Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 7 Bài 36: Thực hành Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Bài 36 : THỰC HÀNH QUAN SÁT CẤU TẠO TRONG CỦA ẾCH ĐỒNG TRÊN MẪU MỔ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận dạng các cơ quan của ếch trên mẫu mổ.
- Tìm những cơ quan, hệ cơ quan thích nghi với đời sống mới chuyển lên
cạn.
2. Kĩ năng
- Biết cách mổ ếch, quan sát cấu tạo trong của ếch
- Kĩ năng mổ ếch
- Quan sát bộ xương: cột sống, xương sườn; nhận dạng và xác định vị trí một
số nội quan.
- Rèn kỹ năng: quan sát, phân tích, phối hợp làm việc hợp tác, lắng nghe tích
cực và chia sẻ thông tin quan sát được. Tìm kiếm và sử lí thông tin khi đọc SGK,
kỹ năng quản l thời gian và đảm nhận trách nhiệm được phân công.
3. Thái độ
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập
II. CHUẨN BỊ
1. GV: - Tranh cấu tạo trong của ếch
- Tranh bộ xương ếch
- Mô hình não ếch
- Mẫu mổ ếch
2. HS: - Học bài, tìm hiểu trước bài mới
- Chuẩn bị mẫu con ếch
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp.
- Kiểm tra sĩ số
2. KTBC :
H. Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước?
H. Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài chứng tổ ếch thích nghi với đời sống ở cạn?
3Bài mới.
Mở bài: Giáo viên nêu yêu cầu của tiết học và phân chia các nhóm thực
hành
HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát bộ xương ếch
Mục tiêu: - Quan sát bộ xương: cột sống, xương sườn; nhận dạng và xác định
vị trí một số nội quan.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung |
- Hướng dẫn HS quan sát hình 36.1 sgk H. Nhận biết các xương trong bộ xương ếch? - Yêu cầu HS quan sát mẫu bộ xương ếch, đối chiếu hình 36.1 -> xác định các xương trên mẫu - Gọi HS lên chỉ trên mẫu tên xương Yêu cầu HS thảo luận H. Bộ xương ếch có chức năng gì? - Chốt lại kiến thức |
- HS tự thu nhận thông tin -> ghi nhớ vị trí, tên xương: xương đầu, xương cột sống, xương đai và xương chi. - HS lên chỉ mẫu -> HS khác nhận xét, bổ sung - HS thảo luận rút ra chức năng của bộ xương - Đại diện nhóm phát biểu, bổ sung |
1. Bộ xương: + Xương đầu + Xương đai (đai vai, đai hông) + Xương cột sống + Xưong chi (chi trước, chi sau) - Chức năng: + Tạo bộ khung nâng đỡ cơ thể + Là nơi bám của cơ -> di chuyển + Tạo thành khoang bảo vệ não, tủy sống và nội quan |
HOẠT ĐỘNG 2: Quan sát da và các nội quan trên mẫu mổ
Mục tiêu: Quan sát da thấy được sự thích nghi với đời sống nửa nước nửa cạn của
ếch đồng
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung |
Hướng dẫn HS: sờ tay lên bề mặt da, quan sát mặt trong da -> nhận xét Cho HS thảo luận Nêu vai trò cảu da |
- HS thực hiện theo hướng dẫn: + Nhận xét: da ếch ẩm ướt mặt trong có hệ mạch máu dưới da - HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung |
2. Quan sát da và các nội quan trên mẫu mổ a. Quan sát da - Ếch có da trần (trơn, ẩm ướt) mặt trong có nhiều mạch máu -> trao đổi khí |
Mục tiêu: Quan sát nội quan. Tìm những cơ quan, hệ cơ quan thích nghi với đời
sống mới chuyển lên cạn
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung |
- Yêu cầu HS quan sát hình 36.3 đối chiếu với mẫu mổ H. Xác định các cơ quan của ếch? H Yêu cầu từng nhóm chỉ từng cơ quan trên mẫu mổ? - Yêu cầu HS nghiên cứu từng bảng đặc điểm cấu tạo trong của ếch T118 -> thảo luận H. Hệ tiêu hóa của ếch có đặc điểm gì khác so với cá? H. Vì sao ở ếch đã xuất hiện phổi mà vẫn trao đổi khí qua da? |
- HS quan sát hình đối chiếu mẫu mổ -> xác định vị trí các hệ cơ quan - Đại diện nhóm trình bày -> GV bổ sung uốn nắn - HS thảo luận nhóm - > thống nhất ý kiến Yêu cầu nêu được: + Hệ tiêu hóa: Lưỡi phóng ra bắt mồi, dạ dày, gan, mật lớn có tuyến tụy + Phổi cấu tạo đơn giản, hô hấp qua da là chủ yếu |
b. Quan sát các nội quan trên mẫu mổ Đặc điểm cấu tạo trong của ếch - Hệ tiêu hóa: + Miệng có lưỡi có thể phóng ra bắt mồi + Dạ dày lớn, ruột ngắn, gan mật lớn, có tuyến tụy - Hệ hô hấp: + Xuất hiện phổi: Hô hấp nhờ sự nâng hạ của thềm miệng + Da ẩm có hệ mao mạch dày đặc dưới da làm nhiệm vụ hô hấp - Hệ tuần hoàn: Tim 3 ngăn (2 TN, 1 TT) với 2 vòng tuần hoàn máu đi nuôi cơ thể là máu pha - Hệ bài tiết: Thận giữa giống cá, có ống dẫn nước tiểu xuống bóng đái lớn trước khi thải ra ngoài qua lỗ huyệt |
H. Tim của ếch khác cá ở điểm nào? Trình bày sự tuần hoàn máu của ếch? - Quan sát mô hình não ếch -> xác định các bộ phận của não Chốt lại kiến thức Cho HS thảo luận H. Trình bày những đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn thể hiện ở cấu tạo trong của ếch? |
+ Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn - HS thảo luận, xác định được các hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn thể hiện sự thích nghi với đời sống chuyển lên cạn |
- Hệ thần kinh: + Não trước, thị giác phát triển + Tiểu não kém phát triển + Hành tủy + Tủy sống - Hệ sinh dục: + Ếch đực không có cơ quan giao phối + Ếch cái đẻ trứng, thụ tinh ngoài |
4. Nhận xét - đánh giá:
- GV nhận xét buổi thực hành
+ tinh thần học tập, kết quả thực hành
+ ý thức kỷ luật trật tự
+ Sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm
- GV cho HS thu dọn vệ sinh
IV: CỦNG CỐ:
GV: Nhấn mạnh toàn bộ đặc điểm các hệ cơ quan trên bảng phụ để các em
thấy được sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng ở từng hệ cơ quan của ếch đồng
thích nghi cao độ với 2 môi trường sống.
V. DẶN DÒ:
- Học bài, hoàn thành thu hoạch theo mẫu (sgk/ 119)
VI. BỔ SUNG
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………..…………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………