Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 41: Cấu tạo và chức năng của da mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
CHƯƠNG VIII: Tiết 43 - Bài: 41: Ngày soạn: /02/2020 |
DA CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA DA |
Ngày dạy | Tiết | Lớp | Ghi chú |
/02/2020 | 1 | 8 | HS vắng: |
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
a) Về kiến thức :
- Mô tả được cấu tạo của da.
- Thấy rõ mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của da.
b) Về kỹ năng:
* Kĩ năng bài học:
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích.
* Kĩ năng sống:
- Kĩ năng tự nhận thức: Không nên lạm dụng kem, phấn, nhổ bỏ lông mày, dùng bút
chì kẻ lông mày.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát mô hình để tìm hiểu,
cấu tạo và chức năng của da.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng tự tin khi phát biểu, ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
c) Về thái độ: - Có ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể.
2. Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, Quan sát, phân tích, liên
hệ thực tế.
3. Phương pháp giảng dạy:
a) Phương pháp:
Giải quyết vấn đề, quan sát, vấn đáp, hợp tác nhóm.
b) Kỹ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi, hỏi chuyên gia
II. Chuẩn bị của Hv và GV:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh cấu tạo da
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài ở nhà.
III. Chuỗi các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động: (1 phút).
Ngoài chức năng bài tiết và điều hoà thân nhiệt da còn có những chức năng gì?
Những đặc điểm cấu tạo nào của da giúp da thực hiện được những chức năng đó?
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
* Hoạt động 1: (15 phút) * Kiểm tra bài cũ: (5 phút) ? Trình bày các thói quen sống khoa học? GV chiếu hình cấu tạo của da, yêu cầu HS quan sát, nghiên cứu thông tin SGK, trình bày cấu tạo của da? HS tự nghiên cứu thông tin SGK, quan sát hình, trả lời câu hỏi. ? Vì sao ta thấy lớp vảy sừng bong ra như phấn ở quần áo? + Vì lớp TB ngoài cùng (tầng sừng) hoá sừng và chết ? Vì sao da ta luôn mềm mại không bị ướt, không thấm nước? + Vì do da có tuyến nhờn, có các sợi liên kết bẹn chặt với nhau (do các tế bào sừng xếp xít nhau) ? Vì sao da nhận được độ cứng, mềm, nóng, lạnh,...? + Vì da có nhiều cơ quan thụ cảm và các dây thần kinh. ? Da có phản ứng như thế nào khi trời nóng, lạnh? + Tiết mồ hôi hay sởn gai ốc vì trời nóng mạch máu dưới da dãn ra -> Tuyến mồ hôi tiết nhiều mồ hôi. Ngược lại trời lạnh mạch máu dưới da co lại -> cơ chân lông co -> sởi gai ốc. ? Lớp mỡ dưới da có vai trò gì? (HSKT) |
I. Cấu tạo của da |
+ Giữ nhiệt khi trời rét, là lớp nhiệt chống ảnh hưởng cơ học. ? Tóc và lông mày có tác dụng gì? + Tóc tạo nên lớp đệm không khí chống các tia tử ngoại. Lông mày ngăn mồ hôi và nước. ? Da có cấu tạo như thế nào? Nêu đặc điểm của từng lớp? - HS trả lời, hs khác nhận xét - GV nhận xét và ghi bảng * Hoạt động 2: (18 phút) GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: ? Đặc điểm nào của da giúp da thực hiện chức năng bảo vệ? (Tầng sừng xếp xít nhau, tầng TB sống, lớp mỡ dưới da) ? Bộ phận nào giúp da tiếp nhận kích thích? Thực hiện chức năng bài tiết? (Cơ quan thụ cảm, dây thần kinh) ? Da điều hoà thân nhiệt bằng cách nào? (Tuyến nhờn, cơ chân lông, mạch máu, lớp mỡ) Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến, GV tổng hợp ý kiến của các nhóm, thông báo đáp án đúng. HS tự rút ra kết luận: Da có những chức năng gì? ? Qua bài học cho ta biết những gì? Gọi 1 - 3 HS đọc kết luận chung |
- Da có cấu tạo gồm có 3 lớp: + Lớp biểu bì gồm tầng sừng và tầng tế bào sống. + Lớp bì: gồm mô liên kết và các cơ quan. + Lớp mỡ dưới da. Giữ nhiệt khi trời rét, là lớp nhiệt chống ảnh hưởng cơ học. II. Chức năng của da - Chức năng của da: + Bảo vệ cơ thể. +Tiếp nhận các kích thích về xúc giác. + Bài tiết. + Điều hoà thân nhiệt. + Da cùng vơi các sản phẩm của da tạo nên vẻ đẹp cho cơ thể. * Kết luận chung: SGK |
3. Hoạt động luyện tập - Vận dụng: (5 phút)
Lập bảng hệ thống cấu tạo và chức năng của da?
4. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1 phút)
- Học bài theo câu hỏi SGK. Đọc mục “Em có biết?”
- Đọc bài 42, kẻ bảng 42.2 vào vở.
? Trước khi tắm nước lạnh cần phải làm gì?
IV. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................