Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 7 Chủ đề: Động vật nguyên sinh mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Tiết số: 3,4,5,6,7 CHỦ ĐỀ: ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
Chủđề này bao gồm nội dung kiến thức thuộc các bài sau:
Bài 3: Thực hành: Quan sát một số động vật nguyên sinh
Bài 4: Trùng roi
Bài 5: Trùng biến hình và trùng giày.
Bài 6: Trùng Kiết lị và trùng sốt rét.
Bài 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh
I. Mục tiêu chủ đề
1. Mục tiêu
- Học sinh thấy được ít nhất hai đại diện điển hình cho ngành động vật nguyên sinh
là trùng roi và trùng giày (đế giày).
- Phân biệt được hình dạng, cách di chuyển của hai đại diện này.
- Rút ra đặc điểm trung gian giữa động vật và thực vật của trùng roi.
- Học sinh biết mô tả được dinh dưỡng và sinh sản của trùng roi xanh.
- Trình bày tính đa dạng về hình thái, cấu tạo, hoạt động sống và đa dạng về môi
trường sống.
- Thấy được bước chuyển quan trọng từ động vật đơn bào đến động vật đa bào qua
đại diện là tập đoàn trùng roi.
- Học sinh biết được đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của trùng
biến hình và trùng giày.
- HS thấy được sự phân hoá chức năng các bộ phận trong tế bào của trùng giày, đó
là biểu hiện mầm mống của động vật đa bào.
- Học sinh nêu được đặc điểm cấu tạo của trùng sốt rét và trùng kiết lị phù hợp với
lối sống kí sinh.
- Học sinh chỉ rõ được những tác hại do 2 loại trùng này gây ra và cách phòng chống
bệnh sốt rét.
- Học sinh biết được đặc điểm chung của động vật nguyên sinh.
- Học sinh vận dụng kiến thức về cấu tạo và nơi sống ở những bài trước để chỉ ra
được vài trò tích cực của động vật nguyên sinh và những tác hại do động vật nguyên
sinh gây ra.
2. Kĩ năng:
Hình thành, rèn luyện được kỹ năng:
- Quan sát, phân tích tổnghợp, tính toán.
- Rèn kĩ năng sử dụng và quan sát mẫu bằng kính hiển vi.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
- Rèn kĩ năng quan sát, thu thập kiến thức, xử lí thông tin.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập bộ môn, học sinh có thể xác định được độ sạch của môi
trường qua sự xuất hiện của động vật nguyên sinh.
- Giáo dục học sinh ý thức phòng chống ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm
môi trường nước nói riêng.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự học: Học sinh phải xác định được mục tiêu học tập, tự đặt ra mục
tiêu học tập để nỗ lực thực hiện. Lập và thực hiện kế hoạch học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề
- NL tư duy sáng tạo: HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập. Đề xuất được
ý tưởng. Các kĩ năng tư duy.
- NL tự quản lý: Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân.
Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề. Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản
hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập.
- NL giao tiếp: Xác định đúng các hình thức giao tiếp: Ngôn ngữ nói, viết, ngôn ngữ
cơ thể.
- NL hợp tác: Làm việc cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm.
- NL sử dụng CNTT và truyền thông (ICT).
- NL sử dụng ngôn ngữ: Sử dụng các ngôn ngữ sinh học.
- NL tính toán: Thành thạo các phép tính cơ bản.
- NL:Quan sát: tranh ảnh, mô hình, video
- NL:Xử lí và trình bày các số liệu
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kính hiển vi, lam kính, la men, kim nhọn, ống hút, khăn lau.
- Tranh trùng đế giày, trùng roi, trùng biến hình.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Váng nước ao, hồ, rễ bèo Nhật Bản, rơm khô ngâm nước trong 5 ngày.
- Giấy A0. Bút màu chì , keo, nội dung bài báo cáo
III. Tiến trình bài học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Phân biệt sự giống và khác nhau giữa động vật và thực vật?
- Nêu đặc điểm chung của động vật?
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
B1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành khởi động thông qua hoạt động tập
thể:
Báo caó hoạt Gv giao về nhà
- Hãy kể tên các động vật nguyên sinh mà nhóm( tổ) đã sưu tầm được.
Hs: trùng giày, trùng roi xanh
- Nhận xét về kích thước của chúng.
Hs: Rất nhỏ
- Bằng cách nào chúng ta quan sát được các động vật này.
Hs: Kính hiển vi
B2: GV: Động vật nguyên sinh là những động vật có cấu tạo chỉ gồm một tế bào,
có kích thước rất nhỏ chúng ta không thể quan sát được bằng mắt thường mà phải
quan sát dưới kính hiển vi. Bài học hôm nay chúng ta cùng quan sát một số động
vật nguyên sinh qua các mẫu vật mà các em đã chuẩn bị.