GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 BÀI 21: TỔ CHỨC BỮA ĂN HỢP LÍ TRONG GIA ĐÌNH (T1) MỚI NHẤT

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 BÀI 21: TỔ CHỨC BỮA ĂN HỢP LÍ TRONG GIA ĐÌNH (T1) MỚI NHẤT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

 BÀI 21: TỔ CHỨC BỮA ĂN HỢP LÍ TRONG GIA ĐÌNH (T1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
-
Hiểu được thế nào là bữa ăn hợp lí.
- Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình, phân chia số bữa ăn trong ngày.
2. Kĩ năng :
- Hiểu được hiệu quả của việc tổ chức bữa ăn hợp lí.
- Tổ chức được bữa ăn ngon, bổ và không tốn kém hoặc lãng phí.
3. Thái độ : Giáo dục HS ăn uống điều độ có giờ giấc.
4. Năng lực,phẩm chất:
- Năng lực
: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực khái quát hóa; Năng lực
phân tích, tổng hợp thông tin.
- Phẩm chất: Trung thực, tự tin, chấp hành kỉ luật.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Máy chiếu, phiếu học tập, giấy Ao, bút dạ.
- Phân bố nội dung bài giảng:
+ Tiết 1: I. Thế nào là bữa ăn hợp lý?.
II. Phân chia số bữa ăn trong ngày.
+ Tiết 2: III. Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình.
2. Học sinh:
-
Sách vở và đồ dùng học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm, quan sát.
- Kĩ thuật dạy học giao nhiệm vụ, thảo luận cặp đôi.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.
A.Hoạt động khởi động: 5’
1. Mục tiêu:
- Nhằm giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về vấn đề
liên quan đến tổ chức bữa ăn, tạo hứng thú cho hs. Rèn khả năng hợp tác, tinh thần
học tập lẫn nhau trong học sinh.

2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
3. Sản phẩm hoạt động
- Trình bày miệng
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu: Dựa vào kiến thức thực tế các em hãy hoạt động nhóm trả lời
câu hỏi sau:
1.Theo em thế nào là bữa ăn hợp lí? Duy trì bữa ăn hợp lí để làm gì?
2. Em thường ăn mấy bữa một ngày? Tại sao lại có số bữa như vậy? Ăn như vậy có
tác dụng gì?
- Hs tiếp nhận nhiệm vụ
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh:
+ HS đọc yêu cầu.
+ HS thảo luận.
- Giáo viên: Quan sát hỗ trợ (nếu cần)
- Dự kiến câu trả lời:HS trả lời theo ý hiểu
*Báo cáo kết quả
- Đại diện nhóm trình bày.
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên gieo vấn đề
: Vậy để kiểm tra xem phần trả lời các câu hỏi trên của
các bạn đẫ đúng và đầy đủ hay chưa chúng ta hãy cùng cô tìm hiểu bài học ngày
hôm nay.
->Giáo viên phân bố nội dung bài giảng và nêu mục tiêu bài học…
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
(ghi bảng)
Hoạt động1 :Tìm hiểu thế nào là bữa ăn hợp lí trong gia đình: 10’
1. Mục tiêu : Biết được khái niệm bữa ăn hợp lí trong gia đình
2.Phương thức: Hđ cá nhân, hoạt động cặp đôi ,Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ
thuật giao nhiệm vụ; hoạt động cả lớp
3.Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân
phiếu học tập nhóm,hoàn thành nội dung trong vở ghi
4. Kiểm tra, đánh giá:
- Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau
- Gv đánh giá
5.Tiến trình
Cơ thể con người tự bản thân nó đòi hỏi về chất( thức ăn ) để duy trì sự
sống, sự tồn tại và phát triển. Nếu cung cấp cho cơ thể đầy đủ các chất
dinh dưỡng thông qua con đường ăn uống thì ta sẽ có một sức khỏe dồi
dào, một trí lực sung mãn. Muốn có được đầy đủ các chất dinh dưỡng
nuôi cơ thể thì nguồn cung cấp thức ăn trong bữa ăn cần có sự phối hợp
những thực phẩm có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và theo tỉ lệ
thích hợp.
*Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv: Hoạt động nhóm
Yêu cầu: nghiên cứu sgk + Nhớ lại kiến thức bài 15 hoàn thành các câu
trả lời vào phiếu học tập sau:
1.
Bữa ăn hợp lí cần chọn những loại thực phẩm nào ?
2. Em hãy cho biết nhận xét chung về các bữa ăn thường ngày của gia
đình :
+ Có những loại món ăn nào? Kể tên?.
+ Có những loại chất dinh dưỡng nào?.
+ Có đủ dùng không?.
+ Có thấy ngon miệng không?.
I. Thế nào
là bữa ăn
hợp lý.

 

3. Theo em thế nào là bữa ăn hợp lí?.
- Hs tiếp nhận nhiệm vụ
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh:
+ HS đọc yêu cầu.
+ HS hoạt động cá nhân
+ HS hoạt động nhóm
- Giáo viên: Quan sát hỗ trợ (nếu cần)
- Dự kiến câu trả lời:
1. Bữa ăn hợp lí cần:
+ Chọn đủ thực phẩm thuộc các nhóm dinh dưỡng để kết hợp thành bữa
ăn hoàn chỉnh ( nhóm giàu chất đạm, giàu chất đường bột, giàu chất
béo, giàu khoáng chất và vitamin.)
2. Học sinh so sánh và đối chiếu với 4 nhóm chất dinh dưỡng -> rút ra
nhận xét
Ví dụ:
Món ăn Chất dinh dưỡng
Cơm -----Đường bột
Đậu phụ sốt cà chua ---- -> Đường, bột, béo, vitamin
Tôm rang ---- -> Đạm, khoáng
Bắp cải luộc ---- -> Vitamin, sơ
Cà muối ---- -> Khoáng, chất sơ
- HS nhận xét bữa ăn trên đủ dùng với gia đình em gồm.. người, em
thấy rất ngon miệng.
- HS có thể lấy các ví dụ khác và phân tích như trên.
3. là bữa ăn có sự phối hợp đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng theo tỉ lệ
thích hợp...
*Báo cáo kết quả
- Đại diện nhóm trình bày kết quả trên phiếu học tập .
*Đánh giá kết quả
Bữa ăn hợp
lý là sự phối
hợp các loại
thực phẩm
với đầy đủ
các chất dinh

 

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá chéo nhau.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
GV : Nhận xét-
chốt kiến thức
dưỡng cần
thiết theo tỷ
lệ thích hợp,
đáp ứng nhu
cầu dinh
dưỡng của
cỏ thể .
Hoạt động 2 :Tìm hiểu cách phân chia số bữa ăn trong
ngày: 22’
1. Mục tiêu : Giải thích được cơ sở khoa học của việc phân chia
số bữa ăn trong ngày để bảo vệ sức khỏe.
2.Phương thức: Hđ cá nhân, hoạt động nhóm ,Kĩ thuật đặt câu
hỏi; Kĩ thuật khăn phủ bàn; hoạt động cả lớp
3.Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân
phiếu học tập nhóm,hoàn thành nội dung trong vở ghi
4. Kiểm tra, đánh giá:
- Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau.
- Gv đánh giá
5.Tiến trình
Gv nêu vấn đề: Ngoài việc cấu tạo thực đơn của bữa ăn, việc
phân chia số bữa ăn trong ngày có vai trò như thế nào đối với
đời sống con người, chu8ngs ta cùng tìm hiểu vấn đề này.
*Chuyển giao nhiệm vụ
- GV Yêu cầu HS đọc mục II - liên hệ thực tế hoạt động cặp
đôi trả lời các câu hỏi sau
1. Thông thường mỗi ngày chúng ta ăn bao nhiêu bữa?
2. Theo em thời gian và số lượng bữa ăn trong ngày ở các vùng
các địa phương, các gia đình có giống nhau không?
- Hs tiếp nhận nhiệm vụ
II. Phân chia số bữa
ăn trong ngày.

 

*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh:
+ HS đọc yêu cầu.
+ HS hoạt động cá nhân.
+ HS hoạt động cặp đôi thống nhất ý kiến.
- Giáo viên: Quan sát hỗ trợ (nếu cần)
- Dự kiến câu trả lời:
1 . - Hai bữa
- Ba bữa
- Nhiều bữa
2. - Không giống nhau do có hoàn cảnh, công việc, thời tiết,
điều kiện kinh tế khác nhau.
*Báo cáo kết quả
- Đại diện cặp đôi lên trình bày
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
Gv giải thích: Ở mỗi vùng, để phù hợp với sinh hoạt, họ bố trí
thời gian và số bữa ăn ăn trong ngày có thể không giống nhau.
Điều kiện kinh tế cũng ảnh hưởng đến vấn đề này.
GV ?. Em có thể phân biệt được như thế nào là bữa ăn chính,
bữa ăn phụ trong ngày?.
- Dự kiến câu trả lời:
. - Bữa chính có cơm mới nấu và nhiều món ăn hơn.
- Bữa phụ không nhất thiết phải có cơm( ngô, khoai , sắn, mì
nấu, cơm rang, bánh, sữa...)
Gv nói thêm: Thông thường ở thành phố, thị trấn, thị xã đối với
các gia đình công nhân, viên chức họ có 2 bữa chính là trưa và
tối còn sáng là bữa phụ.Còn ở nông thôn nói chung có nơi sinh

 

hoạt như thị trấn, thị xã, có nơi ăn sáng lại là bữa chính để họ
kéo dài thời gian làm việc trong buổi.
GV? Theo em, bữa sáng có quan trọng không? Tại sao?
- Hs trả lời
- Dự kiến câu trả lời:
+ Bữa sáng quan trọng vì nó cung cấp năng lượng cho cơ thể
hoạt động sau 1 đêm dài và cả 1 buổi sáng làm việc.
GV nhắc nhở HS cần ăn sáng mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe .
GV khẳng định: Thông thường mỗi ngày chúng ta ăn nhiều bữa
( từ 2 bữa trở lên).Tại sao phải ăn nhiều bữa trong ngày?. Khoa
học đã khẳng định khi dạ dày hoạt động bình thường, thức ăn
được tiêu hóa hết trong khoảng thời gian 4- 5 giờ sau khi ăn.
Do vậy khoảng cách giữa mỗi bữa ăn thường từ 4 đến 5 giờ là
hợp lý.
? Nếu theo cách phân chia đó thì 1 ngày cần ăn mấy bữa?
- Dự kiến câu trả lời:
- Cần ăn 5-6 bữa.
? Tại sao cần ăn đủ bữa, đúng giờ mỗi ngày?
- Dự kiến câu trả lời:
- Để cơ thể có đủ năng lượng hoạt động, đảm bảo sức khỏe,
tăng tuổi thọ…
*Chuyển giao nhiệm vụ
- GV Yêu cầu HS đọc SGK mục II và thảo luận nhóm 5 phút
sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn cho biết cần phải phân chia các
bữa ăn trong ngày như thế nào cho phù hợp?
- Hs tiếp nhận nhiệm vụ
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh:
+ HS đọc yêu cầu.
+ HS hoạt động cá nhân viết ý kiến của mình vào các góc giấy
- Cần phân chia bữa
ăn hợp lý
+ Bữa sáng: sau khi
ngủ dậy cần ăn đủ
năng lượng cho lao
động, học tập cả buổi

 

+ HS hoạt động nhóm thống nhất ý kiến ghi ở giữa tờ giấy.
- Giáo viên: Quan sát hỗ trợ (nếu cần)
- Dự kiến câu trả lời:
+ Bữa sáng: sau khi ngủ dậy cần ăn đủ năng lượng cho lao
động, học tập cả buổi sáng. Nên ăn vừa phải, không nên bỏ ăn
sáng sẽ có hại cho cơ thể
+ Bữa trưa: cần ăn nhanh nhưng đủ chất để có thời gian nghỉ
ngơi tiếp tục làm việc
+ Bữa tối: cần tăng khối lượng với các món ăn nóng, ngon, rau
củ, quả để bù lại năng lượng tiêu hao trong ngày. Thời gian bữa
ăn có thể dài hơn.
*Báo cáo kết quả
- Đại diện các nhóm lên dán kết quả lên bảng.
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
GV chốt kiến thức trên phiếu học tập của học sinh.
GV lưu ý :
Ăn uống đúng bữa, đúng giờ, đủ năng lượng, đủ chất
dinh dưỡng…cũng là điều kiện cần thiết để đảm bảo sức khoẻ và
góp phần tăng tuổi thọ.
?. Qua bài học hôm nay các em cần ghi nhớ những kiến thức
trọng tâm nào?.
- Hs nhắc lại những kiến thức trọng tâm của bài.
GVdẫn : Để giúp các em củng cố và khắc sâu kiến thức sau
đây chúng ta cùng làm 1 số bài tập luyện tập
sáng. Nên ăn vừa
phải, không nên bỏ
ăn sáng sẽ có hại cho
cơ thể
+ Bữa trưa: cần ăn
nhanh nhưng đủ chất
để có thời gian nghỉ
ngơi tiếp tục làm việc
+ Bữa tối: cần tăng
khối lượng với các
món ăn nóng, ngon,
rau củ, quả để bù lại
năng lượng tiêu hao
trong ngày. Thời gian
bữa ăn có thể dài hơn.

C. Hoạt động luyện tập: 3’
1. Mục tiêu :
- Củng cố, khắc sâu kiến thức về thế nào là bữa ăn hợp lý và cách phân chia số bữa
ăn trong ngày.
2. Phương thức:Kĩ thuật trình bày 1 phút.
3. Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân, hoàn thành vào vở viết.
4. Kiểm tra, đánh giá:
- Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau
- Gv đánh giá
5. Tiến trình.
*GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
Gv : yêu cầu hs hđ cá nhân trả lời câu hỏi, làm bài tập
- Điều quan trọng nhất các em học được hôm nay là gì? Theo em vấn đề gì là quan
trọng nhất mà chưa được giải đáp?
- Hs tiếp nhận nhiệm vụ
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh:
+ HS đọc yêu cầu.
+ HS suy nghĩ và viết ra giấy,
- Giáo viên: Quan sát hỗ trợ (nếu cần)
*Báo cáo kết quả
- GV gọi đại diện một số em, mỗi em sẽ có thời gian 1 phút trình bày trước lớp về
những điều các em đã học và những câu hỏi các em muốn được giải đáp.
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét,giải đáp thắc mắc cho HS.
*GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
- GV yêu cầu Hs hoạt động cá nhân trả lời một số câu hỏi sau :
1. Cho biết thế nào là bữa ăn hợp lý?
2. Trong ngày nên ăn mấy bữa chính ? Vì sao?
- Hs tiếp nhận nhiệm vụ.
+ Đọc yêu cầu.
+ Suy nghĩ trả lời các câu hỏi vào vở viết.
- Dự kiến câu trả lời:
1. Bữa ăn hợp lý là sự phối hợp các loại thực phẩm với đầy đủ các chất dinh dưỡng
cần thiết theo tỷ lệ thích hợp, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cỏ thể .

2. Ba bữa chính: sáng, trưa , tối
+ Bữa sáng: sau khi ngủ dậy cần ăn đủ năng lượng cho lao động, học tập cả buổi
sáng. Nên ăn vừa phải, không nên bỏ ăn sáng sẽ có hại cho cơ thể
+ Bữa trưa: cần ăn nhanh nhưng đủ chất để có thời gian nghỉ ngơi tiếp tục làm việc
+ Bữa tối: cần tăng khối lượng với các món ăn nóng, ngon, rau củ, quả để bù lại
năng lượng tiêu hao trong ngày. Thời gian bữa ăn có thể dài hơn.
*Báo cáo kết quả
- 2- 3 Hs trả lời
*Đánh giá kết quả
- Hs nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
D. Hoạt động vận dụng: 3’
1. Mục tiêu : Hs vận dụng kiến thức về tổ chức bữa ăn hợp lí vào làm 1 số bài tập
vận dụng.
2. Phương thức: Hđ cá nhân.
3. Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân, hoàn thành vào vở bài tập.
4. Kiểm tra, đánh giá:
- Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau
- Gv đánh giá
5. Tiến trình.
*Chuyển giao nhiệm vụ.
- Gv tổ chức cho Hs hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi sau.
1. Em hãy nhớ lại và liệt kê những thức ăn mà em đã ăn trong ba ngày gần đây
ghi theo mẫu sau:

Ngày Bữa sáng Bữa trưa Bữa tối
1
2
3

- Thảo luận với bạn bè xem ăn như vậy đã hợp lí chưa? Giải thích vì sao? Nếu
chưa thì cần điều chỉnh như thế nào cho hợp lí?
2. Hãy chọn câu trả lời đúng: Tại sao không nên nhịn ăn sáng?

Câu Nội dung Đúng Sai
1 Sau một giấc ngủ dài cả đêm, bụng đã đói
2 Dạ dày hoạt động không điều đọ, có hại co sức khỏe
3 Không bổ sung năng lượng kịp thời, ảnh hưởng đên
lao động, học tập
4 Tất cả các lí do trên

3. Quan sát bảng sau và nhận xét xem bạn nào biết cách bố trí thời gian bữa ăn
trong ngày hợp lí nhất và giải thích sự lựa chọn của mình.

Thời gian bữa
ăn
Bạn Lan Bạn Hoa Bạn Long
Bữa sáng 6 giờ 30 phút 8 giờ 9 giờ
Bữa trưa 11 giờ 30 phút 11 giờ 12 giờ
Bữa tối 18 giờ 19 giờ 20 giờ
Hợp lí nhất

- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Đọc yêu cầu.
+ Suy nghĩ , Ghi câu trả lời ra giấy để chia sẻ với các bạn trong nhóm.
*Báo cáo kết quả
- Hs có thể trả lời ngay trên lớp hoặc về về nhà suy nghĩ trả lời ra vở ghi chép.
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: 2’
1.Mục tiêu: HS tiếp tục tìm hiểu thêm để củng cố và mở rộng kiến thức về tổ chức
bữa ăn hợp lý trong gia đình
2. Phương thức: Hđ cá nhân, trao đổi với người thân
3. Sản phẩm : Hoàn thành vào vở ghi chép.
4. Kiểm tra, đánh giá:
- Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau, người thân đánh giá.
- Gv đánh giá vào tiết học sau

5.Tiến trình.
* GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
- Em hãy tìm hiểu từ các loại sách, ti vi hay trên mạng internet và học hỏi từ
những người lớn có kinh nghiệm để hiểu thêm thế nào là bữa ăn hợp lí?.
- Về học bài và trả lời câu hỏi SGK/108.
- Xem bài 21 SGK Trang 106, phần III . Chuẩn bị hình 3.24. trang 107
- Tìm hiểu nhu cầu của các thành viên trong gia đình.
- Điều kiện tài chính.
- Sự cân bằng các chất dinh dưỡng.
- Thay đổi món ăn.
HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Đọc yêu cầu.
+ Về nhà sưu tầm theo nội dung yêu cầu và hoàn thành các bài tập.
*. Rút kinh nghiệm. 

Xem thêm
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 BÀI 21: TỔ CHỨC BỮA ĂN HỢP LÍ TRONG GIA ĐÌNH (T1) MỚI NHẤT (trang 1)
Trang 1
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 BÀI 21: TỔ CHỨC BỮA ĂN HỢP LÍ TRONG GIA ĐÌNH (T1) MỚI NHẤT (trang 2)
Trang 2
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 BÀI 21: TỔ CHỨC BỮA ĂN HỢP LÍ TRONG GIA ĐÌNH (T1) MỚI NHẤT (trang 3)
Trang 3
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 BÀI 21: TỔ CHỨC BỮA ĂN HỢP LÍ TRONG GIA ĐÌNH (T1) MỚI NHẤT (trang 4)
Trang 4
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 BÀI 21: TỔ CHỨC BỮA ĂN HỢP LÍ TRONG GIA ĐÌNH (T1) MỚI NHẤT (trang 5)
Trang 5
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 BÀI 21: TỔ CHỨC BỮA ĂN HỢP LÍ TRONG GIA ĐÌNH (T1) MỚI NHẤT (trang 6)
Trang 6
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 BÀI 21: TỔ CHỨC BỮA ĂN HỢP LÍ TRONG GIA ĐÌNH (T1) MỚI NHẤT (trang 7)
Trang 7
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 BÀI 21: TỔ CHỨC BỮA ĂN HỢP LÍ TRONG GIA ĐÌNH (T1) MỚI NHẤT (trang 8)
Trang 8
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 BÀI 21: TỔ CHỨC BỮA ĂN HỢP LÍ TRONG GIA ĐÌNH (T1) MỚI NHẤT (trang 9)
Trang 9
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 BÀI 21: TỔ CHỨC BỮA ĂN HỢP LÍ TRONG GIA ĐÌNH (T1) MỚI NHẤT (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 12 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Từ khóa :
Công nghệ 6
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống