Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Toán 9 Chương II: Hàm số bậc nhất (2022) theo mẫu Giáo án môn Toán học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Toán học lớp 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
ÔN TẬP CHƯƠNG II
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hệ thống hóa các kiến thức cơ bản của chương giúp HS hiểu sâu hơn, nhớ lâu hơn về các khái niệm hàm số, biến số, đồ thị của hàm số, khái niệm của hàm số bậc nhất y = ax + b, tính đồng biến, tính nghịch biến của hàm số bậc nhất. Giúp HS nhớ lại các điều kiện hai đường thẳng cắt nhau, song song với nhau, trùng nhau, vuông góc với nhau.
- Rèn kĩ năng vẽ thành thạo đồ thị của hàm số bậc nhất, xác định được hệ số góc đường thẳng y = ax + b và trục Ox, xác định hàm số y = ax + b thoả mãn đề bài.
2. Năng lực
a) Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: học sinh đọc tài liệu, tự chiếm lĩnh kiến thức.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: giao tiếp và hợp tác với giáo viên, với các bạn trong quá trình hoạt động nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết các câu hỏi, bài tập.
b) Năng lực chuyên biệt
- Năng lực tính toán:
- Năng lực ngôn ngữ toán học: sử dụng chính xác các thuật ngữ toán học.
- Năng lực sử dụng công cụ vẽ đồ thị hàm số
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: tự học, tích cực làm bài tập.
- Trách nhiệm: có trách nhiệm trong các hoạt động nhóm, trách nhiệm với bản thân.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sgk, Sgv, thước kẻ, tivi
2. Học sinh: Xem trước bài; SGK, SBT Toán, thước kẻ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động
NỘI DUNG |
SẢN PHẨM |
Mục tiêu: Hệ thống hoá các kiến thức cơ bản của chương. Nội dung: các câu hỏi hệ thống kiến thức cơ bản của chương. Sản phẩm: Học sinh nhớ lại kiến thức đã học của chương II Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân |
|
GV giao nhiệm vụ học tập. GV.Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau : 1/ Nêu định nghĩa hàm số? Hàm số được cho bằng những cách nào? Cho ví dụ. 2/ Đồ thị hàm số y = f (x) là gì ? 3/ Thế nào là HSBN ? cho ví dụ. Nêu tính chất của hàm số y = ax + b 4/ Góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox được xác định ntn ? 5/ Vì sao người ta gọi a là hệ số góc của đường thẳng y = ax + b ? 6/ Khi nào hai đường thẳng (d) y = ax +b () và (d’) y = a’x +b’ () : cắt nhau, song song, trùng nhau ? HS: hoạt động các nhân. Học sinh đứng tại chỗ trả lời. * GV bổ sung : Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS GV chốt lại kiến thức |
A. Ôn tập lý thuyết : * Tóm tắt các kiến thức cần nhớ : (SGK) |
2. Hoạt động luyện tập
NỘI DUNG |
SẢN PHẨM |
Mục tiêu: Giúp HS hiểu sâu hơn, nhớ lâu hơn các khái niệm hàm số, biến số , đồ thị của hàm số, khái niệm h/ s bậc nhất y = ax + b, tính đồng biến, nghịch biến của hàm số bậc nhất. Nội dung: các dạng bài tập chương 3 Sản phẩm: Hs vẽ được đồ thị; khắc sâu điều kiện hai đường thẳng cắt nhau, song song , trùng nhau; tìm hệ số góc của đường thẳng Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, |
|
GV giao nhiệm vụ học tập. GV.Cho HS hoạt động cá nhân làm các bài tập 32; 33; 34; 35 tr61 SGK. Sau đó giáo viên yêu cầu 4 Hs lên bảng trình bày 4 bài tập, Hs dưới lớp chữa bài. HS: thực hiện yêu cầu GV Kiểm tra bài làm của HS
GV . Gọi HS trả lời miệng bài 36 SGK HS: Dứng tại chỗ trả lời
GV: Giao nhiệm vụ cho HS làm bài 37 SGK hoạt động cá nhân HS: hoạt động cá nhâ bài 37 GV. Gọi hai HS lần lượt xác định toạ độ giao điểm của mỗi đường thẳng với hai trục toạ độ HS: 2 HS lên bảng thực hiên yêu cầu GV. Vẽ nhanh hai đường thẳng HS: Thực hiện vẽ đờ thị vào trong vở. GV. Gọi HS xác định toạ độ các điểm A, B,C GV: Để xác định toạ độ điểm C ta làm tn ? GV. Hướng dẫn HS viết phương trình hoành độ giao điểm của hai đường thẳng. GV. Gọi HS đứng tại chỗ giải pt H. Có được x =1,2, làm thế nào để tính y? GV. Gọi HS đứng tại chỗ tính AB GV. Làm thế nào để tính AB và AC ? Gv. Gọi một HS đứng tại chỗ trình bày Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS GV chốt lại kiến thức |
B. Bài tập : Bài 32 : (sgk) a) Hàm số y = (m -1)x +3 đồng biến b) Hàm số y = (5 – k )x +1 nghịch biến Bài 33 : (sgk) Hai h/s y = 2x + (3 + m) và y = 3x + ( 5 - m ) đều là hàm số bậc nhất, Đã có a a’ ( 2 3 ). Do đó đồ thị của chúng cắt nhau tại một điểm trên trục tung Bài 34 : (sgk) .Hai đường thẳng y = (a – 1)x +2 (a 1) và y = (3 –a )x +1 (a 3) đã có tung độ gốc b b’ (2 1) . Do đó hai đường thẳng song song với nhau Bài 35 : (sgk ) Hai đường thẳng y = kx + (m - 2) (k 0) và y = (5 – k)x + (4 - m ) (k 5) trùng nhau Bài 36 (SGK)
Bài 37 : ( sgk ) * Đồ thị hàm số y = 0,5x + 2 là đường thẳng cắt trục tung tại điểm A (0 ; 2) và cắt trục hoành tại điểm B (-4 ; 0). * Đồ thị hàm số y = 5 – 2x là đường thẳng cắt trục tung tại điểm C (0 ; 5) và cắt trục hoành tại điểm D (2,5 ; 0)
b) A ( -4 ; 0 ) và B ( 2,5 ; 0 ) Vì hai đường thẳng cắt nhau nên ta có phương trình hoành độ giao điểm của hai đường thẳng là : 0,5x +2 = -2x +5 2,5 x = 3 x = 1,2 Thay x = 1,2 vào hàm số y =0,5 x + 2 Ta có y = 0,5 . 1,2 +2 = 2,6 Vậy toạ độ điểm C là C ( 1,2 ; 2,6 ) c) Ta có AB = AO + OB = 4 + 2,5 = 6,5 ( cm ) Gọi F là hình chiếu của điểm C trên Ox Áp dụng định lí Py–ta-go AC= 5,18 BC= |
4. Hoạt động vận dụng
NỘI DUNG |
SẢN PHẨM |
Mục tiêu: Hs vận dụng được các kiến thức đã học vào việc giải bài tập Nội dung: Hs làm các dạng bài tập của chương Sản phẩm: Các dạng bài tập chương 3 Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân. |
|
- Làm các bài tập 38 SGK/62 Bài 34;35; 36 SBT/70 |
Bài làm có sự kiểm tra của các tổ trước GV: kiểm tra, đánh giá một số HS sau tiết học |