B.
C.
D.
Hướng dẫn giải:
Đáp ánD
A sai vì NH4NO3 N2O + 2H2O
B sai vì 4Fe(NO3)2 2Fe2O3 + 8NO2 + O2
C sai vì 2Cu(NO3)2 2CuO + 4NO2 + O2
D đúng.
8. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Nito và hợp chất:
3NH3 + AlCl3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl
NH4Cl + AgNO3 → AgCl↓ + NH4NO3
NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3↑ + H2O
2NH4Cl + Ca(OH)2 → CaCl2 + 2NH3 ↑ + 2H2O
2NH4Cl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2NH3 ↑+ 2H2O