Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Soạn văn lớp 11: Ngữ cảnh mới nhất, tài liệu bao gồm 6 trang, trả lời đầy đủ các câu hỏi lý thuyết chuẩn bị bài trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Soạn bài lớp 11: Ngữ cảnh
1. Soạn bài lớp 11: Ngữ cảnh mẫu 1
1.1. Câu 1 (trang 106 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
+ Hoàn cảnh sáng tác: Nguyễn Đình Chiểu viết bài văn tế để tế những nghĩa sĩ đã
hi sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc đêm 16-12-1861.
+ Tiếng phong hạc phập phồng hơn mười tháng, trông tin quan như trời hạn trông
mưa: nhân dân thấp thỏm vì tin địch đang đến, lo lắng cho vận nước, cho quê nhà.
+ ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ, muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ: sự căm
tức, căm ghét đến tột cùng giặc ngoại xâm.
+ mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, bòng bong che trắng lốp, ống khói chạy đen sì:
cuộc sống nơi quê hương vị vấy bẩn, ô uế bởi bọn xâm lăng.
1.2. Câu 2 (trang 106 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Hiện thực được nói đến: cuộc sống buồn, cô đơn, số phận lẻ loi, duyên phận dở
dang của người phụ nữ.
1.3. Câu 3 (trang 106 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Hiểu biết về ngữ cảnh → hình ảnh bà Tú:
+ Người phụ nữ có hoàn cảnh sống vất vả, phải lo toan gánh vác gia đình thay
chồng.
+ Người phụ nữ tần tảo, có phẩm chất, đức tính tốt đẹp, được chồng yêu thương,
trân trọng.
1.4. Câu 4 (trang 106 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Những yếu tố ngữ cảnh đã chi phối nội dung của các câu thơ:
+ Thời buổi đầu xã hội phong kiến nửa thực dân, truyền thống khoa cử tốt đẹp của
dân tộc bị phá vỡ, trở nên hỗn tạp.
+ Xã hội xuất hiện tầng lớp mới, là những ông quan sứ, những bà đầm.
1.5. Câu 5 (trang 106 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
+ Câu hỏi cần được hiểu: Người được hiểu có thiết bị để xem giờ hay không.
+ Mục đích: Hỏi giờ.
Ý nghĩa
+ Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời
nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói.
+ Ngữ cảnh bao gồm: nhân vật giao tiếp, bối cảnh rộng và hẹp, hiện thực được đề
cập đến, văn cảnh.
+ Ngữ cảnh có vai trò quan trọng cả với quá trình tạo lập và quá trình lĩnh hội lời
nói.
2. Soạn bài lớp 11: Ngữ cảnh mẫu 2
2.1. Kiến thức cơ bản
Khái niệm
Ngữ cảnh là tất cả những gì có liên quan đến việc tạo lập và hiểu câu nói,
bao gồm văn cảnh và tình huống giao tiếp
Văn cảnh là những từ ngữ, câu đi trước hoặc đi sau một đơn vị ngôn ngữ
đang xét.
Tình huống giao tiếp: Trước hết, đó là tình huống giao tiếp cụ thể, tức hoạt
động giao tiếp diễn ra ở đâu, bao giờ, các bên tham gia giao tiếp gồm những
ai.
Trong tình huống giao tiếp, quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp là yếu tố quan
trọng, bao gồm: quan hệ xã hội (quan hệ thân sơ, quan hệ vị thế), trạng thái tâm lí,
hiểu biết, chủ đề giao tiếp, mục đích giao tiếp, công cụ giao tiếp...
Tình huống giao tiếp còn được hiểu rộng hơn là bối cảnh văn hoá, xã hội, chính
trị... của cuộc giao tiếp.
2.2. Rèn kĩ năng
2.2.1. Những yếu tố làm nên ngữ cảnh của cuộc giao tiếp trong trích đoạn
tuồng Đổng Mẫu.
Văn cảnh là lời đối thoại giữa các nhân vật về việc ép Đổng Mẫu hàng họ Tạ.
Tình huống giao tiếp bao gồm:
Dưới triều nhà Tề ở Trung Quốc, trong phủ họ Tạ.
Các nhân vật giao tiếp chia làm hai phe: chính nghĩa có Đổng Mẫu, Đổng
Kim Lân (quan hệ thân sơ - hai mẹ con), phe phi nghĩa có Hổ Bôn, Lôi
Nhược, Ôn Đình (vừa quan hệ vị thế - anh em, vừa quan hệ thân sơ - chủ tớ).
Hai phe ở trong tình thế đối nghịch nhau. Ngôn ngữ, cách xưng hô của các
nhân vật thay đổi theo diễn biến nội dung câu chuyện.
Tình huống giao tiếp: Thái sư Tạ Thiên Lăng cướp ngôi vua Tề, Đổng Kim
Lân không chịu khuất phục. Anh em Tạ Thiên Lăng sai bắt mẹ Kim Lân để
buộc chàng phải quy thuận. Nhưng Đổng Mẫu đã không chịu khuất phục, bà
thà chịu chết chứ không chấp nhận để con trai quy hàng giặc Tạ.
2.2.2. Cuộc giao tiếp giữa nhà văn và độc giả là một cuộc giao tiếp đặc biệt,
ngoài các yếu tố chung của hoạt động giao tiếp, cuộc giao tiếp này có một số
điểm khác biệt với giao tiếp hàng ngày.
Nhân vật giao tiếp không đối diện nhau.
Nội dung giao tiếp là vấn đề nhà văn đặt ra trong tác phẩm, sản phẩm sáng
tạo của nhà văn.
Công cụ giao tiếp là ngôn ngữ, là hình tượng nghệ thuật do nhà văn xây
dựng trong tác phẩm.
Hoàn cảnh giáo tiếp rất đa dạng.
Quan hệ giao tiếp: người sáng tạo - người thưởng thức.
2.2.3. Khi tìm hiểu một tác phẩm cụ thể, để hiểu rõ, đúng và sâu sắc nội dung
tác phẩm, cần phải tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và tiểu sử của nhà
văn là vì:
Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm chính là một yếu tố quan trọng của tình
huống giao tiếp. Đó là bối cảnh văn hoá xã hội của hoạt động giao tiếp. Hoạt
động giao tiếp bao gồm hai tầng: cuộc giao tiếp giữa nhà văn và bạn đọc,
cuộc giao tiếp giữa các nhân vật trong tác phẩm.
Tiểu sử tác giả cũng là một yếu tố của hoàn cảnh giao tiếp, nó ảnh hưởng và
để lại dấu ấn trong sáng tác của nhà văn. Tìm hiểu tiểu sử của nhà văn là tìm
hiểu về hoàn cảnh và nhân vật giao tiếp.
Ví dụ: Tìm hiểu Chiếu cầu hiền cần biết:
Ngô Thì Nhậm là ai, sinh vào thời nào, là người ra sao, tại sao lại viết Chiếu
cầu hiền?
Chiếu cầu hiền được viết trong hoàn cảnh nào và với mục đích gì?
Từ đó mới thấy được việc Quang Trung giao cho Ngô Thì Nhậm viết Chiếu cầu
hiền trong hoàn cảnh đó là đúng đắn và cần thiết. Những lí lẽ mà tác giả đưa ra
trong bản chiếu đã thể hiện được đường lối trị nước đúng đắn của vua Quang
Trung.
2.2.4. Cách xưng hô của nhân vật trong đoạn trích Cha tôi của Đặng Huy Trứ
có sự thay đổi khi sang trọng khi thân mật là do ngữ cảnh đối thoại quy định.
Cùng một nhân vật nhưng khi tham gia vào những cuộc giao tiếp khác nhau (khác
về đối tượng giao tiếp, khác về nội dung giao tiếp, khác về mục đích giao tiếp,
khác về ngữ cảnh, ...) sẽ có vị thế giao tiếp khác nhau.
Vì vậy, cách xưng hô của nhân vật trong từng tình huống phải thay đổi linh hoạt
cho phù hợp. Ví dụ: Các sĩ tử khi nghe công bố kết quả thi thì gọi Đặng Văn Trọng
là tiên sinh bởi vì quan hệ giữa các sĩ tử và Đặng Văn Trọng là quan hệ đồng môn,
Đặng Văn Trọng là người lớn tuổi hơn và có tài. Cách gọi ấy thể hiện thái độ tôn
trọng của các sĩ tử đối với ông.
3. Soạn bài lớp 11: Ngữ cảnh mẫu 3
3.1. Phần I - KHÁI NIỆM
- Câu nói “Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?” là câu nói vu vơ vì không thể
xác định được.
- Các nhân vật giao tiếp: ai nói, ai nghe, vị trí xã hội, quan hệ giữa người nói và
người nghe.
- Thời gian, không gian giao tiếp câu đó mập mờ.
- Đối tượng được nói đến: chưa xác định rõ vì từ “họ” là một danh từ chỉ một số
người, nhóm người nói chung chung.
- Thời điểm của sự phủ định: “chưa ra” tính từ thời điểm.
- Cụm từ “giờ muộn thế này”: không thể các định rõ được thời gian như thế nào là
muộn với người đang nói câu này.
* Khái niệm:
Ngữ cảnh chính là bối cảnh ngôn ngữ, ở đó người nói (viết) sản sinh ra lời nói
thích ứng, còn người nghe (đọc) căn cứ vào đó để lĩnh hội được đúng lời.
3.2. Phần II - LUYỆN TẬP
Câu 1 (trang 106 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
- Bối cảnh đất nước: thực dân Pháp xâm lược nước ta, vua quan nhà Nguyễn đầu
hàng, chỉ có lòng dân thể hiện lòng căm thù và ý chí đấu tranh.
- Bối cảnh câu văn:
+ Tin tức về kẻ thù đã có từ mười tháng rồi, nhưng chưa thây lệnh quan.
+ Trong khi chờ đợi, người nông dân cảm thấy chướng tai gai mắt trước những
hành vi của kẻ thù.
Câu 2 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Hai câu thơ của Hồ Xuân Hương gắn liền với tình huống giao tiếp cụ thể: đêm
khuya, tiếng trống canh dồn dập mà người phụ nữ vẫn cô đơn, trơ trọi … Hiện thực
được nói đến ở đây là hiện thực bên trong, tức là tâm trạng ngậm ngùi chua xót của
nhân vật trữ tình.
Câu 3 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Từ hoàn cảnh của Xã hội Việt Nam thời bấy giờ, hoàn cảnh sống của nhà thơ,
chúng ta có thể hiểu bà Tú là người phụ nữ tần tảo, hi sinh vì chồng vì con. Bà Tú
kiếm sống bằng nghề buôn bán nhỏ. Những chi tiết về hoàn cảnh sống của gia đình
Tú Xương chính là bối cảnh tình huống cho nội dung các câu thơ trong bài.
Câu 4 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
- Hoàn cảnh sáng tác tức là ngữ cảnh của các câu thơ trong bài . Rõ nhất là sự
kiện vào năm Đinh Dậu (1897), chính quyền mới do thực dân Pháp lập nên đã tổ
chức cho các sĩ tử Hà Nội xuống thi chung ở trường Nam Định.
- Trong kì thi đó, Toàn quyền Pháp ở Đông Dương (Đu – me) đã cùng vợ đến
dự.
Câu 5 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
- Bối cảnh giao tiếp hẹp là: trên đường đi, hai người không quen biết gặp nhau.
- Mục đích: cần biết thông tin về thời gian.