Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu TOP 10 Mẫu Quyết định tạm đình chỉ công việc, công tác 2024 đầy đủ, chi tiết nhất, ngoài ra còn có các thông tin liên qua về mẫu quyết định tạm đình chỉ công việc, công tác giúp bạn đọc có thêm kiến thức về đơn, biểu mẫu.
TOP 10 Mẫu Quyết định tạm đình chỉ công việc, công tác 2024 MỚI NHẤT
1. Mẫu quyết định tạm đình chỉ công việc, công tác
Mẫu Quyết định tạm đình chỉ công việc, công tác – Mẫu 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thành phố Hà Nội, ngày ... tháng ... năm ...
QUYẾT ĐỊNH
(V/v: Tạm đình chỉ công việc ông ........)
- Căn cứ quy định tại Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Căn cứ Nội quy lao động Công ty cổ phần AA-TT.
- Căn cứ quyền hạn và trách nhiệm của Tổng giám đốc công ty;
- Căn cứ dấu hiệu xác minh ban đầu của công ty;
- Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công ty.
TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY ........
QUYẾT ĐỊNH
ĐIỀU 1. NỘI DUNG QUYẾT ĐỊNH
Nay quyết định tạm đình chỉ công việc, tạm đình chỉ chức vụ đối với ông ........
Sinh ngày: ....................................
Căn cước công dân/ Chứng minh nhân dân số: ..................... cấp ngày................... tại ...........
Số điện thoại: ..........................................
Chức vụ: Trưởng phòng kinh doanh - Công ty .........................
Thời gian tạm đình chỉ: 01 tháng (kể từ ngày ban hành quyết định này)
ĐIỀU 2. LÝ DO TẠM ĐÌNH CHỈ CÔNG VIỆC
Theo các nguồn tin tố giác, công ty đã xác minh và bước đầu kết luận như sau:
- Ông ......... có dấu hiệu tham gia làm chủ một công ty có lĩnh vực kinh doanh trực tiếp cạnh tranh và trùng với hoạt động của công ty ...... - nơi ông .... là người trực tiếp quản lý bộ phận kinh doanh. Hành vi của ông ........ có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng hợp đồng lao động giữa hai bên, vi phạm cam kết của ông với công ty, vi phạm luật lao động.
- Ông ........... có dấu hiệu sử dụng phương tiện, tài sản, thông tin … của công ty để trục lợi cho cá nhân.
- Và nhiều dấu hiệu sai phạm khác cần phải tiếp tục xác minh hoặc chuyển qua cơ quan công an điều tra làm rõ theo quY định của pháp luật.
ĐIỀU 3. QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA ĐƯƠNG SỰ
Trong thời gian tạm đình chỉ công việc, mọi quyền lợi hợp pháp của ông....... đều được công ty bảo đảm theo đúng các quY định của pháp luật hiện hành.
Trong vòng 01 tuần đầu tiên kể từ ngày ban hành quyết định này, ông ........ tạm thời được phép không đến công ty nhưng khi công ty triệu tập (qua điện thoại, email …) thì ông ........ phải có mặt. Ông ......... có nghĩa vụ phải bảo đảm sự liên lạc với công ty (thông suốt về điện thoại, email …)
ĐIỀU 4. HIỆU LỰC THI HÀNH
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ......tháng .... năm ..., được công bố công khai và giao trực tiếp cho ông .......
Cùng việc công bố quyết định này, công ty tiến hành kiểm tra, thu giữ tài sản, phương tiện công ty đang giao cho ông ......sử dụng, nhằm phục vụ cho việc điều tra, cũng như bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công ty.
Ông ......... và các bộ phận liên quan có trách nhiệm thực hiện theo đúng quyết định này.
Nơi nhận: - Ông .......... - Ban giám đốc công ty (lưu). - Phòng hành chính, nhân sự (lưu). |
TM. CÔNG TY ...... TỔNG GIÁM ĐỐC (Ký tên, đóng dấu) |
Mẫu Quyết định tạm đình chỉ công việc, công tác – Mẫu 2
CÔNG TY CỔ PHẦN ………… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BỘ PHẬN TỔ CHỨC NHÂN SỰ |
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số: ………ngày….tháng…..năm……
QUYẾT ĐỊNH
V/v: Tạm đình chỉ công việc
GIÁM ĐỐC CÔNG TY CỔ PHẦN …………………..
QUYẾT ĐỊNH
ĐIỀU 1: Tạm đình chỉ công việc đối với Ông( Bà):……………………………………….................................
Đơn vị làm việc:……………………………………………………...................................
Công việc đang làm:………………………………………………………………………
Trình độ chuyên môn được đào tạo:………………………………………………………..
Lý do tạm đình chỉ công việc:………………………………………………………………
Thời hạn tạm đình chỉ công việc kể từ ngày……tháng………..năm…………đến hết ngày………tháng………..năm…………..
Được tạm ứng 50% tiền lương: Tổng số ngày hoặc tháng, tổng số tiền…..đồng.
ĐIỀU 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày……tháng………….năm……….
ĐIỀU 3: Phòng TCSN&HC, Phòng KTTC, các đơn vị có liên quan và đương sự chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
GIÁM ĐỐC
Nơi nhận:
Mẫu Quyết định tạm đình chỉ công việc, công tác – Mẫu 3
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thành phố Hà Nội, ngày ... tháng ... năm ...
QUYẾT ĐỊNH
(Về việc: Tạm thời đình chỉ công việc của Người lao động để xác minh sự việc)
Căn cứ Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan;
Căn cứ Hợp đồng lao động số … ký giữa [Tên Công ty] (“Công ty”) và Ông/Bà … vào ngày … tháng … năm … (“Hợp đồng lao động”);và
Sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở bằng văn bản đề ngày … tháng … năm …
Điều 1: Công ty sẽ tạm đình chỉ công việc đối với:
Ông/Bà …
Bộ phận: …
Phòng/ Ban: …
Công việc đang làm: …
Trình độ chuyên môn được đào tạo: …
Lý do tạm đình chỉ công việc: Để Công ty tiến hành xác minh về vấn đề ...
Điều 2: Thời hạn tạm đình chỉ công việc bắt đầu từ ngày … tháng … năm … đến hết ngày… tháng … năm …
Điều 3: Trong thời gian tạm đình chỉ, Ông/Bà … được tạm nghỉ ở nhà và được tạm ứng 50% tiền lương của tháng …, tương ứng với tổng số tiền là … đồng. Trong trường hợp Công ty có việc cần trao đổi với Ông/Bà, các bộ phận có liên quan sẽ chủ động liên hệ với Ông/Bà.
Điều 4 : Ông/Bà …, Giám đốc/Trưởng phòng Nhân sự, kế toán và các bộ phận khác có liên quan của Công ty chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
THAY MẶT VÀ ĐẠI DIỆN CÔNG TY
2. Tạm đình chỉ công việc là gì?
Theo khoản 1 điều 128 của Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:
Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người sử dụng lao động tiếp tục làm sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.
Trong quá trình hoạt động và làm việc, trong cơ quan nhà nước hay trong doanh nghiệp, tổ chứ thì sẽ không tránh khỏi những vấn đề sai phạm có thể xảy ra. Việc này dẫn đến người đứng đầu có thể ra quyết định tạm đình chỉ công tác hoặc công việc người lao động đang thực hiện.
3. Quy định về việc tạm đình chỉ công việc, công tác theo pháp luật
Tạm đình chỉ chính là một biện pháp tạm thời sẽ được áp dụng trong một số trường hợp cần thiết và có căn cứ pháp luật để ra quyết định tạm đình chỉ. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thông thường sẽ xảy ra việc tạm đình chỉ trong công tác với những trường hợp sau:
– Tạm đình chỉ công tác đối với công chức, cán bộ.
– Tạm đình chỉ công tác đối với viên chức.
– Tạm đình chỉ công tác khi có vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng.
Như vậy, có thể thấy việc tạm đình chỉ theo quy định của pháp luật rất rộng, trải dài hầu hết mọi lĩnh vực. Nhưng nếu chỉ bao quát về các hoạt động, làm việc của các đối tượng lao động, làm việc hiện nay và được mọi người quan tâm rộng rãi thì có thể kể đến công chức cán bộ, viên chức và người có chức vụ, quyền hạn.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức có thể ra quyết định:
- Tạm đình chỉ công tác trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, nếu để cán bộ, công chức đó
- Nếu để cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý.
- Thời hạn tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 15 ngày; nếu cán bộ, công chức bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử thì thời gian tạm giữ, tạm giam được tính là thời gian nghỉ việc có lý do; hết thời hạn tạm đình chỉ công tác nếu cán bộ, công chức không bị xử lý kỷ luật thì được tiếp tục bố trí làm việc ở vị trí cũ. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, cán bộ, công chức được hưởng lương theo quy định của Chính phủ.
- Tạm đình chỉ chính là một biện pháp tạm thời sẽ được áp dụng trong một số trường hợp cần thiết và có căn cứ pháp luật để ra quyết định tạm đình chỉ. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thông thường sẽ xảy ra việc tạm đình chỉ trong công tác với những trường hợp sau: Tạm đình chỉ công tác đối với công chức, cán bộ; Tạm đình chỉ công tác đối với viên chức; Tạm đình chỉ công tác khi có vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng.
- Như vậy, có thể thấy việc tạm đình chỉ theo quy định của pháp luật rất rộng, trải dài hầu hết mọi lĩnh vực. Nhưng nếu chỉ bao quát về các hoạt động, làm việc của các đối tượng lao động, làm việc hiện nay và được mọi người quan tâm rộng rãi thì phải kể đến quy định tạm đình chỉ công tác đối với công chức cán bộ, viên chức và người có chức vụ, quyền hạn.
Mức lương được hưởng trong thời gian tạm đình :
Về mức lương được hưởng: Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc là bị tạm giam, tạm giữ để phục vụ cho việc điều tra, truy tố, xét xử thì cán bộ, công chức sẽ được hưởng lương theo các quy định của Chính phủ.
– Đối với công chức, căn cứ theo Điều 24 của Nghị định số 34/2011/NĐ-CP thì trong thời gian tạm đình chỉ, công chức sẽ được hưởng 50% mức lương theo ngạch, theo bậc hiện hưởng và có cộng thêm phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung và phụ cấp thâm niên nghề, hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).
– Và sau khi đã giải quyết, tùy vào từng kết quả xử lý mà chính sách lương được hưởng của công chức sẽ được quy định như sau:
- Căn cứ để tạm đình chỉ công tác
Theo Điều 43 của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP có quy định hướng dẫn về Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 thì việc quyết định tạm đình chỉ công tác đối với người mà có chức vụ, quyền hạn chỉ được thực hiện khi có các căn cứ để cho rằng người đó có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng và việc này có thể gây ra khó khăn cho việc xem xét và xử lý nếu như vẫn tiếp tục làm việc, cụ thể như sau:
– Căn cứ để cho rằng người có chức vụ, quyền hạn có hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tham nhũng khi thuộc vào một trong những trường hợp sau:
– Người có chức vụ, quyền hạn được coi là có thể gây ra khó khăn cho việc xem xét, xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi người đó có một trong những hành vi sau:
- Thời hạn tạm đình chỉ, căn cứ theo Điều 47 của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP là 90 ngày, kể từ ngày ra quyết định.
- Chế độ được hưởng trong thời gian tạm đình chỉ công tác: Căn cứ theo Điều 51 của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP thì người mà có chức vụ, quyền hạn trong thời gian bị tạm đình chỉ sẽ không được giữ nguyên chế độ, chính sách cũng như các quyền, lợi ích hợp pháp khác như khi ở vị trí công tác trước khi tạm đình chỉ.
3.2. Tạm đình chỉ công tác đối với viên chức
- Căn cứ để tạm đình chỉ
Cũng như trường hợp của công chức, cán bộ thì việc tạm đình chỉ trong công tác với viên chức sẽ là biện pháp được áp dụng để tạo sự thuận tiện cho việc xem xét, kỷ luật. Căn cứ theo Điều 54 của Luật Viên chức năm 2010 thì trong thời gian xử lý kỷ luật, người đứng đầu của đơn vị sự nghiệp công lập sẽ quyết định việc tạm đình chỉ của viên chức nếu như thấy việc tiếp tục để người này làm việc có thể gây ra khó khăn cho việc xem xét và xử lý kỷ luật. Như vậy, việc tạm đình chỉ công tác đối với viên chức cũng được áp dụng khi có hai điều kiện sau:
– Đang trong thời gian xem xét và xử lý kỷ luật.
– Nếu như viên chức đó tiếp tục làm việc thì có thể gây ra khó khăn cho việc xem xét và xử lý.
- Mức lương viên chức được hưởng trong thời gian tạm đình chỉ :
Về mức lương được hưởng, căn cứ theo Điều 23 của Nghị định số 27/2012/NĐ-CP có quy định như sau:
– Mức lương trong thời gian tạm đình chỉ: Viên chức sẽ được hưởng 50% còn lại của mức lương hiện hưởng và cả những khoản phụ cấp nêu trên trong thời gian tạm đình chỉ.
– Và sau khi đã giải quyết, tùy vào từng kết quả xử lý mà chính sách lương được hưởng của viên chức sẽ được quy định như sau:
- Thời hạn tạm đình công tác đối với viên chức:
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 54 của Luật Viên chức năm 2010 thì thời gian tạm đình chỉ của viên chức sẽ không quá 15 ngày. Nếu như cần thiết thì có thể kéo dài thêm nhưng không được quá 30 ngày. Đồng thời, pháp luật cũng quy định nếu hết thời gian tạm đình chỉ công tác, nếu như viên chức không bị xử lý kỷ luật thì sẽ được bố trí vào vị trí làm việc cũ.
3.3. Đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp:
- Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.
- Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
- Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.
- Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.