Phân tích ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Liên Bang Nga

407

Với giải Câu hỏi trang 97 Địa Lí 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 20: Vị trí địa, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Liên Bang Nga giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 20: Vị trí địa, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Liên Bang Nga

Câu hỏi trang 97 Địa Lí 11: Dựa vào thông tin mục I, và hình 20.1, hãy:

- Phân tích ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Liên Bang Nga.

Phân tích ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến sự phát triển kinh tế xã hội của Liên Bang Nga

Lời giải:

- Lãnh thổ rộng, vị trí tiếp giáp nhiều nước, nhiều biển và đại dương huận lợi cho giao lưu văn hóa, giao thương phát triển kinh tế với các nước trên thế giới.

- Khó khăn trong khai thác lãnh thổ để phát triển kinh tế vì lãnh thổ rộng lớn, chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng, thường xuyên gặp phải vấn đề về an ninh quốc phòng, biên giới quốc gia.

Lý thuyết Phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí

♦ Đặc điểm

- Phạm vi lãnh thổ:

+ Là quốc gia có diện tích rộng lớn nhất thế giới (khoảng 17 triệu km2). Lãnh thổ bao gồm phần lớn đồng bằng Đông Âu và khu vực Bắc Á cùng phần lãnh thổ Ca-li-nin-grát, nằm biệt lập ở phía tây giữa Ba Lan và Lít-va.

+ Phần đất liền trải dài từ khoảng vĩ độ 41°B đến vì độ 77° B và từ khoảng kinh độ 169°T, đến kinh đô 27° Đ.

+ Đất liền trải dài trên nhiều múi giờ và nhiều đới khí hậu.

- Vị trí địa lí:

+ Nằm trên cả hai châu lục (châu Á và châu Âu).

+ Tiếp giáp với rất nhiều quốc gia (14 quốc gia) ở phía tây và phía nam; tiếp giáp Bắc Băng Dương ở phía bắc; Thái Bình Dương ở phía đông, với nhiều biển như: Cara, Baren, Ôkhốt,...

♦ Ảnh hưởng: Do lãnh thổ rộng lớn, vị trí tiếp giáp với nhiều nước, nhiều biển và đại dương nên Liên bang Nga thuận lợi cho giao thương phát triển kinh tế, văn hóa song cũng nảy sinh những khó khăn về khai thác lãnh thổ và an ninh quốc phòng.

Đánh giá

0

0 đánh giá