Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Sinh học lớp 11 Bài 12: Miễn dịch ở người và động vật sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Sinh học 11. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 12: Miễn dịch ở người và động vật. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 12: Miễn dịch ở người và động vật
Phần 1. 15 câu trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 12: Miễn dịch ở người và động vật
Câu 1: Phát biểu nào sai khi nói về tác dụng sốt bảo vệ cơ thể?
A. Giúp các tế bào T độc lưu hành trong máu và tiết ra chất độc tiêu diệt mầm bệnh.
B. Làm gan tăng nhận sắt từ máu, đây là chất cần cho sinh sản của vi khuẩn.
C. Làm tăng hoạt động thực bào của bạch cầu.
D. Ức chế vi khuẩn, virus tăng sinh.
Đáp án đúng là: A
A – Sai. Các tế bào T độc lưu hành trong máu và tiết ra độc tố tiêu diệt các tế bào nhiễm mầm bệnh là miễn dịch tế bào (miễn dịch đặc hiệu).
Câu 2: Miễn dịch đặc hiệu thực chất là
A. phản ứng viêm khi một vùng nào đó của cơ thể bị thương.
B. phản ứng giữa tế bào miễn dịch, kháng thể với kháng nguyên.
C. phản ứng giữa bạch cầu với kháng nguyên.
D. phản ứng sinh ra các protein ức chế sự sinh sản của mầm bệnh.
Đáp án đúng là: B
Miễn dịch đặc hiệu thực chất là phản ứng giữa tế bào miễn dịch, kháng thể với kháng nguyên.
Câu 3: Đâu không phải là điểm khác nhau giữa miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu?
A. Miễn dịch đặc hiệu có ở động vật không xương sống, còn miễn dịch không đặc hiệu có ở tất cả động vật.
B. Miễn dịch đặc hiệu đáp ứng chậm, còn miễn dịch không đặc hiệu đáp ứng tức thời.
C. Miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh như virus, vi khuẩn, còn miễn dịch không đặc hiệu không có khả năng trên.
D. Miễn dịch đặc hiệu hình thành trong đời sống của từng cá thể, còn miễn dịch không đặc hiệu có ngay từ khi sinh ra.
Đáp án đúng là: C
Cả miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu đều có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh như virus, vi khuẩn, nấm,…
Câu 4: Tế bào T độc được hoạt hóa nhờ
A. tế bào T hỗ trợ tiết cytokine và nhờ sự tương tác với tế bào B.
B. tế bào T hỗ trợ tiết cytokine và nhờ sự tương tác với tế bào trình diện kháng nguyên.
C. tế bào T hỗ trợ tiết cytokine và nhờ sự tương tác với tương bào.
D. tế bào B tiết cytokine và nhờ sự tương tác với tế bào trình diện kháng nguyên.
Đáp án đúng là: B
Các tế bào T hỗ trợ tiết cytokine làm tế bào T độc hoạt hóa. Ngoài tế bào T hỗ trợ, tế bào T độc còn cần tương tác với tế bào trình diện kháng nguyên.
Câu 5: Nhờ tế bào nhớ tạo ra ở đáp ứng miễn dịch nguyên phát nên đáp ứng miễn dịch thứ phát diễn ra
A. nhanh hơn, số lượng tế bào miễn dịch và kháng thể nhiều hơn, khả năng chống lại mầm bệnh hiệu quả.
B. nhanh hơn, số lượng kháng nguyên nhiều hơn, khả năng chống lại mầm bệnh hiệu quả.
C. nhanh hơn, số lượng tế bào miễn dịch và kháng thể ít hơn, khả năng chống lại mầm bệnh hiệu quả.
D. chậm hơn, số lượng tế bào miễn dịch và kháng thể nhiều hơn, khả năng chống lại mầm bệnh hiệu quả.
Đáp án đúng là: A
Nhờ tế bào nhớ tạo ra ở đáp ứng miễn dịch nguyên phát nên đáp ứng miễn dịch thứ phát diễn ra nhanh hơn, số lượng tế bào miễn dịch và kháng thể nhiều hơn, đồng thời duy trì ở mức cao lâu hơn, khả năng chống lại mầm bệnh hiệu quả.
Câu 6: Nguyên nhân gây bệnh cho người và động vật là do
A. các tác nhân vật lí và hóa học.
B. các tác nhân sinh học.
C. yếu tố di truyền.
D. Tất cả các nguyên nhân trên.
Đáp án đúng là: D
Nguyên nhân gây bệnh cho người và động vật rất nhiều, có thể từ bên ngoài (tác nhân sinh học, vật lí và hóa học) hoặc từ bên trong cơ thể (yếu tố di truyền, thoái hóa mô do tuổi già,…).
Câu 7: Phát biểu nào sai khi nói về các tác nhân vật lí và cách thức gây bệnh của chúng?
A. Nhiệt độ cao gây biến tính protein, gây bỏng.
B. Ánh sáng mặt trời mạnh gây tổn thương DNA, có thể gây ung thư da.
C. Âm thanh lớn kéo dày gây giập nát, phá hủy, tổn thương mô và cơ quan.
D. Dòng điện gây giật, bỏng tại chỗ hoặc toàn thân.
Đáp án đúng là: C
C – Sai. Âm thanh lớn kéo dài gây suy giảm thính lực hoặc điếc.
Các tác nhân cơ học gây giập nát, tổn thương mô, cơ quan.
Câu 8: Ở người và động vật, chức năng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh do
A. hệ vận động đảm nhận.
B. hệ miễn dịch đảm nhận.
C. hệ sinh dục đảm nhận.
D. hệ bài tiết đảm nhận.
Đáp án đúng là: B
Ở người và động vật, chức năng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh do hệ miễn dịch đảm nhận.
Câu 9: Nếu mầm bệnh qua không khí và giọt bắn xâm nhập vào hệ hô hấp, hàng rào bảo vệ đầu tiên của hệ miễn dịch tiêu diệt mầm bệnh như thế nào?
A. Hệ hô hấp tiết ra enzyme lysosome tiêu diệt mầm bệnh.
B. Lớp dịch nhảy trong khí quản, phế quản giữ bụi và mầm bệnh, sau đó các lông nhỏ đẩy dịch nhầy lên hầu, vào thực quản và dạ dày.
C. pH trong khí quản và phế quản thấp, ức chế mầm bệnh phát triển.
D. Lớp sừng và lớp biểu bì chết trong khoang mũi ép chặt với nhau ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập.
Đáp án đúng là: B
Nếu mầm bệnh qua không khí và giọt bắn xâm nhập vào hệ hô hấp, hàng rào bảo vệ đầu tiên của hệ miễn dịch tiêu diệt mầm bệnh bằng cách: Lớp dịch nhảy trong khí quản, phế quản giữ bụi và mầm bệnh, sau đó các lông nhỏ đẩy dịch nhầy lên hầu, vào thực quản và dạ dày.
Câu 10: Đâu không phải là các đáp ứng của miễn dịch không đặc hiệu?
A. Thực bào.
B. Sốt.
C. Viêm.
D. Hình thành kháng thể.
Đáp án đúng là: D
D – Sai. Hình thành kháng thể có ở miễn dịch đặc hiệu.
Các đáp ứng không đặc hiệu gồm: thực bào, viêm, sốt, các peptide và protein chống lại mầm bệnh.
Câu 11: Phát biểu nào sai khi nói về phản ứng dị ứng?
A. Dị ứng là phản ứng quá mức của cơ thể đối với kháng nguyên nhất định.
B. Chất gây ra triệu chứng dị ứng chủ yếu là histamine.
C. Tất cả các phản ứng dị ứng đều là sốc phản vệ.
D. Các triệu chứng phổ biến khi bị dị ứng là mẩn ngứa, hắt hơi, sổ mũi, khó thở,…
Đáp án đúng là: C
C – Sai. Phản ứng dị ứng cấp tính có thể dẫn đến sốc phản vệ, khi dị nguyên gây giải phóng lượng lớn histamine trên diện rộng.
Câu 12: Di căn là quá trình tế bào u ác tính có thể
A. tách ra khỏi khối u theo hệ thần kinh đến các vị trí khác trong cơ thể và hình thành khối u lành tính mới.
B. tách ra khỏi khối u theo đường máu hoặc bạch huyết đến các vị trí khác trong cơ thể và hình thành khối u ác tính mới.
C. tách ra khỏi khối u và tiêu diệt các mầm bệnh khác của cơ thể.
D. di chuyển đến vị trí khác của cơ thể và làm tăng khả năng miễn dịch của cơ quan tại vị trí mà chúng di chuyển tới.
Đáp án đúng là: B
Di căn là quá trình tế bào u ác tính có thể tách ra khỏi khối u theo đường máu hoặc bạch huyết đến các vị trí khác trong cơ thể và hình thành khối u ác tính mới.
Câu 13: Người bị nhiễm HIV/AIDS thường dễ mắc bệnh lao vì
A. cơ thể những người này suy giảm khả năng sản xuất kháng nguyên chống lại vi khuẩn lao.
B. các tế bào thực bào ở những người này giảm khả năng bắt giữ vi khuẩn lao.
C. tế bào bạch cầu bị tiêu diệt, làm suy yếu dần khả năng đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu, làm khả năng chống mầm bệnh suy giảm.
D. tế bào T hỗ trợ bị tiêu diệt, làm suy yếu dần khả năng đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch tế bào, làm khả năng chống mầm bệnh suy giảm.
Đáp án đúng là: D
Người bị nhiễm HIV/AIDS thường dễ mắc bệnh lao vì HIV khi xâm nhập vào cơ thể và tăng sinh trong tế bào T hỗ trợ, tế bào T hỗ trợ bị tiêu diệt, làm suy yếu dần khả năng đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch tế bào, làm khả năng chống mầm bệnh suy giảm.
Câu 14: Vì sao cần sản xuất vaccine cúm mới và tiêm nhắc lại vaccine cúm hằng năm?
A. Vì kháng thể của virus cúm luôn biến đổi làm cho tế bào T độc hoạt hóa và tiết ra chất độc tiêu diệt tế bào bình thường của cơ thể.
B. Vì kháng nguyên của virus cúm luôn biến đổi làm cho các dòng tế bào nhớ bị đột biến mất chức năng.
C. Vì kháng thể của virus cúm luôn biến đổi làm cho các dòng tế bào nhớ không thể nhận ra các chủng virus cúm mới.
D. Vì kháng nguyên của virus cúm luôn biến đổi làm cho các dòng tế bào nhớ không thể nhận ra các chủng virus cúm mới.
Đáp án đúng là: D
Cần sản xuất vaccine cúm mới và tiêm nhắc lại hằng năm vì kháng nguyên của virus cúm luôn biến đổi làm cho các dòng tế bào nhớ không thể nhận ra các chủng virus cúm mới.
Câu 15: Tiêm vaccine có thể giúp phòng một số bệnh do virus và vi khuẩn gây ra ở người và vật nuôi vì
A. vaccine giúp chủ động tạo ra đáp ứng miễn dịch nguyên phát, sau đó nếu lại tiếp xúc với kháng nguyên đó sẽ tạo ra đáp ứng miễn dịch thứ phát nhờ tế bào nhớ.
B. vaccine giúp chủ động tạo ra đáp ứng miễn dịch thứ phát, sau đó nếu lại tiếp xúc với kháng nguyên đó sẽ tạo ra đáp ứng miễn dịch nguyên phát nhờ tế bào nhớ.
C. vaccine giúp chủ động tạo ra đáp ứng miễn dịch dịch thể, sau đó nếu lại tiếp xúc với kháng nguyên đó sẽ tạo ra đáp ứng miễn dịch tế bào.
D. vaccine giúp chủ động tạo ra đáp ứng miễn dịch tế bào, sau đó nếu lại tiếp xúc với kháng nguyên đó sẽ tạo ra đáp ứng miễn dịch dịch thể.
Đáp án đúng là: A
Tiêm vaccine có thể giúp phòng một số bệnh do virus và vi khuẩn gây ra ở người và vật nuôi vì vaccine giúp chủ động tạo ra đáp ứng miễn dịch nguyên phát, sau đó nếu hệ miễn dịch lại tiếp xúc với kháng nguyên đó sẽ tạo ra đáp ứng miễn dịch thứ phát nhờ tế bào nhớ.
Phần 2. Lý thuyết Sinh học 11 Bài 12: Miễn dịch ở người và động vật
I. Nguyên nhân gây bệnh ở người và động vật
- Nguyên nhân gây bệnh ở người và động vật đa dạng, có thể từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể.
- Các tác nhân gây bệnh tác động vào cấu trúc và chức năng của cơ thể, làm xuất hiện các triệu chứng bệnh lí.
II. Khái niệm miễn dịch
- Miễn dịch là khả năng cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Hệ miễn dịch bao gồm mô, cơ quan, tế bào bạch cầu và protein.
- Hệ miễn dịch có hai phòng tuyến bảo vệ: miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu.
III. Miễn dịch không đặc hiệu
- Miễn dịch không đặc hiệu thể hiện đáp ứng giống nhau chống lại các tác nhân gây bệnh khác nhau.
- Miễn dịch không đặc hiệu bao gồm hàng rào bảo vệ vật lí và hoá học, các đáp ứng không đặc hiệu.
1. Hàng rào bảo vệ vật lý và hóa học
- Lớp tế bào biểu mô lót trong các hệ tiêu hoá, hô hấp, bài tiết, sinh sản và da tạo thành hàng rào vật lí và hoá học ngăn chặn mầm bệnh.
2. Các đáp ứng không đặc hiệu
- Thực bào: Đại thực bào, bạch cầu trung tính, tế bào giết tự nhiên và bạch cầu ưa acid tiết ra độc tố để phá huỷ tế bào nhiễm virus và các tế bào khối u.
- Cơ quan tạo ra bạch cầu: Tuỷ xương, tuyến ức, lá lách và các hạch bạch huyết.
- Viêm: Phản ứng viêm xảy ra khi vùng cơ thể bị tổn thương và bắt đầu nhiễm trùng. Histamin kích thích mạch máu dẫn đưa máu và bạch cầu đến vùng tổn thương để tiêu diệt vi khuẩn, virus.
- Sốt: Là tình trạng thân nhiệt cơ thể tăng lên để bảo vệ cơ thể khỏi sự phát tán của vi khuẩn, virus.
IV. Miễn dịch đặc hiệu
1. Kháng nguyên là gì?
- Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai gây ra đáp ứng miễn dịch độc hiệu, bao gồm protein, polypeptide, polysaccharide và độc tố của vi khuẩn hoặc nọc độc của rắn.
- Quyết định kháng nguyên hay epitope là những nhóm amino acid nhỏ trên kháng nguyên, giúp tế bào miễn dịch và kháng thể phân biệt và tấn công các mầm bệnh.
2. Tế bào B, Tế bào T và kháng thể
- Tế bào B và T có thụ thể kháng nguyên trên màng sinh chất.
- Các thụ thể kháng nguyên trên một tế bào giống hệt nhau.
- Tế bào B sản xuất các tương bào, tương bào tạo ra các thụ thể kháng nguyên và kháng thể.
- Kháng thể tự do trong máu cũng có thể gắn với kháng nguyên qua quyết định kháng nguyên tương ứng.
3. Cơ chế miễn dịch đặc hiệu
- Mầm bệnh bị các tế bào trình diện kháng nguyên bắt giữ và đưa cho tế bào T hỗ trợ để hoạt hoá
- Tế bào T hỗ trợ phân chia thành dòng tế bào
- Dòng tế bào Thỗ trợ gây ra miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.
4. Đáp ứng miễn dịch nguyên phát và thủ phát
- Hệ miễn dịch tiếp xúc lần đầu tiên với kháng nguyên sẽ tạo ra đáp ứng miễn dịch nguyên phát (gồm đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch tế bào). Đáp ứng miễn dịch thứ phát diễn ra nhanh hơn nhờ tế bào nhớ, với số lượng tế bào miễn dịch và kháng thể nhiều hơn, giúp chống lại mầm bệnh hiệu quả.
- Vaccine: Vaccine là biện pháp chủ động để tạo ra đáp ứng miễn dịch nguyên phát, được sản xuất dưới dạng dung dịch tiêm có chứa kháng nguyên đã được xử lí, không gây bệnh. Tiêm chủng vaccine giúp phòng các bệnh do virus, vi khuẩn.
5. Dị ứng
Dị ứng là phản ứng quá mức của cơ thể đối với kháng nguyên nhất định. Một số người có phản ứng quá mức với loại kháng nguyên nào đó, những người khác thì không. Dị nguyên có ở phần hoa, bào tử nấm, lồng động vật, học ong, hải sản, sữa, và một số thuốc kháng sinh cũng gây ra phản ứng dị ứng.
V. Các bệnh phát sinh do chức năng miễn dịch bị phá vỡ
1. Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
- Retrovirus HIV xâm nhập và tăng sinh trong tế bào T hỗ trợ, suy yếu hệ miễn dịch và gây bệnh cơ hội.
2. Ung thư
- Tế bào ung thư bất thường phân chia liên tục, tạo thành khối u ác tính và gây suy yếu hệ miễn dịch.
3. Bệnh tự miễn
- Hệ miễn dịch mất khả năng phân biệt các kháng nguyên, tấn công cơ quan của chính mình và gây bệnh tự miễn, ví dụ như bệnh tiểu đường type L.
Sơ đồ tư duy Bài 12: Miễn dịch ở người và động vật