Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu 21 bài tập Hóa Vô Cơ hay và khó trong đề thi THPTQG , tài liệu bao gồm 12 trang, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn Hóa sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Câu 2: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp Al và Fe2O3(trong điều kiện không có không khí), thu được 36,15 gam hỗn hợp X. Nghiền nhỏ, trộn đều và chia X thành 2 phần. Cho phần 1 tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1,68 lít khí H2 (đktc) và 5,6 gam chất rắn không tan. Hòa tan hết phần 2 trong 850ml dung dịch HNO3 2M, thu được 3,36 lit khí NO (đktc) và dung dịch chỉ chứa m gam hỗn hợp muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 113. B. 95. C. 110. D. 103.
(Đề Thi THPT Quốc Gia năm 2017_mã đề 202)
Câu 4: Hòa tan hết 32 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 vào 1 lít dung dịch HNO3 1,7M, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đktc), và dung dịch Y. Biết Y hòa tan tối đa 12,8 gam Cu và không có khí thoát ra. Giá trị của V là
A. 6,72. B. 9,52. C.3,92. D. 4,48.
(Đề Thi THPT Quốc Gia năm 2017_mã đề 201)
Câu 7: Chia hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, Fe(OH)3, FeCO3 thành hai phần bằng nhau. Hòa tan hết phần một trong HCl dư, thu được 1,568 lít (đktc) hỗn hợp khí có tỷ khối so với H2 là 10 và dung dịch chứa m gam muối. Hòa tan hoàn toàn phần hai trong dung dịch chứa 0,57 mol HNO3, tạo ra 41,7 gam hỗn hợp muối (không có muối amoni) và 2,016 lít (đktc) hỗn hợp gồm hai khí (trong đó có khí NO). Giá trị
của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 27. B. 29. C. 31. D. 25.
(Đề Thi THPT Quốc Gia năm 2017_mã đề 203)
Câu 8: Hòa tan hết 8,16 gam hỗn hợp E gồm Fe và hai oxit sắt trong dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X. Sục Cl2 đến dư vào X, thu được dung dịch Y chứa 19,5 gam muối. Mặt khác cho 8,16 gam E tan hết trong 340 ml dung dịch HNO3 1M, thu được V lit khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, ởđktc). Giá trị V là
A. 2.688. B.0,896. C. 0,672. D. 1,792.
(Đề Thi THPT Quốc Gia năm 2017_mã đề 202)
Câu 15: Cho 9,2 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe vào dung dịch hỗn hợp AgNO3 và Cu(NO3)2, thu được chất rắn Y (gồm 3 kim loại) và dung dịch Z. Hòa tan Y bằng H2SO4 (đặc, nóng, dư) thu được 6,384 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6,ở đktc). Cho dung dịch NaOH dư vào Z, thu được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 8,4 gam hỗn hợp rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là
A. 79,13%. B. 28,00%. C. 70,00%. D. 60,87%.
Câu 17: Cho lượng dư Mg tác dụng với dung dịch gồm HCl, 0,1 mol KNO3 và 0,2 mol NaNO3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X chứa m gam muối và 6,272 lít hỗn khí Y (đktc) gồm hai khí không màu trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Tỷ khối của Y so với H2 là 13.
Giá trị m là
A. 83,16. B. 60,34. C. 84,76. D. 58,74.
(Đề Thi THPT Quốc Gia năm 2017_mã đề 203)
Câu 20: Cho 9,6 gam Mg vào dung dịch chứa 1,2 mol HNO3, thu được dung dịch X và m gam hỗn hợp khí. Thêm tiếp 500 ml dung dịch NaOH 2M vào X, thu được dung dịch Y, kết tủa và 1,12 lít khí Z (đktc). Lọc bỏ kết tủa cô cạn Y, thu được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi, thu được 67,55 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 5,8. B. 6,8. C. 4,4. D. 7,6.
(Đề Thi THPT Quốc Gia năm 2017_mã đề 204)
Câu 21: Cho 2,49 gam hỗn hợp Al và Fe (tỉ lệ mol tương ứng 1:1) vào dung dịch chứa 0,17 mol HCl, thu được dung dịch X. Cho 200 ml dung dịch AgNO3 1M vào X, thu được khí NO và m gam chất rắn.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của M gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 24,5. B. 27,5. D. 25. D. 26.
(Đề Thi THPT Quốc Gia năm 2017_mã đề 204)
Câu 25: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 tan hết trong 320 ml dung dịch KHSO4 1M. Sau phản ứng, thu được dung dịch Y chứa 59,04 gam muối trung hòa và 0,896 ml NO (sản phẩm
khử duy nhất của N+5). Y phản ứng vừa đủ với 0,44 mol NaOH. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 63. B. 18. C. 73. D. 20.
(Đề minh họa kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2017_ Bộ GD&ĐT)
Câu 26: Nung hỗn hợp X gồm a mol Mg và 0,25 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian, thu được chất rắn Y và 0,45 mol hỗn hợp khí Z gồm NO2 và O2. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 1,3 mol HCl, thu được dung dịch chỉ chứa m gam hỗn hợp muối clorua và 0,05 mol hỗn hợp khí T (gồm N2 và
H2 có tỉ khối so với H2 là 11,4). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 82. B. 74. C.72. D. 80.
(Đề minh họa kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2017_ Bộ GD&ĐT)
Câu 27: Hòa tan hết hỗn hợp X gồm 5,6 gam Fe; 27 gam Fe(NO3)2 và m gam Al trong dung
dịch chứa 0,61 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ
chứa 47,455 gam muối trung hòa và 2,352 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Tỉ khối của Z so với H2 là 16. Giá trị của m là
A. 1,080. B. 4,185. C. 5,400. D. 2,160.
(Đề minh họa kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2017_ Bộ GD&ĐT)
Câu 28: Hấp thụ hết 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch X chứa x mol KOH và y mol K2CO3, thu được 200 ml dung dịch X. Cho từ từ 100 ml dung dịch X vào 300 ml dung dịch HCl 0,5M, thu được 2,688 lít khí (đktc). Mặt khác, cho 100 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được
39,4 gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 0,10. B. 0,20 C. 0,05 D. 0,30
(Đề minh họa kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2017_ Bộ GD&ĐT)