Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Tuần 33

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Tuần 33 có lời giải chi tiết. Tài liệu giống như đề kiểm tra cuối tuần, gồm có các bài tập từ cơ bản đến nâng cao, giúp các em ôn luyện củng cố kiến thức đã học trong tuần qua.

Chỉ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều cả năm bản word có lời giải chi tiết 

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Tuần 33

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 33 (Đề 1)

Thời gian: 45 phút

I- Bài tập về đọc hiểu

Họ đã nghèo đến như thế nào?

   Ngày nọ, một người đàn ông – chủ của một nông trại giàu có – quyết định dẫn đứa con trai của mình đi du ngoạn, với mục đích duy nhất là chỉ cho nó biết “như thế nào là cuộc sống nghèo khổ của những người nông dân”.

   Sau khi kết thúc chuyến đi, trên đường trở về người cha đã hỏi đứa con trai của mình: “Chuyến đi như thế nào hả con?”.

   Cậu bé trả lời: “Tuyệt vời lắm cha ạ!”.

   "Thế, con có thấy những người nông dân đó, người ta đã nghèo đến như thế nào không?”. – Người cha hỏi tiếp.

   “Ồ, con đã nhận thấy rất rõ cha ạ!”. – Cậu bé trả lời.

   "Con đã thấy chúng ta chỉ có một con chó duy nhất, nhưng họ đã có đến những bốn con.

  Chúng ta chỉ có một hồ bơi thật rộng ở giữa vườn nhà, nhưng họ có một con sông dài thật dài không thấy đâu là bến bờ.

   Chúng ta có một cái đèn lồng ngoài vườn, được nhập khẩu từ nước ngoài, đẹp thật đấy, nhưng những người nông dân kia có cả bầu trời với những vì tinh tú chiếu sáng.

   Sân vườn nhà ta rộng thật đấy, nhưng họ lại có cả đường chân trời.

   Chúng ta chỉ có một mảnh đất nhỏ để sống, nhưng họ lại có cả những cánh đồng rộng bát ngát và ngút ngàn.

   Chúng ta có kẻ hầu người hạ, nhưng họ lại phục vụ được cho những người khác.

   Chúng ta phải mua thực phẩm để nuôi sống chúng ta, nhưng họ lại có thể tự làm ra để nuôi lấy chính bản thân mình.

   Chúng ta có những bức tường kiên cố để bảo vệ tài sản của chúng ta, nhưng họ lại có những người bạn chân chính bảo vệ họ.”

   Nói đến đây, cậu bé quay sang và nói với cha cậu rằng: “Con cảm ơn cha vì đã cho con biết chúng ta đã nghèo đến như thế nào”. Người cha lặng người khi nghe đứa con của mình nói như vậy.

 (Theo báo Điện tử)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Người chủ nông trại muốn con hiểu được điều gì khi đưa con đi du ngoạn?

a- Người nông dân làm việc vất vả như thế nào

b- Người nông dân nghèo khổ như thế nào

c- Công việc hằng ngày của người nông dân

Câu 2. Trong con mắt của cậu bé, người nông dân có những gì?

a- Sông dài, trời rộng, cánh đồng bát ngát, thực phẩm tự làm, bạn bè chân chính…

b- Sông nhiều, trời đầy sao, sẵn thực phẩm để nuôi sống mình, bạn bè chân chính...

c- Đất đai để sinh sống, tường kiên cố để bảo vệ được tài sản, nhiều bạn bè giúp đỡ…

Câu 3. Sau chuyến đi, cậu bé đã nói điều gì bất ngờ khiến người cha lặng người?

a- Chuyến đi giúp cậu mở mang hiểu biết về thiên nhiên và cuộc sống

b- Chuyến đi giúp cậu hiểu cuộc sống nghèo khổ của người nông dân

c- Chuyến đi cho cậu biết gia đình cậu nghèo hơn so với người nông dân

Câu 4. Câu chuyện muốn cho chúng ta biết điều gì?

a- Cuộc sống đầy vất vả, khó khăn của những người nông dân

b- Cuộc sống giàu có, đẹp đẽ và rất thú vị của những người nông dân

c- Cậu bé ngây thơ nên không hiểu cuộc sống nghèo khổ của những người nông dân

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1. Viết lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống:

a) tr hoặc ch

-…ải…uốt/…….

-….ạm….ổ/……

-….ang….ải/……..

-….ạm….ưởng/……..

b) iêu hoặc iu

- kì d…./……..

- dắt d…../…….

-hiền d…./…….

-cánh d……/…….

Câu 2. Tìm từ có tiếng “lạc” thích hợp điền vào mỗi chỗ trống:

a) Khi viết văn, chúng ta cần đọc kĩ đề bài để không bị………

b) Mặc dầu gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, cô Tâm vẫn rất……yêu đời

c) Nếu không có điện thoại thì giờ đây chúng ta……với nhau sẽ rất khó khăn.

d) Vì không cẩn thận, cô Thoa đã để hồ sơ bị……………………………….

Câu 3.

 a) Những câu nào có bộ phận trạng ngữ trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?” Gạch dưới những bộ phận đó

(1) Để có sức khỏe, chúng ta phải thường xuyên tập thể dục

(2) Vì thiếu tiếng cười của bé, căn nhà trở nên trống vắng, buồn thiu

(3) Để tỏ lòng biết ơn các liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc, lớp em đã tham gia lao động chăm sóc nghĩa trang.

b) Thêm bộ phận trạng ngữ trả lời cho câu hỏi "Để làm gì?” cho các vế câu sau:

(1) ……………………., lớp em thành lập Đôi bạn cùng tiến

(2)…………………….., xã em đã phát động phong trào Phủ xanh đồi trọc.

(3)……………………………...., khi đọc sách, chúng ta phải để sách xa mắt

Câu 4. Tả một con vật mà em được tiếp xúc trực tiếp hoặc nhìn thấy trên truyền hình, qua phim ảnh.

…………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..

Đáp án

Phần I.

1.b          2.a          3.c          4.b

Phần II.

Câu 1.

a) chải chuốt – trang trải; chạm trổ - trạm trưởng

b) kì diệu – hiền dịu; dắt díu – cánh diều

Câu 2. Các câu sau điền từ

a) Khi viết văn, chúng ta cần đọc kĩ đề bài để không bị lạc đề

b) Mặc dầu gặp khó khăn trong cuộc sống, cô Tâm vẫn rất lạc quan, yêu đời

c) Nếu không có điện thoại thì giờ đây chúng ta liên lạc với nhau sẽ rất khó khăn

d) Vì không cẩn thận, cô Thoa đã để hồ sơ bị thất lạc

Câu 3.

a) (1) Để có sức khỏe, chúng ta phải thường xuyên tập thể dục

    (3) Để tỏ lòng biết ơn các liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc, lớp em đã tham gia lao động chăm sóc nghĩa trang

b) VD:

(1) Để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, lớp em thành lập Đôi bạn cùng tiến

(2) Để bảo vệ môi trường, xã em đã phát động phong trào Phủ xanh đồi trọc

(3) Để bảo vệ mắt không bị cận thị, khi đọc sách, chúng ta phải để sách xa mắt.

Câu 4. Tham khảo (tả chú gấu Un-ni-pu)

   Em đã xem rất nhiều bộ phim hoạt hình, phim nào cũng hay, cũng hấp dẫn. Nhưng em thích nhất là bộ phim: “Những cuộc phiêu lưu của chú gấu Uyn-ni-pu” mà nhân vật chính là Uyn-ni-pu.

   Chú gấu này có một bộ lông màu vàng cam, mượt như nhung. Khuôn mặt của chú bảnh bao, đôi mắt màu xanh biếc ánh lên vẻ tinh nghịch và nhân hậu. Đôi tai tròn, vểnh lên trông thật thích mắt. Tay và chân chú ngắn cũn kĩn, cộng thêm thân hình to béo nên chú đi nặng nề, vấp vào đâu mà ngã thì sẽ rất buồn cười cho mà xem. Chú thường mặc một chiếc áo màu đỏ và mùa đông thì chú cuốn thêm khăn len xanh. Cũng như các bạn gấu khác, Uyn-ni-pu rất thích ăn mật. Nếu không vì mật ong mà chú quên mất các bạn. Chú đã cùng hổ con và ỉn con thực hiện rất nhiều chuyến phiêu lưu mà em nhớ nhất là chuyến phiêu lưu vào dịp sinh nhật của hổ con. Hổ không được những thứ mình muốn nhưng cuối cùng bạn hiểu rằng tấm lòng mới là chính.

   Dù có lớn lên, không phải tuổi xem phim hoạt hình nữa nhưng em vẫn nhớ mãi về Uyn-ni-pu – người bạn thơ ấu của em.

(Đặng Đức Minh)

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 33 (Đề 2)

Thời gian: 45 phút

Đề bài:

Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Câu chuyện của những tờ giấy

Mấy tháng nay, những tờ giấy đều buồn vì chủ nhân của nó không còn dùng đến nó để viết hay vẽ gì nữa.

Xấp giấy màu hồng buồn bã nói:

- Ngày trước, mình là người được cô chủ thích nhất. cả một xấp giấy màu hồng, thơm phức được lấy ra để viết thư,… Bao nhiêu lời yêu thương cô đều viết lên đó để gửi cho những người mà cô yêu quý. Thế mà giờ đây, mình bị vứt vào một xó, mặc cho bụi bám và bắt đầu hoen ố…

Nghe vậy, quyển vở giấy trắng chen vào:

- Thương bạn quá nhưng mình cũng buồn đâu kém gì bạn! Từ ngày cô chủ không còn đến trường thì mình là người bị quên lãng trước tiên. Nhớ ngày trước, khi học và làm bài đạt điểm cao, cô chủ phấn khích, có khi hôn nhiều cái lên mặt mình rồi ôm mình vào ngực. Mình nghe cả tiếng trái tim nóng ấm đầy cảm xúc vui sướng của cô ấy. Lúc đó, mình hãnh diện và vui sướng lắm! Bây giờ, cô ấy không nhìn đến mình nữa và xếp mình vào góc kệ sách như món đồ cổ. Biết đâu sau này còn ra khỏi nhà theo gánh ve chai mất, bạn ơi!

Mấy xếp giấy nhớ màu vàng chợt bật cười:

- Các bạn đừng buồn, dùng hay không dùng thì mình cũng có giá trị mà. Bạn giấy hồng đã có thời làm cho tình yêu nảy nở và đem đến niềm vui sướng và hạnh phúc cho cô chủ cũng như cho mọi người. Bạn giấy trắng thì giúp cô chủ học hành thành đạt. Nhớ ơn bạn nên cô chủ còn lưu lại những kỉ niệm của mình trên chiếc kệ kia. Còn tôi, luôn bị xé viết nháp một vài dòng nhắn rồi dùng nam châm gắn vào tường, vào cửa tủ để rồi khi ai đó đọc xong thì vo tròn và vứt tôi vào sọt rác! Nhưng điều ấy không làm cho tôi buồn mà còn khiến cho tôi vui, vì tôi luôn nhắc nhở cho cô chủ và mọi người giờ giấc và công việc. Có tôi, cô chủ sẽ nhớ những người bạn mà cô ấy đã từng yêu thương, nhớ lại ngày cô ấy đã từng đạt điểm tốt và thành đạt. Nếu các bạn không tin thì cứ chờ đấy, thời gian sẽ chứng minh cho các bạn biết tôi đã nói đúng. Con người ta chẳng bao giờ quên những gì đã xảy ra trong đời họ. Chính vì vậy, không nên trách cô chủ làm gì. Tất cả chúng ta đều là người có giá trị như nhau và luôn được quan tâm, trân trọng như ngày nào.

      (Theo Gia đình Online)

a) Mỗi tờ giấy trong bài có giá trị như thế nào đối với cuộc sống của cô chủ?

b) Hãy cho biết ý kiến của em về câu “Con người ta chẳng bao giờ quên những gì đã xảy ra trong cuộc đời họ”.

c) Hãy nghĩ đến một đồ vật của em và kể những giá trị mà nó mang đến cho em.

Câu 2: Tìm những từ ngữ có tiếng lạc để điền vào mỗi chỗ trống sau:

a. Bài văn của Lan bị điểm kém vì bị 

b. Đảng và nhà nước rất quan tâm đến việc phát triển kinh tế địa phương nhằm xoá bỏ đói nghèo ….

c. Chú gà con nháo nhác gắp khu vườn. Thì ra, mải kiếm ăn chú ta bị ….

d. Bác Hồ luôn ….. yêu đời dù trong bất kì hoàn cảnh nào.

Câu 3:Khoanh vào chữ cái trước câu tục ngữ nói về tinh thần lạc quan, yêu đời.

a. Sông có khúc, người có lúc.

b. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng,

c. Có công mài sắt, có ngày nên kim.

d. Nằng lắm, mưa nhiều.

e. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

f. Năng nhặt chặt bị.

Câu 4: Gạch dưới các từ ngữ chỉ mục đích trong mỗi câu sau:

a) Để trẻ vùng cao được đến trường đầy đủ, các nhà hảo tâm đã giúp đỡ các em rất nhiều về kinh phí.

b) Thỏ đã đến nhà Rùa để đưa ra lời thách đố chạy thi vì Thỏ muốn mình chiến thắng.

c) Không chiến thắng được Rùa, để dẹp nỗi bực mình, Thỏ ta bèn nói: Tôi nhường phần thắng cho Rùa.

Câu 5: Thêm từ ngữ chỉ mục đích thích hợp sau vào chỗ trống để tạo câu hoàn chỉnh.

Vì, ngăn cản, để.

a. Thằng bé giấu món đồ chơi vào gầm bàn  mẹ nó không tìm thấy.

b. Cụ già liền  chàng trai: vì cụ biết phía trước là vực sâu.

c.  cáo nghĩ rằng vịt mẹ đã mệt nên chạy đến gần hơn, nhưng vịt mẹ đã nhanh chóng xoải rộng đôi cánh và bay lên.

d.  heo mẹ già yếu ...

Câu 6: Điền vào chỗ trống để hoàn thiện đơn sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN GIA NHẬP CÂU LẠC BỘ NĂNG KHIẾU

Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2019

Kính gửi: …

Tên tôi là: …

Sinh ngày …

Địa chỉ : …

Điện thoại: …

Tôi có sở thích, năng khiếu về võ thuật.

Nhận thấy câu lạc bộ rất phù hợp với khả năng của tôi nên tôi làm đơn này rất mong Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ cho phép tôi gia nhập câu lạ bộ võ thuật.

Tôi xin hứa:

- Chấp hành nghiêm quy chế câu lạc bộ và nội quy của cung văn hóa.

- Nhiệt tình tham gia các hoạt động do câu lạc bộ và cung văn hóa tổ chức.

- Sẵn sàng tham gia các hoặt động.

- Đóng hội phí đầy đủ.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

      Người làm đơn

Đáp án

Câu 1:

a.

   Giấy hồng

Làm cho tình yêu nảy nở và đem đến niềm vui sướng và hạnh phúc cho cô chủ cũng như cho mọi người.

Giấy trắng

Giúp cô chủ học hành thành đạt.

Giấy nhớ vàng

Nhắc nhở cho cô chủ và mọi người giờ giấc và công việc.

 

b.  Con người sẽ chẳng bao giờ quên đi những gì đã xảy ra trong cuộc đời họ bởi vì một khi đó là thứ mà họ đã được tự mình trải qua, tự mình trải nghiệm thì não bộ sẽ tự lưu lại những hình ảnh và kí ức liên quan đến những điều đó.

c. Chiếc đồng hồ báo thức: giúp em thức dậy đúng giờ, học bài và đi học đúng giờ.

Câu 2:              

a. Bài văn của Lan bị điểm kém vì bị lạc đề.

b. Đảng và nhà nước rất quan tâm đến việc phát triển kinh tế địa phương nhằm xoá bỏ đói nghèo lạc hậu.

c. Chú gà con nháo nhác gắp khu vườn. Thì ra, mải kiếm ăn chú ta bị lạc đàn.

d. Bác Hồ luôn lạc quan yêu đời dù trong bất kì hoàn cảnh nào.

Câu 3: Khoanh vào a

Câu 4:

a) Để trẻ vùng cao được đến trường đầy đủ, các nhà hảo tâm đã giúp đỡ các em rất nhiều về kinh phí.

b) Thỏ đã đến nhà Rùa để đưa ra lời thách đố chạy thi vì Thỏ muốn mình chiến thắng.

c) Không chiến thắng được Rùa, để dẹp nỗi bực mình, Thỏ ta bèn nói: Tôi nhường phần thắng cho Rùa.

Câu 5:      

a. Thằng bé giấu món đồ chơi vào gầm bàn để mẹ nó không tìm thấy.

b. Cụ già liền ngăn cản chàng trai: vì cụ biết phía trước là vực sâu.

c.  cáo nghĩ rằng vịt mẹ đã mệt nên chạy đến gần hơn, nhưng vịt mẹ đã nhanh chóng xoải rộng đôi cánh và bay lên.

d.  heo mẹ già yếu ...

Câu 6:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN GIA NHẬP CÂU LẠC BỘ NĂNG KHIẾU

Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2019

Kính gửi: - Ban chủ nhiệm câu lạc bộ võ thuật

Tên tôi là: Huỳnh Văn Đức .

Sinh ngày 27 / 03 / 2011

Địa chỉ : Xuân Thủy, Cầu Giấy

Điện thoại: 0987654321

Tôi có sở thích, năng khiếu về võ thuật.

Nhận thấy câu lạc bộ rất phù hợp với khả năng của tôi nên tôi làm đơn này rất mong Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ cho phép tôi gia nhập câu lạ bộ võ thuật.

Tôi xin hứa:

- Chấp hành nghiêm quy chế câu lạc bộ và nội quy của cung văn hóa.

- Nhiệt tình tham gia các hoạt động do câu lạc bộ và cung văn hóa tổ chức.

- Sẵn sàng tham gia các hoặt động.

- Đóng hội phí đầy đủ.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

      Người làm đơn

      Đức

      Huỳnh Văn Đức.

Xem thêm lời giải bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 30

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 31

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 32

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 33

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 34

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 35

Đánh giá

0

0 đánh giá