Mẫu giấy xác nhận nằm viện, đang điều trị tại bệnh viện của bác sĩ MỚI NHẤT

Tải xuống 2 2.4 K 4

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Mẫu giấy xác nhận nằm viện, đang điều trị tại bệnh viện của bác sĩ 2024 đầy đủ, chi tiết nhất, ngoài ra còn có các thông tin liên qua về mẫu giấy xác nhận nằm viện, đang điều trị tại bệnh viện của bác sĩ giúp bạn đọc có thêm kiến thức về đơn, biểu mẫu.

Mẫu giấy xác nhận nằm viện, đang điều trị tại bệnh viện của bác sĩ 2024 MỚI NHẤT

1. Mẫu giấy xác nhận nằm viện, đang điều trị tại bệnh viện của bác sĩ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-------------------

ĐƠN XIN XÁC NHẬN NẰM VIỆN, ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI BÊNH VIỆN

Kính gửi: Giám đốc Bệnh viện X

Tôi tên: Nguyễn Văn A, sinh năm: 1966

Thường trú tại : Thị trấn P, Huyện C, tỉnh L

Thân nhân (Ông, Bà, Cha, Mẹ, Con) của tôi là :.Nguyễn Thị B

Nhập viện ngày: 06/04/2023, hiện đang điều trị tại khoa Hồi sức tích cực

Nay tôi làm đơn này kính mong bệnh viện xác nhận con tôi đang điều trị tại đây.

Lý do: Tùy mục đích bạn xin giấy xác nhận là gì, ví dụ làm minh chứng để xin nghỉ học

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Xác nhận bệnh nhân: Nguyễn Thị B , sinh năm: 2001

Số hồ sơ bệnh án:........................................................................

Chẩn đoán: Ví dụ Ngộ độc cấp, hướng dẫn cụ thể được chúng tôi đề cập ở phần dưới đây.

Ngày vào viện: 06/04/2023

Hiện đang điều trị tại: Khoa hồi sức tích cực Bệnh viện X

 

….…………, ngày…tháng…năm…

Bác sĩ

Giám đốc

 Mẫu giấy xác nhận nằm viện, đang điều trị tại bệnh viện của bác sĩ MỚI NHẤT (ảnh 1)

2. Mẫu đơn xin xác nhận nằm viện, đang điều trị tại bệnh viện là gì?

Trong quá trình học tập, lao động, công tác mà họ gặp các vấn đề về sức khỏe cần phải điều trị tại các cơ sở y tế và được bác sĩ yêu cầu ở lại bệnh viện để theo dõi tình hình. Trong trường họp đó để tránh ảnh hưởng đến người khác và xin nghỉ tại cơ quan, tổ chức thì người bệnh cần có đơn xin xác nhận nằm viện, đang điều trị tại bệnh viện. Sau khi có xác nhận của bệnh viện người bệnh phải nộp biên bản này cho nơi mình đang công tác, học tập hoặc cơ quan có thẩm quyền.

Mẫu đơn xin xác nhận nằm viện, đang điều trị tại bệnh viện được lập ra để người bệnh xin xác nhận đang nằm viện, đang được điều trị tại cơ sở y tế. Tùy vào nhiều nguyên nhân khác nhau của bệnh nhân mà mẫu đơn xin xác nhận nằm viện, đang điều trị tại bệnh viện được lập ra để xin được xác nhận nằm viện, xác nhận đang điều trị tại bệnh viện. Mẫu nêu rõ thông tin của người làm đơn xin xác nhận, thông tin xác nhận của bệnh viện, lý do xin xác nhận,… Để mẫu đơn có giá trị thì cần phải có đầy đủ chữ ký của người làm đơn, bác sĩ điều trị và xác nhận của giám đốc cơ sở y tế.

Tóm lại, mẫu giấy chứng nhận nằm viện là mẫu đơn được lập ra để chứng thực, xác nhận chủ thể được đã nằm viện và điều trị tại bệnh viện. Mẫu giấy chứng nhận nằm viện nêu rõ thông tin của người nằm viện cũng như thông tin xác nhận của bệnh viện nơi chủ thể nằm viện. Trong một số trường hợp nhất định các chủ thể cần có mẫu giấy chứng nhận nằm viện để làm căn cứ chứng thực.

3. Hướng dẫn hoàn thiện mẫu đơn xin xác nhận nằm viện, đang điều trị tại bệnh viện

Phần mở đầu:

- Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.

- Tên biên bản cụ thể là đơn xin xác nhận nằm viện, đang điều trị tại bệnh viện.

Phần nội dung chính của đơn:

* Phần thông tin cá nhân:

- Ghi đầy đủ thông tin cá nhân của người bệnh

- Ghi số thẻ bảo hiểm y tế của người bệnh (nếu có)

- Ghi số sổ BHXH hoặc mã số BHXH (áp dụng khi cơ quan BHXH chính thức thông báo về việc sử dụng mã số BHXH thay thế cho số sổ BHXH)

* Thời gian vào viện, ra viện

- Ghi đầy đủ thông tin thời gian vào viện và ra viện của người bệnh.

- Thời gian này là căn cứ tính thời gian hưởng chế độ ốm đau

* Phần chẩn đoán:

- Đối với các bệnh thông thường: Mô tả cụ thể về tình trạng sức khỏe hoặc ghi tên bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế;

- Đối với bệnh phải điều trị dài ngày: Ghi mã bệnh và tên bệnh theo Thông tư số 46/2016/TT-BYT ban hành ngày 30/12/2016 của Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh dài ngày;

- Trường hợp đình chỉ thai nghén: Ghi rõ nguyên nhân đình chỉ thai nghén;

* Phần phương pháp điều trị:

- Đối với các bệnh thông thường: Ghi theo hướng dẫn của Bộ Y tế;

- Đối với trường hợp phải đình chỉ thai nghén dưới 22 tuần tuổi: Căn cứ tình trạng thực tế để ghi phương pháp điều trị theo một trong các trường hợp sau: Sảy thai, nạo thai, hút thai, mổ lấy thai.

- Đối với trường hợp mang thai từ 22 tuần tuổi trở lên ghi rõ là đẻ thường, đẻ thủ thuật hay mổ đẻ.

- Đình chỉ thai nghén vì lý do bệnh lý thì ghi rõ chuẩn đoán theo hướng dẫn chuyên môn đồng thời ghi cụm từ “(phá thai bệnh lý)”. Ví dụ: Chửa ngoài tử cung (thai bệnh lý).

* Phần ghi chú:

- Ghi lời dặn của thầy thuốc.

- Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị bệnh hoặc để ổn định sức khỏe sau khi điều trị nội trú: Ghi rõ số ngày mà người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện. Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày.

- Trường hợp lao động nữ cần nghỉ để dưỡng thai thì sau khi ghi số ngày nghỉ phải ghi rõ là “để dưỡng thai”. Ví dụ: số ngày nghỉ: 10 ngày để dưỡng thai.

- Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày.

- Đối với trường hợp người có thai từ 22 tuần tuổi trở lên phải đình chỉ thai nghén thì ghi là đẻ non, con chết.

- Đối với trường hợp đẻ non ghi rõ số con và tình trạng con sau sinh.

- Trong trường hợp người mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc trẻ em dưới 16 tuổi phải ghi đầy đủ họ, tên của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người bệnh.

Phần cuối đơn: Ngày, tháng, năm và chữ ký:

- Việc ghi ngày, tháng, năm tại phần chữ ký của Trưởng khoa điều trị phải trùng với ngày ra viện.

- Tại phần “Trưởng khoa”: Trưởng khoa hoặc Phó khoa ký tên theo quy chế làm việc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Tại phần “Thủ trường đơn vị”: Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền được ký và đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ có 01 người có thẩm quyền khám và ký giấy ra viện thì người đó chỉ cần ký và đóng dấu vào phần người thủ trưởng đơn vị.

Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống