Chiến thuật chọn ngẫu nhiên trong bài thi trắc nghiệm môn Hóa học thi THPT Quốc Gia

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu  Chiến thuật chọn ngẫu nhiên trong bài thi trắc nghiệm môn Hóa học thi THPT Quốc Gia, tài liệu bao gồm 12 trang giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kỳ thi môn Hóa học sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

CHIẾN THUẬT CHỌN NGẪU NHIÊN  TRONG BÀI THI TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 
Các bạn và các em học sinh thân mến, từ trước tới nay, phương án chọn ngẫu nhiên thường được xem là giải pháp cuối cùng trong bài thi trắc nghiệm trước những câu hỏi hóc búa, những bài toán khó giải quyết, …. Việc giảng dạy cho các em về các chiến lược và chiến thuật chọn ngẫu nhiên cũng bị xem là một phương pháp tiêu cực, “phản sư phạm”. Tuy nhiên, nếu như đứng trên quan điểm cũng như mục tiêu của kỳ thi ĐH là tuyển chọn, phân loại được những học sinh có kiến thức và tư duy tốt, thì rõ ràng một học sinh có được một chiến thuật lựa chọn ngẫu nhiên hợp lý và có hiệu quả không chỉ phản ánh được sự may mắn mà còn thể hiện sự sáng tạo, trí thông minh, khả năng ứng biến và tư duy tốt của học sinh đó. Bài viết này của tôi xin được khái quát một số kinh nghiệm trong việc đề ra một chiến lược chọn ngẫu nhiên hợp lý và hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ nhận được nhiều phản hồi tích cực và giúp ích được nhiều cho các bạn học sinh trong kỳ thi sắp tới, đồng thời cũng cung cấp những gợi ý nho nhỏ cho các bạn giáo viên để công tác ra đề thi trắc nghiệm trong thời gian tới có nhiều cải thiện tích cực hơn. 
I. Lý do để chọn ngẫu nhiên
1, Thứ nhất là về mặt thời gian. 
Thời gian làm bài luôn là một câu hỏi khiến các bạn học sinh phải trăn trở khi đối mặt với bài thi trắc nghiệm. Thực tế là khi biên soạn đề thi, chắc chắn hội đồng ra đề thi đã cân nhắc đến vấn đề thời gian, 90’ cho 50 câu hỏi không phải là quá eo hẹp và nếu như thực sự có kiến thức, phương pháp và bản lĩnh tư duy tốt, các em có thể hoàn thành bài thi trong vòng 20-30’. Tuy nhiên, cũng còn một thực tế là phong cách dạy và học ở trường phổ thông hiện nay vẫn chưa 
hoàn toàn theo hướng phục vụ kỳ thi trắc nghiệm, kỹ năng làm bài của các em vẫn còn chậm và nặng về hình thức, các bài kiểm tra trên lớp đa phần vẫn là tự luận khiến cho thời gian giải một bài toán ngắn gọn cũng có thể mất đến 5 – 10’. Do đó, có rất nhiều bạn không thể hoàn thành hết bài thi trong khoảng thời gian cho phép. Trong những hoàn cảnh đó, chọn ngẫu nhiên là giải pháp tối ưu. 
2, Thứ hai là do sự phân bố kiến thức của học sinh 
Thực tế quá trình ôn thi ĐH của các em cho thấy, để có thể ôn tập và nắm chắc được tất cả các nội dung kiến thức ở cả 3 môn thi là điều không hề dễ dàng. Việc lựa chọn sẽ học phần nào, môn nào và bỏ phần nào, môn nào cũng là một phần trong chiến thuật ôn thi mà mỗi học sinh  cần cân nhắc cho phù hợp với năng lực của mình. 
Lấy một ví dụ đơn giản: Cũng với mục tiêu là tổng điểm 3 môn là 24, nhưng một học sinh có thể đặt mục tiêu là 8-8-8, học sinh khác là 8-10-6, ….. nhưng mục tiêu khó thực hiện nhất bao giờ cũng là 10-10-4, để đạt được điểm 8 cho mỗi môn thi là điều dễ thực hiện, nhưng được điểm 10, thì môn học nào cũng khó. Đặc biệt là với các thí sinh có thi môn Toán, việc đạt được điểm 10 trong câu hỏi cuối cùng bao giờ cũng là điều không dễ thực hiện. Do đó, thay vì dành 2 - 3 tháng cuối để “trâu bò” với bất đẳng thức (mà chưa chắc đã đủ để có điểm 10), ta có thể chấp nhận điểm 8, điểm 9 trong môn Toán để dành thời gian cho 2  môn còn lại. 
Chiến thuật phân bổ kiến thức vì vậy có thể tạo ra các “lỗ hổng” kiến thức cho học sinh: có bạn chỉ kịp học và nắm chắc hóa hữu cơ, có bạn chỉ nắm vững hóa vô cơ, bạn khác chỉ tập trung học lớp 11, 12 mà bỏ qua kiến thức của lớp 10, …. Đối với các học sinh này, chọn ngẫu  nhiên cho các phần kiến thức đã bỏ qua là giải pháp duy nhất. 
3. Thứ ba, chọn sai do ngẫu nhiên vẫn chưa bị trừ điểm
Mấy ngày gần đây, có một số thông tin trên các báo về việc có trừ điểm hay không đối với các câu trả lời sai, tuy nhiên, cho đến giờ vẫn chưa có một sự thay đổi chính thức nào từ phía Bộ GD – ĐT, thêm nữa, với mặt bằng trình độ học sinh và áp lực từ phía xã hội (có điểm âm  ???) sẽ làm cho quyết định này khó đi vào thực tế. 
4. Thứ tư, chọn ngẫu nhiên không có nghĩa xác suất đúng là 25%
Nhiều người cho rằng, chọn ngẫu nhiên chẳng qua là chọn bừa và xác suất đúng của biện pháp này chỉ là 25%, tuy nhiên, thực tế làm bài cho thấy, hầu như không có học sinh nào là hoàn toàn không có chút kiến thức nào đối với môn thi, khối thi mình đã chọn. Mặc dù kiến thức ấy có thể là chưa đủ để em giải quyết vấn đề nhưng vẫn có thể giới hạn được đáp án đúng của vấn đề, xác suất chọn ngẫu nhiên thông thường đối với các đề thi trắc nghiệm của Việt Nam 
hiện nay thường lớn hơn 30%. 
II. Chiến thuật chọn ngẫu nhiên
1, Đề ra chiến thuật phân bổ kiến thức ngay từ giai đoạn ôn thi 
Ngay từ trong giai đoạn ôn thi, mỗi học sinh cần phải xác định rõ ràng những điểm mạnh, điểm yếu của mình để có kế hoạch ôn tập, bồi dưỡng lại kiến thức. Đôi khi, với quỹ thời gian eo hẹp, việc bổ sung đầy đủ, hoàn thiện tất cả các kiến thức cho cả 3 môn thi là điều không thể thực hiện được. Khi đó, các em cần cân nhắc lựa chọn cho mình những nội dung kiến thức quan trọng nhất, dễ tiếp thu nhất và có khả năng nắm vững được nhất, hay rơi vào đề thi nhất để ôn tập. 
Những nội dung còn bỏ sót cũng cần được đọc lướt qua để có một chút ý niệm trong nhận thức, phục vụ cho việc chọn ngẫu nhiên sau này. 
2, Đọc kỹ đề thi và gạch chân những chi tiết, những số liệu quan trọng 
Một sai lầm chết người mà thí sinh mắc phải trong quá trình làm bài thi là: Nên bắt đầu làm bài từ câu số 1, lần lượt lướt nhanh, quyết định làm những câu cảm thấy dễ và chắc chắn, đồng thời đánh dấu trong đề thi những câu chưa làm được. Lần lượt thực hiện đến câu trắc nghiệm cuối cùng trong đề. Sau đó, quay trở lại "giải quyết" những câu đã tạm thời bỏ qua. 
Lưu ý, khi thực hiện vòng hai cũng cần khẩn trương. Nên làm những câu tương đối dễ hơn, bỏ lại những câu quá khó để giải quyết trong lượt thứ ba, nếu còn thời gian.

Đây vốn là một lời khuyên mà các thầy cô giáo cũng như các phương tiện truyền thông vẫn thường dùng để rao giảng cho các em khi làm bài, nhưng nó chỉ phù hợp với đề thi tự luận, còn trong trắc nghiệm, nó là một sai lầm chết người. 
Nếu bạn bấm đồng hồ rồi thử đọc thật to và nhanh đề bài và các đáp án của 1 câu hỏi trắc nghiệm, bạn sẽ thấy, thời gian để ta kịp đọc xong đề và ghi nhận được những thông tin cần thiết cho 1 câu hỏi trung bình là 15 - 20s/câu. Điều đó có nghĩa là để đọc trọn vẹn 50 câu trong 1 đề thi trắc nghiệm, sẽ phải mất chừng 12 - 15 phút và chưa cần phải suy nghĩ hay làm gì, chỉ6 – 8 lần đọc đi đọc lại là hết giờ. 
Thực tế là trong quá trình làm bài, sự tập trung cao độ của thí sinh sẽ khiến cho các em nhanh chóng quên đi câu hỏi mà mình đã đọc trước đó, do đó, mỗi lần bỏ qua là một lần quên, mỗi lần đọc lại là lại thấy câu hỏi đó mới và việc đọc đi đọc lại như thế sẽ nhanh chóng đốt cháy hết thời gian làm bài của các em. 
Để khắc phục điều đó, việc các em cần thực hiện ngay là phải đọc thật kỹ và dứt khoát đề thi, nhanh chóng ghi nhận và gạch chân lại những thông tin quan trọng để nhập tâm và ghi nhớ ngay vào trong đầu, vừa tránh được sai sót trong quá trình giải (bỏ sót dữ kiện), vừa giúp các  em nhanh chóng nhớ lại bài toán khi đọc lại lần sau. 
Đồng thời, ngay sau khi đọc đề, các em cũng nên ghi lại những phân tích, nhận định của mình ngay bên cạnh câu hỏi, để tiện xem lại những lần sau (nếu như chưa giải được ngay lúc đó). Tốt nhất là giới hạn ngay các đáp án có khả năng đúng nếu có thể. 
Có thể nói là đáp án gây nhiễu của ta hiện nay chưa thực sự tốt, nhiều tác giả ra đề thi còn khá tùy tiện trong việc đưa đáp án nhiễu, hoặc là đáp án nhiễu không lừa nổi học sinh, không đánh trúng vào lỗi sai của học sinh, thậm chí một số đề thi còn thể hiện sự thiếu trách nhiệm của người ra đề. 
Một học sinh kiến thức Hóa học không thật tốt nhưng tư duy logic tốt vẫn hoàn toàn có thể giới hạn đáp án để nâng cao xác suất chọn ngẫu nhiên được đáp án đúng. Việc phân tích đáp án là cực kỳ quan trọng, vì có một số bài toán không thể giải được đến cùng mà chỉ có thể chọn được đáp án đúng nhất, hoặc có những bài toán mà học sinh chỉ nhìn ra được phương pháp giải sau khi đọc đáp án. 
4, Lựa chọn phương pháp và giải quyết vấn đề
Sau khi đã đọc kỹ đề, ghi nhận các thông tin quan trọng và giới hạn đáp án thì việc tiếp theo là giải quyết bài toán. Thực tế là một bài toán có thể có nhiều phương pháp giải khác nhau, việc làm sao chọn được cách giải nhanh, gọn và tiết kiệm thời gian nhất đòi hỏi nhiều yếu tố và cần cả một quá trình rèn luyện tích cực thì mới có thể đạt được. Trong thi trắc nghiệm, một phương pháp giải hay chưa chắc đã được ghi nhận, do đó, “cách của mình là cách làm nhanh 
nhất”, tốt nhất là các em hãy lựa chọn cho mình cách làm mà các em nắm chắc nhất, hiểu rõ nhất và nghĩ ra nhanh nhất vào thời điểm đó. 
5, Soát lại đề thi, làm lại những câu hỏi chưa hoàn thành 
Nếu thời gian làm bài đã gần hết hoặc giải nhiều lần không ra thì cần bình tĩnh xem xét các đáp án, chú ý các thông tin, các phân tích từ những lần trước, giới hạn lại các đáp án “khảnghi” rồi nhanh chóng chọn ngẫu nhiên. 
Tuyệt đối không bỏ qua bất kỳ câu hỏi nào trong đề thi! 
III. Một số ví dụ minh họa
1. Đưa một hỗn hợp khí N2 và H2 có tỷ lệ 1:3 vào tháp tổng hợp, sau phản ứng thấy thể tích khí đi ra giảm 1/10 so với ban đầu. Tính thành phần phần trăm về thể tích của hỗn hợp khí  sau phản ứng. 
A. 20%, 60%, 20%
B. 22,22%, 66,67%, 11,11%
C. 30%, 60%, 10%
D. 33,33%, 50%, 16,67%
Để giải nhanh bài toán này, ta có thể dựa vào 2 kết quả quan trọng: 
- Trong phản ứng có hiệu suất nhỏ hơn 100%, nếu tỷ lệ các chất tham gia
phản ứng bằng đúng hệ số cân bằng trong phương trình phản ứng, thì sau phản ứng,phần chất dư cũng có tỷ lệ đúng với hệ số cân bằng trong phản ứng. Cụ thể trường hợp này là 1:3. Do đó A và B có khả năng là đáp án đúng. 
- Trong phản ứng tổng hợp amoniac, thể tích khí giảm sau phản ứng đúng bằng thể tích khí NH3 sinh ra, do đó, trong trường hợp này, %NH3 = 10% hỗn hợp đầu  hay là 1/9 =11,11% hỗn hợp sau. Do đó B là đáp án đúng 
2. Cho các phản ứng:
 Các chất A, D, E và G có thể là: 
Nhận xét: Tất cả các đáp án đã cho đều có cùng kết quả với D, E, G. Do đó ta chỉ cần 
quan tâm đến A. Để tìm A, ta xét riêng phản ứng A D + G. Vì D và G đã chắc chắn là K và Cl

2 nên A phải không chứa O → A là KCl → đáp án B
1. Hợp chất nào sau đây có tính axit mạnh nhất?
A. CCl3-COOH
B.CH3COOH
C. CBr3COOH
D. CF3COOH
Nhận xét: Cho dù không có khái niệm gì về độ mạnh yếu của acid ở đây, nhưng căn cứ
vào biến thiên tính chất trong dãy Halogen, có thể dự đoán đáp án đúng là B hoặc D 
2. Hỗn hợp X gồm 2 axit no: A1 và A2. Đốt cháy hoàn toàn 0,3mol X thu
được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Để trung hòa 0,3 mol X cần 500ml dung dịch NaOH 1M. 
Công thức cấu tạo của 2 axit là: 
A. CH3COOH và C2H5COOH
B. HCOOH và C2H5COOH
C. HCOOH và HOOC-COOH
D. CH3COOH và HOOC-CH2-COOH
Nhận xét: số nguyên tử C trung bình = nCO2/n(acid) = 5/3 một trong 2 acid phải là 
HCOOH đáp án có thể là B hoặc C. 


3. Đốt cháy một axit no đa chức Y ta thu được 0,6 mol CO2 và 0,5 mol nước.
Biết mạch cacbon là mạch thẳng. Cho biết công thức cấu tạo của Y 
A. HOOC-COOH
B. HOOC-CH2-COOH
C. HOOC-C(CH2)2-COOH
D. HOOC-(CH2)4-COOH
Nhận xét: căn cứ vào các đáp án có thể thấy acid đã cho là acid 2 chức, no, do đó CTPT 
là CnH2n-2O4 → nacid = nCO2 – nH2O = 0,1 mol; số nguyên tử C = nCO2/nacid → D đúng
4. Có 2 chất hữu cơ X và Y đều chứa các nguyên tố C, H, O. 2,25 gam chất
X tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch KOH 1M. Đốt cháy hoàn toàn 3 gam chất Y 
được 4,4 gam CO2 và 1,8 gam H2O. 
Biết chất X tác dụng với Na2CO3 giải phóng CO2. Công thức phân tử của chất X 
là: 
A. CH3COOH
B. HOOC-CH2-COOH
C. (COOH)2
D. Kết quả khác
Nhận xét: nH2O = nCO2 → acid/ester no, đơn chức → A hoặc D đúng
5. Công thức đơn giản nhất của một axit hữu cơ X là (CHO)n. Khi đốt cháy 1
mol X ta thu được dưới 6 mol CO2 công thức cấu tạo của X là: 
A. HOOC-CH=CH-COOH
B. CH2=CH-COOH
C. CH3COOH
D. Kết quả khác
Nhận xét: X phải có 6 C nên đáp án là D

Xem thêm
Chiến thuật chọn ngẫu nhiên trong bài thi trắc nghiệm môn Hóa học thi THPT Quốc Gia (trang 1)
Trang 1
Chiến thuật chọn ngẫu nhiên trong bài thi trắc nghiệm môn Hóa học thi THPT Quốc Gia (trang 2)
Trang 2
Chiến thuật chọn ngẫu nhiên trong bài thi trắc nghiệm môn Hóa học thi THPT Quốc Gia (trang 3)
Trang 3
Chiến thuật chọn ngẫu nhiên trong bài thi trắc nghiệm môn Hóa học thi THPT Quốc Gia (trang 4)
Trang 4
Chiến thuật chọn ngẫu nhiên trong bài thi trắc nghiệm môn Hóa học thi THPT Quốc Gia (trang 5)
Trang 5
Chiến thuật chọn ngẫu nhiên trong bài thi trắc nghiệm môn Hóa học thi THPT Quốc Gia (trang 6)
Trang 6
Chiến thuật chọn ngẫu nhiên trong bài thi trắc nghiệm môn Hóa học thi THPT Quốc Gia (trang 7)
Trang 7
Chiến thuật chọn ngẫu nhiên trong bài thi trắc nghiệm môn Hóa học thi THPT Quốc Gia (trang 8)
Trang 8
Chiến thuật chọn ngẫu nhiên trong bài thi trắc nghiệm môn Hóa học thi THPT Quốc Gia (trang 9)
Trang 9
Chiến thuật chọn ngẫu nhiên trong bài thi trắc nghiệm môn Hóa học thi THPT Quốc Gia (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 12 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống