Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Hộ khẩu thường trú là gì? Điều kiện đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài ra còn có các thông tin liên quan về Hộ khẩu thường trú giúp bạn đọc có thêm kiến thức về đơn, biểu mẫu.
Hộ khẩu thường trú là gì? Điều kiện đăng ký hộ khẩu thường trú
1. Hộ khẩu thường trú là gì?
Hộ khẩu thường trú theo cách gọi thông thường có thể hiểu là sổ hộ khẩu. Đây là loại sổ do cơ quan có thẩm quyền cấp cho các hộ gia đình với mục đích ghi chính xác thông tin của các thành viên trong gia đình - những người có cùng nơi thường trú.
Theo khoản 8 Điều 2 Luật Cư trú 2020 quy định nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú 2020, thì Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp có giá trị sử dụng đến hết 31/12/2022.
Tuy sổ hộ khẩu giấy hết giá trị nhưng nhà nước ta vẫn duy trì quản lý cư dân theo hộ khẩu, theo đó chỉ thay thế từ hình thức giấy trực tuyến. Việc quản lý thông tin cư trú của người dân sẽ được các cơ quan chức năng thực hiện thông qua hình thức điện tử thay phương thức sổ giấy như trước đây.
Theo đó, sổ hộ khẩu điện tử được hiểu là phương thức quản lý thường trú của công dân qua hệ thống phần mềm và được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu về cư trú.
2. Điều kiện đăng ký hộ khẩu thường trú
Điều kiện để công dân có thể đăng ký hộ khẩu là gì? Theo thông tin từ Luật Cư trú 2020, điều kiện đăng ký hộ khẩu thường trú được nhà nước quy định cụ thể như sau:
3. Hồ sơ đăng kí hộ khẩu thường trú
Để đăng ký làm sổ hộ khẩu, mỗi cá nhân cần chuẩn bị hồ sơ nộp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Công dân khi làm sổ cần cung cấp cho cán bộ đầy đủ các giấy tờ như sau:
4. Một số điều lưu ý
Những điều cần lưu ý khi đăng ký sổ hộ khẩu là gì? Theo Điều 24 Luật cư trú năm 2020, 03 trường hợp công dân sẽ bị xóa đăng ký thường trú bao gồm:
Kể từ ngày 01/7/2020, nhà nước Việt Nam đã bổ sung thêm nhiều trường hợp công dân bị hạn chế quyền đăng ký hộ khẩu thường trú như sau: công dân bị cách ly do có nguy cơ truyền nhiễm bệnh dịch cho cộng đồng, địa điểm khu vực cách ly, phục vụ công tác phòng - chống dịch bệnh theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền. Ngoài ra, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và áp dụng các biện pháp tạm giữ, tạm giam cũng sẽ bị hạn chế.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Luật Cư trú năm 2020, từ năm 2021 trở đi, sổ hộ khẩu dạng giấy sẽ không được cấp nữa, thay vào đó, công dân sẽ chính thức sử dụng sổ hộ khẩu điện tử. Khi cá nhân, hộ gia đình bị mất, hỏng, rách sổ hộ khẩu hay nội dung trên sổ có sai sót, công dân vẫn có thể tiến hành làm thủ tục xin đổi, cấp lại sổ như bình thường.
Hồ sơ xin cấp lại sổ hộ khẩu mới bao gồm:
Ngoài ra, hiện nay, khi hoàn thiện hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về công dân, mỗi cá nhân sẽ được cấp một mã số định danh. Mã số này sẽ xuất hiện trên thẻ căn cước, khi mua bán, làm các giao dịch, đăng ký ôtô, xe máy, khai sinh,... Từ nay, công dân sẽ không cần phải mang cả đống giấy tờ đi nữa, chỉ cần có tấm thẻ này để cán bộ kiểm tra, đối chiếu. Chỉ mất 18 giây, cán bộ sẽ kiểm tra ra kết quả dữ liệu về người đó.
Phương thức này đã thay đổi hoàn toàn cách quản lý trở nên hiện đại hơn, chuyển từ quản lý thủ công sang điện tử. Tuy nhiên thực tế không tồn tại việc bỏ sổ tạm trú, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân. Phương án của Chính phủ là áp dụng công nghệ thông tin để quản lý thông tin định danh của công dân thay vì quản lý sổ hộ khẩu bằng giấy tồn tại nhiều bất cập. Sổ tạm trú, sổ hộ khẩu, chứng minh thư vẫn còn nguyên giá trị sử dụng.
Như vậy, sổ hộ khẩu mới được tích hợp trên căn cước công dân của cá nhân. Khi công dân cần làm thủ tục, chỉ cần cầm thẻ căn cước đến cho các cán bộ có thẩm quyền kiểm tra, quẹt thẻ là hiện ra giấy tờ đầy đủ.
Xem thêm các nội dung khác: