Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Soạn văn lớp 7: Mùa xuân của tôi mới nhất, tài liệu bao gồm 4 trang, trả lời đầy đủ các câu hỏi lý thuyết chuẩn bị bài trong sách giáo khoa Ngữ văn 7, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Soạn bài Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng
I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM.
1. Thể loại: Văn bản Mùa xuân của tôi cũng được viết theo thể tuỳ bút, trong cảm hứng
của một người xa quê, nhớ về mùa xuân gợi cảm nơi đất Bắc.
2. Tác giả
Vũ Bằng (1913 - 1984) là một nhà văn, nhà báo đã khá nổi tiếng ở Hà Nội từ những năm
trước Cách mạng tháng Tám. Sau năm 1954, ông vào Sài Gòn, vừa viết văn, làm báo vừa
tham gia hoạt động cách mạng. Dù ở xa nhưng Vũ Bằng luôn nhớ về Hà Nội, về quê
hương yêu dấu với biết bao kỉ niệm êm đềm, những ấn tượng sâu sắc không thể phai nhoà.
Ông đã viết thiên tuỳ bút rất gợi cảm Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt (in trong tập
Thương nhớ mười hai) để thể hiện nỗi nhớ bâng khuâng, da diết và lòng mong mỏi đất
nước thống nhất của mình.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Bài tuỳ bút này tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân trong tháng giêng ở
Hà Nội và miền Bắc qua nỗi nhớ thương da diết của một người con xa quê.
2. Bài tuỳ bút có thể chia thành ba đoạn:
- Đoạn 1 (Từ đầu đến “mê luyến mùa xuân”): Những cảm nhận về quy luật tình cảm của
con người với mùa xuân.
- Đoạn 2 (tiếp theo đến “mở hội liên hoan”): Cảm nhận về cảnh sắc, không khí chung của
mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc.
- Đoạn 3 (phần còn lại): Cảnh sắc và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.
Ba đoạn liên kết với nhau bằng mạch cảm xúc: Từ những quy luật tình cảm chung của con
người đến những cảm nhận riêng về mùa xuân. Cuối cùng là những cảm nhận sâu sắc về
tháng giêng. Đây là mạch cảm xúc được phát triển rất tự nhiên, hợp lôgíc.
3. a) Trong đoạn văn từ “Tôi yêu sông xanh, núi tím” đến “mở hội liên hoan”, cảnh sắc và
không khí mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả qua nhiều chi tiết. Trước hết, tác
giả đã gợi tả được cái đặc trưng của thời tiết và khí xuân miền Bắc với “mưa rêu rêu, gió
lành lạnh”, như từ mùa đông còn vương lại, nhưng lại có cái ấm áp, tràn ngập của khí xuân,
hơi xuân. Những âm thanh như tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, những câu hát huê
tình,…hoà quyện trong làn hương ấm áp của nhang trầm, đèn nến, nhất là cái ấm áp toả ra
từ không khí gia đình đoàn tụ…Tất cả gợi lên một nét hương sắc không thể nào phai trong
tâm hồn của người xa xứ.
b) Không chỉ miêu tả sức sống của mùa xuân từ bên ngoài, tác giả còn thể hiện được sức
sống nổi bật của con người trong mùa xuân bằng những hình ảnh đầy gợi cảm và với
những hình ảnh so sánh rất cụ thể: “Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người
căng lên như máu,…những cặp uyên ương đứng cạnh” và “tim người ta dường như cũng
trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá”. Đến như cảm nhận về cái
rét thì cũng là: “…cái rét ngọt ngào, chứ không còn tê buốt căm căm nữa”.
c) Ngôn ngữ của đoạn văn này là những ngôn từ được chắt lọc tinh tế. Những hình ảnh so
sánh vừa cụ thể vừa mới lạ, cùng với cách cảm, cách nghĩ sáng tạo, tất cả được kết hợp
trong một thứ giọng điệu vừa sôi nổi, vừa thiết tha khiến cho đoạn văn để lại được nhiều ấn
tượng và gợi ra nhiều dư ba.
4. a) Trong đoạn văn còn lại, tác giả tập trung miêu tả những nét riêng của trời đất, thiên
nhiên và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng. Đó là thời điểm giao mùa của trời
đất, của sự vật, cỏ cây, thời tiết,…Nhiều thứ hoà quyện để tạo nên một sự chuyển giao rất
đẹp: “Tết hết mà chưa hết hẳn, … mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn”. Cảnh ấy
khiến lòng người cũng đồng điệu theo.
b) Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy, có thể khẳng định: Chính tình yêu và
nỗi nhớ da diết đến cháy bỏng đã làm thức dậy bao nỗi niềm trong tâm hồn tác giả, khiến
cho ngòi bút của nhà văn trở nên tinh tế và nhạy cảm hơn.
5.* Trong nỗi nhớ da diết của một người con xứ Bắc xa quê, tác giả đã tái hiện lại cảnh
mùa xuân Bắc Việt với những ấn tượng êm đềm, dịu ngọt, những cảm nhận tinh tế mà chỉ
có những người yêu tha thiết quê hương mới có được. Cảnh mùa xuân trên đất Bắc là cả
một cuộc giao hoà của trời đất, của lòng người, của sức sống và tình yêu.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Cách đọc
Cần chú ý sự khác nhau về giọng điệu của ba bài tuỳ bút. Thạch Lam miêu tả cốm – một
thức quà rất quen thuộc với người Việt Nam, ông chỉ muốn qua cốm gợi lên những tiếng
lòng đồng điệu về tình yêu, niềm tự hào về một vẻ đẹp riêng của đất nước. Minh Hương
miêu tả Sài Gòn với những cảm nhận rất riêng, Vũ Bằng lại viết về mùa xuân đất Bắc trong
nỗi nhớ thương da diết. Trong tâm trạng ấy, câu văn của Vũ Bằng dường như chất chứa
nhiều tâm sự hơn.
Có khi những câu văn theo mạch cảm xúc bất ra bất ngờ, không theo quy tắc thông thường:
“Tự nhiên như thế: Ai cũng chuộng mùa xuân”.
Có khi tác giả tự chất vấn mình, rồi lại để cho dòng cảm xúc tuôn chảy miên man: “Ai bảo
được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được
trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con…”.
Có khi tiếng kêu bật ra khi dòng cảm xúc không kìm nén lại được: “Đẹp quá đi, mùa xuân
ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu…”.
Khi đọc cần bám sát mạch của từng câu văn, đoạn văn để chọn giọng đọc cho phù hợp.
2. Sưu tầm một số đoạn văn, câu thơ hay về mùa xuân.
Tham khảo đoạn thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi! Con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…
(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ)
3. Lựa chọn một mùa mà mình thích nhất. Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về mùa ấy (chú
ý biểu cảm về những nét đặc trưng của mùa, như: Thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, sự vật,
con người,…).