Sơ đồ tư duy bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 10

Tải xuống 13 4.9 K 6

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 10 tài liệu sơ đồ tư duy bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa hay nhất, gồm 13 trang đầy đủ những nét chính về văn bản như:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa Ngữ văn lớp 10.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Sơ đồ tư duy bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 10:

Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

Bài giảng: Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa (Tiết 1)

A. Sơ đồ tư duy bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

 Sơ đồ tư duy bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

Sơ đồ tư duy bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

B. Tìm hiểu bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

I. TÁC PHẨM

1. Thể loại: Ca dao

  Là lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả đời sống nội tâm con người.

2. Giá trị nội dung

Ca dao diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước.

3. Giá trị nghệ thuật

Lời ca ngắn, ngôn ngữ gần gũi, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, lối diễn đạt đậm sắc thái dân gian.

4.Phân loại ca dao

- Bài 1, 2: Ca dao than thân.

- Bài 3,4,5,6: Ca dao yêu thương tình nghĩa.

II. DÀN Ý PHÂN TÍCH

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về ca dao (giá trị nội dung, nghệ thuật). 

2. Thân bài

a. Bài ca dao 1

- Âm điệu: xót xa, ai oán, than trách.

- Chủ thể lời than: người phụ nữ trong xã hội cũ.

- Công thức (môtíp) mở đầu: Thân em.

Chữ “thân” trong từ “thân phận” chỉ địa vị xã hội thấp hèn và cảnh ngộ không may của con người, do số phận định đoạt, không thể thoát khỏi được (theo quan niệm duy tâm).

→ Tạo cho lời than thân ngậm ngùi, xót xa, có tác dụng nhấn mạnh đến thân phận nhỏ nhoi, đáng thương của người phụ nữ.

Môtíp “thân em” xuất hiện với tần số khá lớn trong ca dao.

 Lời than thân đã trở thành “lời chung’của người phụ nữ trong XHPK bất công.

- Biện pháp nghệ thuật

So sánh - ẩn dụ → Tạo mối quan hệ tương đồng giữa thân phận con người với sự vật, hiện tượng.

Thân em - tấm lụa đào - phất phơ giữa chợ.

- Là tiếng nói tự khẳng định giá trị, phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ: Hình ảnh tấm lụa đào sang trọng, quý giá, đẹp đẽ biểu tượng cho nhan sắc rực rỡ giữa độ xuân thì, tâm hồn đằm thắm, dịu dàng của người phụ nữ.

Cách xây dựng tương quan đối lập:

 Hình ảnh tấm lụa đào và tấm lụa đào phất phơ giữa chợ là sự đối lập giữa vẻ đẹp, giá trị và thân phận.

Chợ: không gian ồn ào, phức tạp, xô bồ với đủ người thanh, kẻ thô, hiền nhân quân tử lẫn phàm phu tục tử   Tấm lụa đào không thể tự lựa chọn người mua.                                    

Phất phơ cái thế bấp bênh, chông chênh.

Biết vào tay ai  Cảm giác chới với, đắng cay của thân phận không thể tự lựa chọn, quyết định được hạnh phúc, tương lai của mình. Nỗi đau xót nhất của nhân vật trữ tình trong lời than thở chính là khi vừa bước vào độ tuổi đẹp nhất, hạnh phúc nhất của cuộc đời thì nỗi lo thân phận lại ập đến ngay. 

→ Bài ca dao là lời than của cô gái có thân phận bị phụ thuộc, không thể làm chủ và quyết định được tương lai, hạnh phúc của mình.

b. Bài ca dao 2

So sánh “thân em” với “củ ấu gai”, cách so sánh làm người ta dễ hình dung về người con gái nhưng lại thấy thân phận không được may mắn khi vẻ đẹp bên trong bị khuất lấp bởi vẻ bên ngoài.

- “Củ ấu gai” có vỏ ngoài màu đen tượng trưng cho người con gái có vẻ ngoài không đẹp, chịu thiệt thòi về hình thức. 

- “Ruột trong thì trắng” tượng trưng cho phẩm chất, tâm hồn cao đẹp, trong trắng. Vẻ đẹp này bị khuất lấp sau lớp vỏ bên ngoài. Để biết rõ phẩm chất cao đẹp ấy cần “nếm”, tức cần có sự tiếp xúc, gần gũi thì phẩm chất tốt ấy mới được bộc lộ và được khẳng định.

- Nỗi đau của người con gái lại được biểu hiện trong hoàn cảnh không được đánh giá đúng mức chỉ vì hình thức bên ngoài xấu xí (như củ ấu). Sự trái ngược giữa hình thức với nội dung "Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen" khiến cho cô gái bị hiểu nhầm.

  - Nét đẹp của cô gái trong bài ca này chủ yếu nhấn mạnh vẻ đẹp nội tâm với tâm hồn nhân cách cao đẹp. Nhưng xót xa thay ít ai lại để ý đến vẻ đẹp bên trong ấy và dường như người phụ nữ bị đánh giá không đúng mực  mang lại tủi cực. 

c. Bài ca dao 3

- "Ai" là đại từ phiếm chỉ. Có thể chỉ chung tất cả mọi người, có thể chỉ đối phương. Dù từ “ai” chỉ đối tượng nào nó cũng nhằm chỉ đối tượng đã gây nên sự đau khổ trong tình yêu của nhân vật trữ tình.

- “Chua xót lòng này” là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác chỉ sự đau khổ khi phải tình sâu đậm nay thành dở dang.

- Bị lỡ duyên, tình nghĩa vẫn thủy chung. Điều đó được khẳng định qua các cặp ẩn dụ. Sao Hôm, sao Mai, mặt Trăng - mặt Trời (để chỉ hai người vừa đôi phải lứa); còn thể hiện qua hình ảnh so sánh "Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời", ý nói tình duyên tuy không thành nhưng lòng người vẫn đơn phương chờ đợi, vẫn mong có ngày gặp nhau.

- Tác giả lấy các hình ảnh thiên nhiên vũ trụ (sao Hôm, sao Mai, sao Vượt, mặt Trăng, mặt Trời) gắn bó với cuộc sống lao động của những chàng trai, cô gái nông thôn (trong lao động họ thường phải đi sớm, về khuya, một sương, hai nắng...) cho nên, những hình ảnh này dễ đi vào liên tưởng, suy nghĩ cảm xúc của họ. Hơn thế, những hình ảnh thiên nhiên vũ trụ này luôn vĩnh hằng, nó là biểu tượng cho tình yêu mãi mãi thủy chung, không bao giờ đổi thay.

- Ý nghĩa của câu cuối: Dù mình không còn nhớ đến ta, thì ta vẫn chờ đợi tình yêu của mình không bao giờ thôi, giống như sao Vượt cứ đứng giữa trời chờ đợi trăng lên.

- Vẻ đẹp của câu ca thể hiện trong hình tượng sao Vượt, cũng tức là nằm trong sự so sánh, liên tưởng độc đáo: chàng trai thấy sao Vượt (tức sao Hôm) thường mọc từ khi trời chưa tối và khi trời mới tối xuống đã thấy sao sáng trên đỉnh trời rồi.

- Vẻ đẹp của câu ca dao còn thể hiện trong tình cảm. Tâm hồn tác giả, ở đây tác giả dân gian đã thể hiện vẻ đẹp của một tâm hồn cao thượng, với tình yêu thủy chung, son sắt, không đổi thay.

d. Bài ca dao 4

- Nhân vật trữ tình: cô gái.

Nỗi nhớ thương

- Điệp từ “thương nhớ” (5 lần):

→ Nỗi nhớ chồng chất, triền miên, cồn cào, da diết như những lớp sóng đang dồn vỗ trong tâm hồn cô gái đang yêu.

- Hình ảnh khăn

+ Là vật trao duyên, vật kỉ niệm gợi nhớ “người đàng xa”.

-“Gửi khăn, gửi áo, gửi lời,

Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa”.

  • “Nhớ khi khăn mở trầu trao

Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình”.

 + Là vật luôn gắn bó, chia sẻ tâm tình với người con gái.

- Điệp từ “khăn” (6 lần, ở vị trí đầu câu thơ) cấu trúc điệp vắt dòng và điệp ngữ “Khăn thương nhớ ai” (3 lần) diễn tả nỗi nhớ triền miên, da diết, khắc khoải, vừa rất mãnh liệt vừa rất nữ tính..

- Những trạng thái của chiếc khăn:

Thương nhớ.

+ Rơi xuống đất.

+ Vắt lên vai.

+ Chùi nước mắt.

  Những hình ảnh nhân hoá và một loạt các động từ chỉ sự vận động trái chiều (vắt → rơi, lên  xuống) cộng hưởng với hình ảnh những giọt nước mắt đã diễn tả nỗi nhớ trải ra không gian nhiều chiều và tâm trạng rối bời, ngổn ngang trăm mối của cô gái.

- Hình ảnh ngọn đèn gợi thời gian ban đêm, nỗi nhớ chuyển từ không gian sang thời gian, từ ngày sang đêm nên càng thêm sâu sắc, da diết.

- Hình ảnh ngọn đèn không tắt là ẩn dụ chỉ ngọn lửa tình yêu bừng cháy, mãnh liệt, nỗi nhớ đằng đẵng với thời gian. Hình ảnh ngọn đèn gợi tả chiều dài của nỗi nhớ dằng dặc theo thời gian.

- Hình ảnh đôi mắt:

+ Là hình ảnh hoán dụ.

+ Là cửa sổ tâm hồn con người khó giấu cảm xúc, tình yêu qua nó.

“Mắt ngủ không yên” Sự trằn trọc, thao thức  nỗi nhớ xâm nhập cả tiềm thức và vô thức của cô gái. 

 Hình ảnh đôi mắt diễn tả chiều sâu của nỗi nhớ.

10 câu đầu:

+ Diễn tả không gian ba chiều của nỗi nhớ (trải rộng theo không gian, trải dài theo thời gian và thâm nhập vào chiều sâu tiềm thức và vô thức của con người).

+ Thể hiện sự vận động cứ tăng dần, mãnh liệt, sôi trào của nỗi nhớ.

* Nỗi lo phiền

- Thể thơ: lục bát (khác 10 câu trên: thể vãn bốn) âm điệu da diết, khắc khoải, lắng sâu.

- Lo phiền: lo lắng, phiền muộn, tâm trạng nảy sinh khi con người đối diện với những trở ngại trong cuộc sống.

- Cô gái lo phiền: vì không yên một bề.  

 Nỗi lo của cô gái trước ngưỡng cửa hôn nhân.

 Đặt trong hoàn cảnh cuộc sống người phụ nữ xưa và trong hệ thống những bài ca dao than thân về hôn nhân gia đình, cô gái lo âu vì lễ giáo phong kiến bất công, hủ tục của xã hội cũ khiến tình yêu dù có thiết tha sâu nặng nhưng không dễ gì dẫn tới được hôn nhân, đơm hoa kết trái: 

“Thương anh cũng muốn nói ra

Sợ mẹ bằng đất, sợ cha bằng trời”.

Mối quan hệ giữa nỗi nhớ thương và nỗi lo phiền:

- Cùng một cội rễ nguyên nhân:

+ Thương nhớ: vì yêu, vì xa cách.

+ Lo phiền: vì yêu, vì tình yêu còn bị ngăn cách bởi những trở ngại.

- Bước phát triển từ cảm xúc nhớ thương đến nỗi lo âu mênh mông cho hạnh phúc lứa đôi thể hiện khao khát hạnh phúc chính đáng của người con gái.

Tiểu kết: Bài ca dao thể hiện nỗi nhớ thương bồn chồn, da diết xen lẫn những lo âu của một trái tim chân thành, cháy bỏng yêu thương.

e. Bài ca số 5

- “Ước gì”thể hiện mong muốn của cô gái khi muốn hiện thực hóa một điều phi lí “sông rộng một gang” nhưng lại rất có lí để nói lên khao khát gắn kết tình cảm, bày tỏ tình yêu với người yêu. 

- “Sông rộng một gang” là ước muốn được rút ngắn khoảng cách, hơn thế còn là mong muốn xóa bỏ những rào cản ngăn cách tình yêu của đôi lứa để nó được chấp thuận, tình yêu được dẫn lối cho “chàng sang chơi”.

- Chiếc cầu - dải yếm là một mô-tip nghệ thuật chỉ có trong ca dao để nói lên ước muốn mãnh liệt của người bình dân trong tình yêu.

- "Chiếc cầu" có ý nghĩa tượng trưng cho sự nối liền khoảng cách tình cảm giữa con người với con người.

- "Chiếc cầu - dải yếm" là một hình tượng độc đáo trong ca dao thể hiện khát vọng tình cảm mãnh liệt của các đôi trai gái, khát vọng về kết nối tình yêu lứa đôi, xa hơn nữa đó là mong muốn được kết duyên.

f. Bài ca dao 6

- Muối và gừng:

+ Là những gia vị trong bữa ăn của nhân dân ta.

+ Còn được dùng như những vị thuốc lúc đau ốm của người lao động nghèo.

+ Là những vật luôn gắn bó với nhau.

+ Thử thách thời gian không làm nhạt phai hương vị: Muối ba năm - còn mặn/ Gừng chín tháng - còn cay.

- Hình ảnh biểu tượng: muối mặn - gừng cay. Đó là những hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho những cay đắng, mặn mà của tình người nhất là tình cảm vợ chồng. 

 Đồng thời sự gắn bó tự nhiên của chúng còn biểu trưng cho tình nghĩa thủy chung của  con người.  

- Tình nghĩa con người: “Ba vạn sáu ngàn ngày- mới xa.”: Cả đời người chỉ có cái chết mới đủ sức chia lìa con người.

Tiểu kết: Bài ca dao trên thể hiện sự gắn bó thuỷ chung, son sắt, bền vững của tình cảm vợ chồng.

III. MỘT SỐ CÂU HỎI ĐỌC HIỂU VÀ BÀI PHÂN TÍCH

Câu hỏi: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
Ai ơi, nếm thử mà xem!
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên?

Câu 2. Xác định thể loại của văn bản trên?

Câu 3. Tìm các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao trên?

Câu 4. Viết đoạn văn (khoảng 5 đến 7 câu) nêu suy nghĩ của em về hình ảnh người con gái xưa?

Trả lời:

Câu 1. Phương thức biểu đạt của văn bản trên là biểu cảm.

Câu 2. Thể loại của văn bản trên là ca dao than thân.

Câu 3. Biện pháp nghệ thuật: so sánh “thân em như củ ấu gai”. 

Câu 4. Gợi ý: 

- Hình ảnh người con gái xưa mang vẻ đẹp khuất lấp. 

- Tuy không có ngoại hình xinh đẹp mĩ miều nhưng phẩm phất bên trong lại vô cùng cao đẹp. 

- Vẻ đẹp ấy bị che lấp bởi hình thức bên ngoài mà cần có thời gian, sự tiếp xúc lâu dài vẻ đẹp nhân phẩm mới được tỏa sáng.

Bài phân tích

Phân tích chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa.

   Trong kho tàng ca dao của Việt Nam, chủ đề về phụ nữ vô cùng phong phú. Rất nhiều câu ca dao xoay quanh cuộc đời người phụ nữ và chủ yếu theo mô típ “Thân em…” hoặc “Em như…”. Nó mang rất nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc nói về sự bất công của xã hội và thân phận người phụ nữ nhỏ bé trong xã hội cũ. Mỗi câu ca dao là mỗi lời tâm tình, là khát khao được hạnh phúc. Càng đi sâu vào phân tích chúng ta sẽ càng hiểu hơn cuộc đời người phụ nữ và khát khao chính đáng nhưng lại khó có được. Đặc biệt, dù theo một mô típ nhưng mỗi câu ca dao lại có nội dung phong phú và phản ánh khác nhau, không hề trùng lặp về nội dung cũng như nghệ thuật.

“Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

   Phân tích ca dao than thân yêu thương tình nghĩa – “Tấm lụa đào” là một trong những chất liệu vải vô cùng đẹp và quý thường được các tiểu thư quý tộc sử dụng. Trong câu ca dao, cô gái ví tấm thân mình như tấm lụa đào cho thấy cô đang ở thời kỳ xuân sắc, xinh đẹp và ở độ tuổi phải gả đi. Điều đáng nói là thay vì tấm lụa được nằm trong khay ngọc ngà thì nó lại “phất phơ” giữa chợ, cho thấy sự hoang mang về tương lai. Phụ nữ xã hội cũ khi lấy chồng là do cha mẹ mai mối, không có quyền lựa chọn. May mắn thì gặp được người tâm đầu ý hợp, cả đời sống trong an nhàn. Còn nếu không thì cuộc đời ba chìm bảy nổi, long đong lận đận. Người con gái trong câu ca dao đã hiểu được giá trị của mình nhưng lại không thể quyết định được số phận. Cô chỉ biết băn khoăn rằng, cuộc đời mình rồi sẽ ra sao, sẽ đến với ai cũng như tấm lụa “biết vào tay ai”? Một câu hỏi tu từ, câu hỏi mở, hỏi nhưng cũng như trả lời vậy. Đây cũng là tiếng lòng kêu than của phụ nữ xã hội cũ, họ bị coi thường, rẻ rúng và không được tự quyết định cuộc sống của mình. Nhưng họ vẫn khao khát hạnh phúc.

“Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen

Ai ơi nếm thử mà xem

Nếm ra mới biết là em ngọt bùi”

  Ở xã hội cũ trọng nam khinh nữ thì việc người phụ nữ hiểu được giá trị của mình là một bước tiến mới. Đây chính là nền tảng cho đấu tranh quyền bình đẳng sau này. Khác với câu ca dao đầu, câu ca dao này mang màu sắc khác. Người phụ nữ so sánh mình với củ ấu gai, đây là hình ảnh ẩn dụ cho thấy vẻ đẹp bên ngoài khá xấu xí, không được xinh đẹp. Cũng giống như của ấu gai vỏ ngoài sần sùi đen. Tuy nhiên, nó lại là hình ảnh liên tưởng đến vẻ đẹp bên trong. Người phụ nữ đã ý thức và tự khẳng định giá trị bề sâu bên trong. Dù bề ngoài lem luốc, lam lũ nhưng bên trong vẫn trắng trong. Đặc biệt, hai câu cuối vô cùng táo bạo khi mời mọc tha thiết. Điều này cho thấy khát vọng tự do, khao khát yêu đương và giao cảm của người phụ nữ.

  Bên cạnh hai bài ca dao than thân trên thì hầu hết còn lại là ca dao nghĩa tình.

“Trèo lên cây khế nửa ngày

Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!

Mặt trăng sánh với mặt trời,

Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng.

Mình ơi! Có nhớ ta chăng?

Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời.”

   Các bài ca dao nghĩa tình thời xưa đều theo mô tip “trèo lên…”. Điều này thể hiện sự khó khăn, trái với tự nhiên cho thấy khó khăn chồng chất khó khăn. Tình yêu của đôi trẻ bị ngăn cản bởi các hủ tục phong kiến xã hội. Họ không khác gì sao Mai – sao Hôm, mặt trăng – mặt trời không thể đến với nhau. Nguyên nhân cũng do xã hội phong kiến, những hủ tục lạc hậu, hà khắc đã ngăn cản tình yêu thực sự của đôi lứa. Bên cạnh về lên án xã hội cũ đây cũng là tiếng lòng của chàng trai với người mình yêu. Dù chúng ta như sao Mai – sao Hôm, mặt trăng – mặt trời nhưng chàng vẫn một lòng sắt son : “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”.  Cả câu thơ chính là lên án xã hội phong kiến đã chia rẽ tình yêu lứa đôi và ca ngợi tấm lòng thủy chung son sắt của chàng trai, cô gái.

“Khăn thương nhớ ai,

Khăn rơi xuống đất.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn vắt lên vai.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn chùi nước mắt.

Đèn thương nhớ ai,

Mà đèn không tắt.

Mắt thương nhớ ai,

Mắt ngủ không yên.

Đêm qua em những lo phiền,

Lo vì một nỗi không yên một bề…”

  Trong ca dao nghĩa tình tác giả thường sử dụng những hình ảnh rất đỗi quen thuộc để thể hiện tình cảm nhớ nhung, yêu thương, sắt son của mình. Đó có thể là chiếc khăn thương, ngọn đèn dầu. Chúng đều là những hình ảnh ẩn dụ thể hiện tâm tư nhớ mong của một người con gái. Nỗi nhớ của người con gái được thể hiện qua những vật quen thuộc mà cô ấy hay mang theo, trạng thái của vật cũng không hề tĩnh mà thường xuyên động như: rơi xuống, vắt lên, chùi nước mắt… cho thấy tâm trạng ngổn ngang, rối bời, khắc khoải của người đang yêu. Nỗi nhớ mỗi lúc lại nhiều hơn đến nỗi, đèn không tắt vì nhớ thương, mắt không ngủ vì thương nhớ ai. Dù đều dùng hình ảnh ẩn dụ nhưng chúng ta cũng hiểu rằng đây chính là nỗi lòng của cô gái nhớ nhung người yêu đến cháy lòng. Để rồi câu kết chính là dự cảm bất an của cô gái về cuộc đời của mình. Cô không thể tự quyết định được tương lai, hạnh phúc nhưng cô vẫn chứng tỏ tình yêu chân thành của mình.

“Ước gì sông rộng một gang

Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi”

  Tiếp sang câu ca dao thứ 3. Hình ảnh ẩn dụ cây cầu, dải yếm thật gần gũi nhưng mang ý nghĩa sâu xa. Dòng sông chính là thể hiện sự trắc trở, ngăn cách của đôi tình nhân. Đó có thể là những hủ tục phong kiến của xã hội cũ đã ngăn cản khiến họ khó có thể đến được với nhau. Vậy mà cô gái chỉ ước dòng sông một gang thôi, thật ngắn thôi để đôi lứa có thể “bắc cầu dải yếm” sang chơi hay chính xác hơn là đến được với nhau. Cây cầu dải yếm trong tưởng tượng chính là hạnh phúc, khát khao hạnh phúc. Cô ước gì những khó khăn sẽ rút ngắn lại được để đôi ta dù có trắc trở cũng có thể vượt qua.

“Muối ba năm muối vẫn còn mặn

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

Đôi ta nghĩa nặng tình dày

Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.”

  Hình ảnh muối và gừng là hình ảnh quá đỗi thân thuộc với người dân Việt Nam. Trước đây, muối chính là gia vị quý. Người Nga đón khách thường đem bánh mì và muối ra để đãi khách quý. Cho thấy, muối là gia vị quý, đậm đà thể hiện cho tình cảm đôi lứa đậm đà, thủy chung, son sắt. Kết hợp với hình ảnh gừng cay, đắng cay ngọt bùi ở đời. Như vậy, đôi ta đã cùng nhau trải qua đắng cay ngọt bùi, thủy chung son sắt như muối ba năm, gừng chín tháng. 

Ca dao yêu thương, than thân của Việt Nam thật phong phú và đa dạng. Chỉ với một vài bài ca dao đã có thể lột tả được đầy đủ hoàn cảnh, tâm trạng của người phụ nữ, của các cặp tình nhân. Mỗi câu ca dao là mỗi khát vọng được hạnh phúc, được làm chủ cuộc đời mình. Đồng thời cũng lên án sự hà khắc, những hủ tục phong kiến đã ngăn cách, chia rẽ tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. Bằng các biện pháp ẩn dụ, so sánh tài tình, câu ca dao nào cũng phong phú, đa nghĩa, càng đọc càng thấm và càng thêm yêu, trân trọng sự sáng tạo vô bờ của nhân dân ta trong cuộc sống “miếng đói, miếng no” và chịu biết bao nhiêu sự hà khắc của xã hội phong kiến.

Bài giảng: Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa (Tiết 2)

 

Xem thêm
Sơ đồ tư duy bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 10 (trang 1)
Trang 1
Sơ đồ tư duy bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 10 (trang 2)
Trang 2
Sơ đồ tư duy bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 10 (trang 3)
Trang 3
Sơ đồ tư duy bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 10 (trang 4)
Trang 4
Sơ đồ tư duy bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 10 (trang 5)
Trang 5
Sơ đồ tư duy bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 10 (trang 6)
Trang 6
Sơ đồ tư duy bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 10 (trang 7)
Trang 7
Sơ đồ tư duy bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 10 (trang 8)
Trang 8
Sơ đồ tư duy bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 10 (trang 9)
Trang 9
Sơ đồ tư duy bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 10 (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 13 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống