Soạn bài Nghĩa của câu - ngắn nhất Soạn văn 11

Tải xuống 4 2.2 K 1

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Soạn văn lớp 11: Nghĩa của câu mới nhất, tài liệu bao gồm 4 trang, trả lời đầy đủ các câu hỏi lý thuyết chuẩn bị bài trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi  môn Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

undefined (ảnh 1)

                                                                          Soạn bài Nghĩa của câu
1. Soạn bài Nghĩa của câu mẫu 1
I. Hai thành phần nghĩa của câu
- Nghĩa sự việc:
+ Khái niệm (Xem ở phần ghi nhớ)
+ Một số câu biểu hiện nghĩa sự việc
• Câu biểu hiện hành động
• Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm
• Câu biểu hiện quá trình
• Câu biểu hiện tư thế
• Câu biểu hiện quan hệ
- Nghĩa tình thái
+ Khái niệm (xem ở phần nghi nhớ)
+ Nghĩa này là một lĩnh vực phức tạp, các em lưu ý hai trường hợp:
• Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong
câu (phỏng đoán, khẳng định, đánh giá…).
• Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe (kính cẩn, thân mật, hách dịch…)
II. Luyện tập
Tiết 1.
1. Phân tích nghĩa sự việc trong từng câu thơ ở bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến.
Gợi ý: Các em dựa vào các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ…. có ở
trong câu tìm nghĩa tương ứng với sự việc được đề cập trong các thành phần câu đó.
Ví dụ: Câu thơ
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Nghĩa sự việc: về mùa thu nước ao rất trong và lạnh.
2. Tách nghĩa tình thái và nghĩa sự việc trong những câu sau:
a. Có một ông rể quý như Xuân kể cũng danh giá thực nhưng cũng đáng sợ lắm. - Nghĩa
sự việc: có một ông rể quý như Xuân dang giá nhưng cũng đáng sợ.
- Tình thái: “Kể…. thực” khẳng định tính chân thực của sự việc.
b. Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi. - Nghĩa sự việc: hắn cũng như
mình, chọn nhầm nghề mất rồi.
- Nghĩa tình thái: “Có lẽ” phỏng đoán.
c. Để họ cùng phân vân như mình, vì đến chính ngay mình, mình cũng không biết rõ con
gái mình có hư hay là không! Nghĩa sự việc: họ cũng phân vân như mình vì cũng không
biết rõ con gái mình có hư hay không!

- Nghĩa tình thái: “Dễ”- > Phỏng đoán “Chính” - > Khẳng định
3. Chọn từ ngữ hợp nhất có thể thêm vào chỗ trống trong câu sau để câu thể hiện đúng hai
thành phần: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. Chọn từ: Hẳn.
2. Soạn bài Nghĩa của câu mẫu 2
2.1. Hai thành phần nghĩa của câu
1 - Trang 6 SGK
So sánh hai câu trong từng cặp câu sau đây và trả lời câu hỏi nêu ở dưới.
a1) Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ.
(Nam Cao, Chí Phèo)
a2) Có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ.
b1) Nếu tôi nói thì chắc người ta cũng bằng lòng …
(Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)
b2) Nếu tôi nói thì người ta cũng bằng lòng…
- Hai câu trong mỗi cặp câu đều đề cập đến cùng một sự việc. Sự việc đó là gì?
- Ngoài nội dung sự việc, anh (chị) thấy:
+ Câu nào thể hiện sự việc nhưng chưa tin tưởng chắc chắn đối với sự việc
+ Câu nào thể hiện sự phỏng đoán có độ tin cậy cao đối với sự việc?
+ Câu nào thể hiện sự nhìn nhận và đánh giá bình thường của người nói đối với sự việc?
Trả lời:
* Câu a1 với a2:
- Giống: cả hai câu đều đề cập đến cùng một sự việc: Chí Phèo từng có thời "ao ước có
một gia đình nhỏ".
- Khác:
+ Câu a1: kèm theo sự đánh giá chưa chắc chắn về sự việc (từ "hình như")
+ Câu a2: đề cập đến sự việc như nó đã xảy ra.
* Cặp câu b1 với b2:
- Giống: cùng đề cập đến sự việc: "người ta cũng bằng lòng".
- Khác:
+ Câu b1: thể hiện sự đánh giá chủ quan của người nói về kết quả sự việc.
+ Câu b2: đơn thuần là đề cập đến sự việc.
2 - Trang 6 SGK
Em có nhận xét gì về các thành phần nghĩa của câu?
Trả lời:

- Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: đề cập đến một sự việc (hoặc một vài sự việc);
bày tỏ thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc đó. Thành phần nghĩa thứ nhất
được gọi là nghĩa sự việc, thành phần nghĩa thứ hai được gọi là nghĩa tình thái.
- Trong mỗi câu, hai thành phần nghĩa trên hòa quyện với nhau và không thể có nghĩa sự
việc mà không có nghĩa tình thái. Ngay cả những trường hợp câu không có từ ngữ riêng
thể hiện nghĩa tình thái thì nghĩa tình thái vẫn tồn tại trong câu. Đó là tình thái khách
quan, trung hòa (như câu a và câu b trên đây). Ngư ợc lại, có những trường hợp câu chỉ có
nghĩa tình thái (câu chỉ cấu tạo bằng những từ ngữ cảm thán), ví dụ “Chà! Chà!".
2.2. Luyện tập
1 - Trang 9 SGK
Hãy phân tích nghĩa sự việc trong từng câu thơ ở bài thơ.
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối buông cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Trả lời:
Phân tích nghĩa sự việc trong từng câu thơ:
- Câu 1: nghĩa sự việc được diễn tả là hai trạng thái (Ao thu lạnh lẽo và nước trong veo).
- Câu 2: nghĩa sự việc được diễn tả là đặc điểm của chiếc thuyền (chiếc thuyền - bé tẻo
teo).
- Câu 3 và 4: nghĩa sự việc lại được diễn tả như một quá trình (sóng - gợn; lá - đưa vèo).
- Câu 5: nghĩa sự việc gồm một quá trình (tầng mây - lơ lửng) và một đặc điểm (trời -
xanh ngắt).
- Câu 6: nghĩa sự việc gồm một đặc điểm (ngõ trúc - quanh co) và một trạng thái (khách -
vắng teo).
- Câu 7: nghĩa sự việc diễn tả các tư thế (tựa gối, buông cần).
- Câu 8: nghĩa sự việc diễn tả một hành động (cá - đớp).
2 - Trang 9 SGK
Tách nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong những câu sau:
a) Có một ông rể quý như Xuân kể cũng danh giá thực, nhưng cũng đáng sợ lắm.
(Vũ Trọng Phụng - Số đỏ)

b) Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi.
(Nguyễn Tuân - Chữ người tử tù)
c) Dễ họ cũng phân vân như mình, vì đến chính ngay mình, mình cũng không biết rõ con
gái mình hư hỏng hay không!
(Vũ Trọng Phụng - Số đỏ)
Trả lời:
a)
- Nghĩa sự việc: nói về nhân vật tên Xuân (Xuân tóc đỏ)
- Nghĩa tình thái: sự công nhận sự danh giá là có thực, nhưng chỉ thực ở một phương diện
nào đó, còn ở phương diện khác thì đều là đáng sợ.
b)
- Nghĩa sự việc: cai ngục nghĩ về việc chọn nghề của mình và thầy thơ lại.
- Nghĩa tình thái: thể hiện một phỏng đoán chỉ mới là khả năng, chứ chưa hoàn toàn chắc
chắn về việc chọn nhầm nghề.
c) Câu này có hai sự việc và hai tình thái:
- Sự việc 1: Họ cũng phân vân như mình => Thái độ phỏng đoán, chưa chắc chắn (từ "dễ"
= "có lẽ"...)
- Sự việc 2: Mình cũng không biết rõ con gái mình có hư hay không.
=> Nhấn mạnh bằng ba từ tình thái ("đến ngay chính mình").
3 - Trang 9 SGK
Chọn từ ngữ thích hợp nhất có thể điền vào chỗ trống để câu sau thể hiện đúng hai
thành phần: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái.
Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài,... không
phải là kẻ xấu hay là vô tình.
(Theo Nguyễn Tuân - Chữ người tử tù)
Trả lời:
Để chọn được từ thích hợp với phần để trống trong câu: ''Một kẻ biết kính mến khí
phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài,... không phải là kẻ xấu hay là vô tình",
cần chú ý đến sự phù hợp với phần nghĩa sự việc: nói đến một người có nhiều phẩm chất
tốt (biết kính mến khí phách, biết tiếc, biết trọng người có tài) thì không phải là người
xấu. Phù hợp với phần nghĩa sự việc ấy, chỉ có thể là tình thái từ mang tính khẳng định
mạnh mẽ, vì thế nên cần chọn từ hẳn.
 

Xem thêm
Soạn bài Nghĩa của câu - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 1)
Trang 1
Soạn bài Nghĩa của câu - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 2)
Trang 2
Soạn bài Nghĩa của câu - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 3)
Trang 3
Soạn bài Nghĩa của câu - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống