Giáo án Toán học 7 bài 7: Định lý chuẩn nhất

Tải xuống 6 2.2 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Toán học 7 bài 7: Định lý chuẩn nhất theo mẫu Giáo án môn Toán học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Toán học lớp 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

$7. ĐỊNH LÝ

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Biết cấu trúc một định lí (GT, KL). Biết cách chứng minh một định lí.
  2. Năng lực hình thành:

     -  Đưa được một định lí về dạng “Nếu…………………thì”

  • Tìm GT, KL của một định lý và biết vẽ hình minh họa.

     3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc và làm bài tập , vận dụng kiến thức vào thực tế.

- Trung thực: Thể hiện trong các bài toán vận dụng thực tiễn.

-  Trách nhiệm: Trách nhiệm của học sinh khi tham gia hoạt động nhóm và báo cáo kết quả hoạt động nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

  1. Thiết bị dạy học: Thước thẳng, thước đo góc.
  2. Học liệu: Sách giáo khoa, tài liệu sưu tầm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU:

Hoạt động 1: Mở đầu  (hoạt động cá nhân)

  • Mục tiêu: Suy đoán ra nội dung bài học.
  • Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình
  • Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, cặp đôi, nhóm
  • Phương tiện dạy học: sgk, bảng phụ/máy chiếu, thước thẳng, phấn màu
  • Sản phẩm:Các tính chất đã học trong bài §6, tiên đề Ơclit  

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Phát biểu tiên đề Ơclit  

 -  Phát biểu các tính chất về quan hệ từ vuông góc đến song song

- Phát biểu tiên đề Ơclit: Như SGK/92  

 -  Phát biểu các tính chất về quan hệ từ vuông góc đến song song như SGK/96, 97

* ĐVĐ: Tiêu đề Ơclít và quan hệ giữa tính vuông góc và song song đều là những khẳng định đúng nhưng tiên đề thừa nhận qua vẽ hình, còn tính chất được suy ra từ các khẳng định đúng đó là định lí mà bài hôm nay ta sẽ học.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 2: Định lí  (hoạt động cặp đôi)

-         Mục tiêu: Biết cách phát biểu định lí, chỉ ra giả thiết, kết luận của định lí.

-         Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình

-         Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, cặp đôi, nhóm

-         Phương tiện dạy học: sgk, bảng phụ/máy chiếu, thước thẳng, phấn màu

-          Sản phẩm:Phát biểu, vẽ hình, ghi giả thiết, kết luận của định lí.

 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- Thế nào là định lí ?

- Làm ?1

- Nhắc lại t/c hai góc đối đỉnh.

H: Điều đã cho là nội dung nào? Điều cần suy ra là gì ?

GV: đó là giả thiết của định lý và kết luận của định lí.

H: Mỗi định lí gồm có mấy phần ? là những phần nào?

H: Vậy GT và KL của định lí là gì?

GV: Mỗi định lí đều phát biểu dưới dạng nếu …. thì ………

- Hãy phát biểu lại tính chất hai góc đối đỉnh dưới dạng nếu … thì

- Hãy viết định lí trên dưới dạng GT, KL bằng kí hiệu.

- Yêu cầu HS làm ?2

HS thảo luận, trả lời các yêu cầu của GV.

GV nhận xét, đánh giá, kết luận cách phát biểu định lí, cấu trúc của định lí.

1. Định lí

a/ Khái niệm : sgk/99

?1 - Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau

- Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng kia

- Hai đường thẳng phân biệt cùng song song vứi một đường thẳng thứ ba thi chúng song song với nhau.   

 b. Cấu trúc: Mỗi định lí gồm 2 phần

GT: Phần giữa từ “nếu” và từ “thì”

KL: Phần sau từ “thì”

 ?2  a/ G T: Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba

  KL: chúng song song với nhau

b/ GT: d // d’và d’ // d”              

KL: d//d’//d”

Hoạt động 3: Chứng minh định lí (hoạt động cá nhân)

-         Mục tiêu: Biết cách chứng minh một định lí.

-         Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình

-         Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, cặp đôi, nhóm

-         Phương tiện dạy học: sgk, bảng phụ/máy chiếu, thước thẳng, phấn màu

-          Sản phẩm:Các bước chứng minh định lí.

 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- Tìm hiểu sgk, trả lời: Chứng minh định lí là làm gì ?

- GV hướng dẫn viết bài chứng minh 2 tia phân giác của hai góc kề bù tạo thành góc vuông ra bảng nháp.

 H : Vậy c/m 1 định lí ta làm theo tiến trình nào?

HS tìm hiểu trả lời.

GV nhận xét, đánh giá, kết luận các bước c/m định lí.

2. Chứng minh định lí:

 

 

 

Ví dụ: sgk

Tiến trình chứng minh 1 định lí:

- Vẽ hình

- Ghi GT, KL

Suy luận từ GT -> KL 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 4: Hoạt động nhóm

- Mục tiêu: Củng cố cách phát biểu, nêu giả thiết, kết luận, vẽ hình, ghi kí hiệu của một định lí.

- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình

Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, cặp đôi, nhóm

Phương tiện dạy học: sgk, bảng phụ/máy chiếu, thước thẳng, phấn màu

 Sản phẩm:Bài 49, 50 sgk

 Hoạt động của GV và HS

Nội dung

GV ghi đề trên bảng phụ, yêu cầu:

- Hai nhóm làm bài tập 49/101

Một nhóm làm bài tập 50/101

- 2 HS làm bài 49, 1 HS làm bài 50

GV nhận xét, đánh giá.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài 49/101sgk

a/ GT: 1 đường thẳng cắt hai đường thẳng có một cặp góc soletrong bằng nhau

KL: hai đường thẳng đó song song

b/ GT: 1 đường thẳng cắt 2 đt song song

KL: hai góc so le trong bằng nhau

Bài 50/101sgk:

a) …… chúng song song với nhau.

b)

GT

a ^ c

b ^ c

KL

a // b

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG.

HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ

  • Tập phát biểu các tính chất đã học dưới dạng định lí
  • Làm các bài tập: 51, 52, 53/101, 102 sgk.

* CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC

Câu 1: (M1) Bài 50a sgk

Câu 2: (M2) Bài 49 sgk

Câu 3: (M3) Bài 50b sgk

 

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Củng cố khái niệm và cấu trúc của định lí.
  2. Năng lực hình thành:

-  Phát biểu định lí dưới dạng nếu ……. thì  ………..

  • Biết minh họa định lí bằng hình vẽ và tóm tắt định lí bằng GT, KL.
  • Bước đầu biết chứng minh định lí.
  1. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc và làm bài tập , vận dụng kiến thức vào thực tế.

- Trung thực: Thể hiện trong các bài toán vận dụng thực tiễn.

-  Trách nhiệm: Trách nhiệm của học sinh khi tham gia hoạt động nhóm và báo cáo kết quả hoạt động nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

  1. Thiết bị dạy học: Thước thẳng, thước đo góc.
  2. Học liệu: Sách giáo khoa, tài liệu sưu tầm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU:

* Kiểm tra bài cũ   

Câu hỏi

Đáp án

Làm bài tập 51 sgk  (10đ)

Bài 51/101 sgk

a) Nếu một đường thẳng vuông góc với

một trong hai đường thẳng song song thì

nó cũng vuông góc với đường thẳng kia

b)

GT

a // b

c ^ a

KL

c ^ b

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG (cá nhân, cặp đôi, nhóm)

- Mục tiêu: Biết cách phát biểu, viết được GT, KL và biết cách suy luận c/m định lí.

- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình

Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, cặp đôi, nhóm

Phương tiện dạy học: sgk, bảng phụ/máy chiếu, thước thẳng, phấn màu

 Sản phẩm:Phát biểu, viết GT, KL, CM định lí.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Bài tập 52 sgk:

GV vẽ hình lên bảng

- Yêu cầu HS ghi giả thiết, kết luận của định lí bằng kí hiệu

- GV treo bảng phụ phần c/m, yêu cầu HS hoàn thành các chỗ trống.

HS: Cá nhân thực hiện

GV nhận xét, đánh giá, kết luận các bước để chứng minh một định lí.

- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp c/m Ô2 = Ô4

HS thảo luận c/m, trình bày.

 GV nhận xét, đánh giá.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Bài tập bổ sung:

1)  Hoàn thành các mệnh đề sau:

a. Khoảng cách từ trung điểm của đoạn thẳng …………………

b. Hai tia phân giác của hai góc kề bù là …………………………

c. Tia phân giác của 1 góc tạo với 2 cạnh góc ấy, 2 góc có số đo bằng ….

2)  Trong các mệnh đề toán học đó, mệnh đề nào là định lí:

- Hãy phát biểu các mệnh đề đó dưới dạng định lí.

- Ghi GT, KL của định lí.

HS: làm theo nhóm và đại diện nhóm lên bảng ghi kết quả

GV: Nhận xét, đánh giá

 

 

 

 

 

 

BT 53/102 sgk

- Yêu cầu HS đọc đề bài

HS khác vẽ hình và ghi GT, KL

- GV treo bảng phụ ghi sẵn câu c.

 Yêu cầu cá nhân HS hoàn thành c/m

- GV nhận xét, đánh giá, hướng dẫn HS trình bày gọn hơn.

 

 

 

 

 

1) Bài tập 52/101 sgk

 

 

 

  GT

Ô1  và Ô3 đối đỉnh

 

KL

Ô1 = Ô3

 

 

 

Các khẳng định

Căn cứ của kđ

1

Ô1 + Ô2 = 1800

Vì hai góc kề bù

2

Ô3 + Ô2 = 1800

Vì hai góc kề bù

3

Ô1 + Ô2 = Ô3 + Ô2

Căn cứ vào 1 và 2

4

Ô1 = Ô3

Căn cứ vào 3

         

 

Tương tự c/m Ô2 = Ô4

 

  GT

Ô2  và Ô4 đối đỉnh

 

KL

Ô2 = Ô4

 

 

 

Các khẳng định

Căn cứ của kđ

1

Ô3 + Ô4 = 1800

Vì hai góc kề bù

2

Ô3 + Ô2 = 1800

Vì hai góc kề bù

3

Ô3 + Ô2 = Ô3 + Ô4

Căn cứ vào 1 và 2

4

Ô2 = Ô4

Căn cứ vào 3

         

 

2) Bài tập bổ sung:

 a/ đến mỗi đầu mút của đoạn thẳng bằng nửa độ dài đoạn thẳng ấy

b/  một góc vuông

c/ nửa số đo góc ấy

2) a)

GT

M là trung điểm AB

KL

MA = MB =  AB

b)

 

 

GT

Ot là phân giác của

Ot’ là phân giác của

KL

 

c)

GT

Ot là tia phân giác của

KL

 

BT 53/102 sgk

a) Vẽ

b)

GT

xx’ x yy’ =

   = 90o

KL

 

c. Điền vào chỗ trống : SGK

d. Trình bày gọn hơn:

ta có + = 180o (Kề bù)

= 90o => = 90o

=  (đối đỉnh)

= = 90o (đối đỉnh)

HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ

- Xem lại các bài tập đã giải .

- Soạn và học các câu hỏi ôn tập chương I .

* CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC

Câu 1: (M1) Bài 51a sgk

Câu 2: (M2) Bài 51b, 53a,b sgk

Câu 3: (M3) Bài 52, 53c sgk

Câu 4: (M4) Bài 53d sgk

 

 

Xem thêm
Giáo án Toán học 7 bài 7: Định lý chuẩn nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Toán học 7 bài 7: Định lý chuẩn nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Toán học 7 bài 7: Định lý chuẩn nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Toán học 7 bài 7: Định lý chuẩn nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Toán học 7 bài 7: Định lý chuẩn nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Toán học 7 bài 7: Định lý chuẩn nhất (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống