Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 7 Bài 4: Trùng roi mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 4. TRÙNG ROI
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức.
- HS mô tả được cấu tạo trong, ngoài của trùng roi. Hiểucách dinh dưỡng và cách
sinh sản của chúng.
- Hiểu được cấu tạo tập đoàn trùng roi và mối quan hệ nguồn gốc giữa động vật
đơn bào và động vật đa bào.
2. Năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo.
- Năng lực tự học, đọc hiểu.
- Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả.
- Năng lực tính toán, Năng lực thực hành .
3. Phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân
ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.
2. Học sinh
- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Tạo tình huống khơi gợi tinh thần cho học sinh
b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Từ yêu cầu HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: Nêu những hiểu biết của em về trùng roi (Biết được qua bài
thực hành)?
Trùng roi là một nhóm sinh vật mang những dặc điểm vừa của động vật vừa của
thực vật. Đây cũng là bằng chứng thống nhất về nguồn gốc của giới động vật và thực
vật. Vậy trùng roi có những đặc điểm như thế nào ? Ta Đặt vấn đề vào bài mới hôm
nay.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu trung roi xanh
a) Mục tiêu: biết được Cấu tạo trong, ngoài của trùng roi. Hiểu cách dinh dưỡng và
cách sinh sản của chúng.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của
GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu nghiên cứu SGk vận dụng kiến thức bài trước. +Quan sát hình 4.1- 2 SGK . + Hoàn thành phiếu học tập. + Trình bày quá trình sinh sản của trùng roi xanh. + Giải thích thí nghiệm ở mục 4: “Tính hướng sáng” + Làm nhanh bài tập thứ 2 SGK tr. 18 * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức |
I. Trùng roi xanh. 1. Dinh dưỡng: - Tự dưỡng và dị dưỡng. - Hô hấp: Trao đổi khí qua màng tế bào. - Bài tiết: Nhờ không bào co bóp. 2. Sinh sản: - Vô tính bằng cách phân đôi theo chiều dọc cơ thể. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu tập đoàn trùng roi
a) Mục tiêu: biết được Cấu tạo tập đoàn trùng roi và mối quan hệ nguồn gốc giữa
động vật đơn bào và động vật đa bào.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của
GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức |
II. Tập đoàn trùng roi. * Kết luận. - Tập đoàn trùng roi gồm nhiều tế bào, bước đầu có sự phân hóa chức năng. * Ghi nhớ SGK. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện:
Câu 1: Trùng roi thường tìm thấy ở đâu?
A. Trong không khí. B. Trong đất khô.
C. Trong cơ thể người. D. Trong nước.
Câu 2: Vai trò của điểm mắt ở trùng roi là
A. bắt mồi. B. định hướng.
C. kéo dài roi. D. điều khiển roi.
Câu 3: Phương thức dinh dưỡng chủ yếu của trùng roi xanh là
A. quang tự dưỡng. B. hoá tự dưỡng.
C. quang dị dưỡng. D. hoá dị dưỡng.
Câu 4: Vị trí của điểm mắt trùng roi là
A. trên các hạt dự trữ B. gần gốc roi
C. trong nhân D. trên các hạt diệp lục
Câu 5: Khi trùng roi xanh sinh sản thì bộ phận phân đôi trước là
A. nhân tế bào B. không bào co bóp
C. điểm mắt D. roi
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực
tiễn.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
GV chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các
nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài
tập:
1. Có thể gặp trùng roi ở đâu ?
2. Trùng roi giống và khác với thực vật ở điểm nào ?
3. Khi di chuyển roi hoạt động như thế nào khiến trùng roi vừa tiến vừa xoay ?
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Vẽ sơ đồ tư duy cho bài học để hệ thống lại kiến thức.
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Đọc mục “ Em có biết”.
* Tập đoàn trùng roi trong thực tế
Ở một số ao hoặc giếng nước, đôi khi có thể gặp các “hạt” hình cầu, màu xanh lá
cây, đường kính khoảng 1mm, bơi lơ lửng, xoay tròn. Đó là tập đoàn trùng roi.
* RÚT KINH NGHIỆM
.....................................................................................................................................
.....................