Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Toán học 7 bài 4: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch mới nhất theo mẫu Giáo án môn Toán học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Toán học lớp 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
$4. MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ TỈ LỆ NGHỊCH
I. MỤC TIÊU:
- Năng lực chung: tự học, sáng tạo, tính toán, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, giao tiếp
- Năng lực chuyên biệt: Giải bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
Nội dung |
Nhận biết (M1) |
Thông hiểu (M2) |
Vận dụng (M3) |
Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch |
Các đại lượng tỉ lệ nghịch trong bài toán |
Các bước giải bài toán |
Trình bày lời giải bài toán về hai đại lượng tỉ lệ nghịch. |
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát (KTBC)
- Mục tiêu: Củng cố cho Hs kiến thức về hai đại lượng tỉ lệ nghịch đã học và tính chất của nó
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân
- Phương tiện và thiết bị dạy học: sgk
- Sản phẩm: Lấy được ví dụ về hai đại lượng tỉ lệ nghịch
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
-Nêu định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ nghịch. (5đ) -Nêu tính chất hai đại lượng tỉ lệ nghịch (5đ) |
-Nêu định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ nghịch như sgk/57 -Nêu tính chất hai đại lượng tỉ lệ nghịch như sgk/58 |
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Bài toán 1
- Mục tiêu: Biết cách giải bài toán về hai đại lượng tỉ lệ nghịch dạng toán chuyển động
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân
- Phương tiện và thiết bị dạy học: sgk
- Sản phẩm: Giải được bài toán thực tế.
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung |
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: HS đọc bài toán, GV hướng dẫn tóm tắt H: Bài cho biết gì? y/c tìm gì? Nếu gọi vận tốc cũ, mới là v1, v2 tương ứng với thời gian t1, t2 Hãy tóm tắt đề: ( t1= 6; v2 = 1,2 v1) H: vận tốc và thời gian trong bài là hai đại lượng quan hệ như thế nào? - Yêu cầu HS lập tỉ lệ thức bằng cách áp dụng tính chất hai đại lượng tỉ lệ nghịch GV hướng dẫn HS trình bày lời giải |
1. Bài toán1: SGK. Ô tô đi từ A tới B với vận tốc v1 thời gian t1, với vận tốc v2 thời gian t2. Vì vận tốc và thời gian đi là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên: Mà t1 = 6 , v2 = 1,2v1
Trả lời : Vậy với vận tốc mới thì ô tô đi từ A tới B hết 5 giờ. |
Hoạt động 2: Bài toán 2
- Mục tiêu: Biết cách giải bài toán về hai đại lượng tỉ lệ nghịch dạng toán năng suất
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân
- Phương tiện và thiết bị dạy học: sgk
- Sản phẩm: Hs giải được bài toán về hai đại lượng tỉ lệ nghịch dạng toán năng suất
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung |
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: HS đọc bài toán, GV hướng dẫn tóm tắt H: Bài cho biết gì ? y/cầu tìm gì? H: Số máy và số ngày hoàn thành cùng công việc là hai đại lượng quan hệ gì ? -Nếu gọi số máy của 4 đội là x, y, z, t. - Áp dụng t/c 1 của đại lượng tỉ lệ nghịch biểu diễn thế nào ? GV hướng dẫn biến đổi các tích bằng nhau thành dãy tỉ số bằng nhau GV : Có thể nói chia số 36 thành 4 phần tỉ lệ nghịch với GV hướng dẫn HS trình bày lời giải.
Vậy qua bài 2 ta thấy bài toán về tỉ lệ nghịch quan hệ với bài toán tỉ lệ thuận ntn? - Hướng dẫn HS trả lời ?
|
2. Bài toán 2: SGK. Gọi số máy của 4 đội lần lượt là x, y, z, t Ta có: x + y + z + t =36 Vì số ngày hoàn thành công việc tỉ lệ nghịch với số máy nên ta có: 4x = 6y = 10z = 12t Hay Áp dụng t/c dãy tỉ số bằng nhau ta có: Số máy của bốn độ lần lượt là: 15,10,6,5 ? Ta có : x TLN y (1) y TLN z (2) Từ (1) và (2) suy ra: Vậy x TLT với z theo hệ số |
C. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Biết cách kiểm tra để nhận biết hai đại lượng có tỉ lệ nghịch với nhau hay không .
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, cặp đôi
- Phương tiện và thiết bị dạy học: sgk
- Sản phẩm: Bài tập 16/60SGK
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: * Làm Bài tập : 16/60 SGK HS AD tính chất hai đại lượng TLN làm bài 6. Hai HS lên bảng trình bày GV nhận xét, đánh giá |
Bài 16/60 SGK: a) Ta có: 1. 120 = 2 . 60 = 4 . 30 = 5 . 24 = 8 . 15 => x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch b) 2 . 30 = 3 . 20 = 4 . 15 = 6. 10 ≠ 5 . 12,5 => x và y là hai đại lượng không tỉ lệ nghịch với nhau. |
D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
-Xem lại các bài toán đã giải
- BTVN 17, 18, 19, 21 SGK, 25-27 SBT.
* CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS:
Câu 1: Bài 16/60 SGK (M1)
Câu 2: Nêu các bước giải bài toán về hai đại lượng tỉ lệ nghịch đã giải (M2)
Câu 3: Bài 18/61 SGK (M3)
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Được hiểu biết mở rộng vốn sống thông qua các bài tập mang tính thực tế.
- Năng lực chung: tự học, sáng tạo, tính toán, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt: Giải bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
Nội dung |
Nhận biết (M1) |
Thông hiểu (M2) |
Vận dụng (M3) |
Luyện tập |
Chỉ ra các đại lượng tỉ lệ nghịch trong bài toán |
Lập mối liên quan giữa các đại lượng trong bài toán. |
Trình bày lời giải bài toán về hai đại lượng tỉ lệ nghịch. |
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát (KTBC)
- Mục tiêu: Củng cố cho Hs kiến thức về hai đại lượng tỉ lệ nghịch đã học và tính chất dãy tỉ số bằng nhau
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân
- Phương tiện và thiết bị dạy học: sgk
- Sản phẩm: Hs nêu được đ.n hai đại lượng tỉ lệ nghịch đã học và tính chất dãy tỉ số bằng nhau
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
-Nêu tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch (5đ) -Nêu tính chất của dãy tỉ số bằng nhau (5đ) |
- Tính chất hai đại lượng tỉ lệ nghịch như sgk/58 - Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau như sgk/28 |
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
C. LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Củng cố cách giải bài toán về hai đại lượng tỉ lệ nghịch
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, cặp đôi
- Phương tiện và thiết bị dạy học: sgk
- Sản phẩm: Hs giải được các bài toán liên quan đến hai đại lượng tỉ lệ nghịch
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung |
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: Làm bài 18sgk HS đọc bài toán, GV hướng dẫn tóm tắt ? Bài toán này có dạng bài nào đã giải ? HS: Tương tự bài toán 1 trong §4 Áp dụng bài toán 1 giải tương tự, 1 HS lên bảng giải GV nhận xét, đánh giá Làm bài 19 sgk HS đọc bài toán, GV hướng dẫn tóm tắt H: Số m vải và giá tiền 1 m vải là hai đại lượng có quan hệ gì ? H: ta có tỉ lệ thức nào? GV hướng dẫn HS trình bày bài giải
Làm bài 21 sgk HS đọc bài toán, GV hướng dẫn tóm tắt H: Bài cho biết gì? H: Số máy và số ngày là quan hệ TLT hay TLN? - Hãy lập dãy tỉ số bằng nhau. Tìm số máy? HS làm tương tự bài toán 2, 1 HS lên bảng giải GV nhận xét, đánh giá.
|
Bài 18/61sgk: Gọi x (giờ) là thời gian 12 người làm. Vì số người làm tỉ lệ nghịch với thời gian làm nên ta có: Vậy 12 người làm cỏ cánh đồng đó hết 1,5 giờ.
Bài 19/61sgk: Cùng số tiền mua được 51 m vải loại I giá a (đ/m) x (m) vải loại 2 giá 85% a đ /m Số m vải và giá tiền 1 m vải là hai đại lượng TLN nên : Vậy số tiền đó có thể mua được 60 m vải loại 2. Bài 21/61 SGK. Gọi số máy của các đội lần lượt là : x1, x2, x3 Vì số máy của đội 1 hơn đội 2 là 2 máy nên: x1 - x2 = 2 -Số ngày và số máy là hai đại lượng TLN nên ta có: 4x1 = 6x2 = 8x3 Hay Áp dụng t/c dãy tỉ số bằng nhau ta có: Vậy số máy của 3 đội theo thứ tự là: 6, 4, 3 máy. |
D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: Rèn kỹ năng giải bài toán về hai đại lượng tỉ lệ nghịch
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, cặp đôi
- Phương tiện và thiết bị dạy học: sgk
- Sản phẩm: Tìm các giá trị tương ứng của đại lượng tỉ lệ nghịch
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: Làm bài 1: Ba người xây xong bức tường trong 24 phút. Hỏi 4 người thì xây mất mấy phút ? Làm bài 2: Cho x và y là 2 đại lượng TLT. Hãy điền vào bảng sau:
Yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài: 2 nhóm làm bài 1; 2 nhóm làm bài 2 Đại diện các nhóm lên bảng trình bày. - Các nhóm khác nhận xét GV nhận xét, đánh giá. |
Bài 1: Gọi x phút là thời gian để 4 người xây xong bức tường Vì số người và thời gian xây là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên ta có: => x = 18 Vậy 4 người sẽ xây xong bức tường trong 18 phút Bài 2:
|
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Xem lại các bài đã giải
- Làm bài 20, 22, 23/61, 26 SGK.
- Xem trước bài hàm số.
* CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS:
Câu 1: Bài 22/62 SGK (M2)
Câu 2: Bài 23/62 SGK (M3)
Câu 3: Bài 20/61 SGK (M3)