Soạn bài Ca dao than thân và ca dao yêu thương, tình nghĩa - ngắn nhất Soạn văn 10

Tải xuống 11 2.7 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Soạn văn lớp 10 bài: Ca dao than thân và ca dao yêu thương, tình nghĩa mới nhất, tài liệu bao gồm 11 trang, trả lời đầy đủ các câu hỏi lý thuyết chuẩn bị bài trong sách giáo khoa Ngữ văn 10, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi  môn Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

 Soạn bài: Ca dao than thân và ca dao yêu thương, tình nghĩa (cực ngắn)
mẫu 1

Bài giảng: Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa (Tiết 1)

1.1. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 84 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Bài 1, 2
a.
- Người than thân: cô gái trẻ
- Thân phận của họ: gian truân, long đong, lận đận, phụ thuộc vào người khác.
b.
- Bài 1: người phụ nữ - tấm lụa đào.
+ Thân phận trôi nổi, chơi vơi, mất phương hướng trong cuộc đời.
- Bài 2: người phụ nữ - củ ấu gai.
+ Lời khẳng định phẩm chất và vẻ đẹp của người con gái
+ Nỗi ngậm ngùi, chua xót cho thân phận người con gái.
=>Vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất trong sáng, thanh cao của người con gái xưa.

Câu 2 (trang 84 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Bài 3
a.
- Cách mở đầu, motip dùng từ “Ai”
- Từ “ai” gợi sự than trách nghe xót xa, ngậm ngùi.
b.
- Hình ảnh ẩn dụ: mặt trăng, mặt trời, sao Hôm, sao Mai (chỉ hai người xứng đôi
vùa lứa).
- Biện pháp so sánh: “ta như sao vượt chờ trăng giữa trời”: khẳng định sự thủy
chung, son sắt của lòng người.
c.
- Câu thơ cuối sử dụng biện pháp so sánh.
+ Lời khẳng định về tình nghĩa thủy chung, son sắt.

+ Ý chí quyết tâm vượt qua những rào cản của tình yêu.
+ Khát khao mong tình yêu có thể cập đến bến bờ hạnh phúc.

Câu 3 (trang 84 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Bài 4
- Thủ pháp nghệ thuật:
+ Ẩn dụ: khăn, đèn.
+ Hoán dụ: mắt.
=> Khăn, đèn, mắt: biểu tượng cho nỗi niềm thương nhớ của người con gái đang
yêu.
+ Phép điệp: “Khăn thương nhớ ai”: nhấn mạnh tô đậm, nỗi nhớ.
+ Câu hỏi tư từ: “khăn thương nhớ ai?”, “Đèn thương nhớ ai?”, “Mắt thương nhớ
ai?”: sự nhớ nhung, bồn chồn, trằn trọc thâu đêm.
+ Câu thơ ngắn gồm 4 tiếng kết hợp với câu lục bát nhấn mạnh sự mong ngóng,
trông chờ, khắc khoải của người con gái.

Câu 4 (trang 84 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Bài 5
- Chiếc cầu - dải yếm trong ca dao tình yêu.
+ Lời ước muốn của cô gái và cũng là lời nói thầm với người yêu.
+ Thổ lộ ước muốn bằng một ý tưởng độc đáo, táo bạo.
=> Chiếc cầu bằng dải yếm: chính là máu thịt, cuộc đời của trái tim rạo rực yêu
thương của cô gái.
- Những bài ca dao xuất hiện hình ảnh chiếc cầu cùng với ý nghĩa tương tự:
Hai ta cách một con sông
Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang

Câu 5 (trang 84 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Bài 6
- Muối và gừng: gia vị, vị thuốc => hương vị trong cuộc sống
- Gừng – muối: biểu trưng cho hương vị của tình người – tình nghĩa thủy chung,
gắn bó, sắt son.

=> Câu 3, 4: khẳng định sự chung thủy, sắt son của đôi vợ chồng dù có gặp khó
khăn, vất vả.
- Một số bài ca dao có biểu tượng muối – gừng:
Tay nâng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

Câu 6 (trang 84 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
- Biện pháp nghệ thuật mà ca dao thường sử dụng:
+ Nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, hoán dụ.
+ Những hình ảnh (motip) mở đầu.
+ Thể thơ: lục bát, lục bát biến thể.
- Những biện pháp này có nét riêng so với nghệ thuật thơ của văn học viết:
+ Nó mang nhiều dấu ấn cộng đồng.
+ Đều quen thuộc, dễ nhận ra.
+ Thơ bác học mang dấu ấn riêng của người nghệ sĩ, trang trọng và quy phạm hơn.

1.2. Luyện tập

Câu 1 (trang 85 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
- Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa
- Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu
- Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ dưới chợ biết vào tay ai
- Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày
- Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân
Các bài ca dao mở đầu bằng “thân em…” có sắc thái ý nghĩa sau:

- Than thân, hờn trách người không biết trân trọng vẻ đẹp của người con gái.
- Tủi thân, thương cho số phận mình.
- Sự ý thức cao về giá trị và vẻ đẹp của bản thân mình.

Câu 2 (trang 85 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
- Nhớ ai như nhớ thuốc lào
Đã chôn cái điếu xuống lại đào điếu lên.
- Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai?
- Gửi khăn, gửi áo, gửi lời
Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa.
- Nhớ khi khăn mở trầu trao
Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình.
Bài ca dao Khăn thương nhớ ai nằm trong hệ thống những bài ca dao nỗi nhớ
người yêu.
Câu thơ “Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” (Nguyễn
Khoa Điềm) lấy ý từ ca dao nhưng khái quát lên cấp độ cao hơn khi tình cảm lứa
đôi hòa quyện vào tình yêu đất nước.

2. Soạn bài: Ca dao than thân và ca dao yêu thương, tình nghĩa (cực ngắn)
mẫu 2

2.1. KIẾN THỨC CƠ BẢN
a. Khái niệm ca dao
Ca dao là những bài hát dân gian. Khái niệm này đặt ca dao vào đúng môi trường
diễn xướng, nghĩa là khi ấy, lời thơ và làn điệu của ca dao gắn bó chặt chẽ với
nhau. Nhưng nếu ta tách khỏi điệu hát thì ca dao là thơ và vì vậy ca dao còn có
nghĩa là một thể thơ dân gian.
Khi sưu tầm, các nhà nghiên cứu thường chỉ ghi chép phần lời thơ. Cũng vậy, khi
học chúng ta cũng chỉ chú ý nhiều đến phần văn tự.

b. Đặc điểm của ca dao
Về nội dung, ca dao phản ánh tâm tư, tình cảm, thế giới tâm hồn của người lao
động. Nó thường được biểu hiện thành: những câu hát than thân, những câu hát
yêu thương tình nghĩa, những tiếng cười trào lộng, châm biếm...
Về nghệ thuật, ca dao là sáng tác tập thể, vì vậy nó kết tinh nghệ thuật ngôn từ của
nhân dân. Nó có những đặc trưng riêng về thể thơ, kết cấu... (ví dụ lối so sánh ví
von, sự lặp đi lặp lại các hình ảnh giàu tính nghệ thuật, lối diễn đạt theo kiểu công
thức...).

2.2. RÈN KĨ NĂNG
2.2.1. Chùm ca dao trữ tình gồm hai nội dung lớn được chia ra cụ thể thành
các nhóm bài sau:
Nội dung than thân: bài 1, 2, 3 đều nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội
xưa.
Nội dung yêu thương tình nghĩa:
Bài 4,5: Thể hiện nỗi nhớ và niềm ước ao mãnh liệt trong tình yêu đôi lứa.
Bài 6: Là câu hát về tình nghĩa thủy chung của con người (nhất là trong tình
yêu và tình chồng vợ).
2.2.2. Về các bài 1, 2
a) Hai lời than thân này đều có hình thức mở đầu là cụm từ "thân em như...." kèm
theo một âm điệu ngậm ngùi, xa xót. Có thể xác định đây là lời than của những cô
gái đang đến độ xuân thì. Tuy có phẩm chất đẹp thế nhưng vẻ đẹp ấy lại không
được nâng niu và trân trọng. Họ không thể tự quyết định được tương lai và hạnh
phúc của mìn. Họ khát khao và chờ mong nhưng vẫn phải gửi cuộc sống của mình
cho số phận.
b) Cả hai bài ca dao tuy đều nói đến thân phận nổi nênh, thiệt thòi của người phụ
nữ trong xã hội xưa. Thế nhưng mỗi bài lại có một sắc thái tình cảm riêng:

 Bài 1: Người phụ nữ ý thức được tuổi xuân và vẻ đẹp của mình (như tấm lụa
đào). Nhưng thân phận lại thật xót xa khi không thể tự quyết định được
tương lai của chính mình (phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?).

 Bài 2: Đây là lời khẳng định phẩm chất và vẻ đẹp đích thực của con người
(ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen). Bài ca còn là lời mời mọc da diết của
cô gái. Lời mời mọc ấy là khát khao của con người mong muốn được khẳng
định cái chân giá trị, cái vẻ đẹp của mình. Tư tưởng của bài ca dao vẫn là nỗi
ngậm ngùi chua xót cho thân phận của người con gái trong xã hội xưa.
 

Bài giảng: Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa (Tiết 2)

Xem thêm
Soạn bài Ca dao than thân và ca dao yêu thương, tình nghĩa - ngắn nhất Soạn văn 10 (trang 1)
Trang 1
Soạn bài Ca dao than thân và ca dao yêu thương, tình nghĩa - ngắn nhất Soạn văn 10 (trang 2)
Trang 2
Soạn bài Ca dao than thân và ca dao yêu thương, tình nghĩa - ngắn nhất Soạn văn 10 (trang 3)
Trang 3
Soạn bài Ca dao than thân và ca dao yêu thương, tình nghĩa - ngắn nhất Soạn văn 10 (trang 4)
Trang 4
Soạn bài Ca dao than thân và ca dao yêu thương, tình nghĩa - ngắn nhất Soạn văn 10 (trang 5)
Trang 5
Soạn bài Ca dao than thân và ca dao yêu thương, tình nghĩa - ngắn nhất Soạn văn 10 (trang 6)
Trang 6
Soạn bài Ca dao than thân và ca dao yêu thương, tình nghĩa - ngắn nhất Soạn văn 10 (trang 7)
Trang 7
Soạn bài Ca dao than thân và ca dao yêu thương, tình nghĩa - ngắn nhất Soạn văn 10 (trang 8)
Trang 8
Soạn bài Ca dao than thân và ca dao yêu thương, tình nghĩa - ngắn nhất Soạn văn 10 (trang 9)
Trang 9
Soạn bài Ca dao than thân và ca dao yêu thương, tình nghĩa - ngắn nhất Soạn văn 10 (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 11 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống