Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Doanh nghiệp tư nhân là gì? Đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp tư nhân ngoài ra còn có các thông tin liên quan về Doanh nghiệp tư nhân là gì? Đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp tư nhân giúp bạn đọc có thêm kiến thức về đơn, biểu mẫu.
Doanh nghiệp tư nhân là gì? Đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp tư nhân
1. Doanh nghiệp tư nhân là gì?
Điều 188 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về các dấu hiệu nhận diện doanh nghiệp tư nhân như sau:
1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Doanh nghiệp tư nhân là một loại hình doanh nghiệp (Khái niệm doanh nghiệp, kinh doanh được quy định tại khoản 7, khoản 16 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014: Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sàn xuất đến tiêu thụ sàn phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Tuy nhiên, so với các tiêu chí nhận diện doanh nghiệp tại khái niệm trên thi doanh nghiệp tư nhân không đáp ứng tiêu chí về tài sản) nên giống như những doanh nghiệp kinh doanh khác, doanh nghiệp tư nhân là tổ chức có tên riêng được nhà nước thừa nhận thông qua việc nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; mục đích của doanh nghiệp tư nhân là thường xuyên, liên tục thực hiện hoạt động kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận.
2. Đặc điểm doanh nghiệp tư nhân
Công ty tư nhân không xuất hiện việc góp vốn giống như các công ty nhiều chủ sở hữu. Nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân xuất phát từ tài sản của một cá nhân duy nhất.
Trong khi các loại hình doanh nghiệp khác hầu hết đều được thành lập theo hình thức góp vốn hoặc mua cổ phần. Đây là một trong những đặc điểm riêng của doanh nghiệp tư nhân.
Không giống với doanh nghiệp hay các loại hình công ty ở Việt Nam khác, doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn không có tư cách pháp nhân. Điều này được lý giải như sau:
Một doanh nghiệp được công nhận quyền pháp nhân khi doanh nghiệp đó có tài sản riêng, nghĩa là phải có sự tách bạch giữa tài sản của doanh nghiệp với tài sản của người tạo ra doanh nghiệp. Nhưng với doanh nghiệp tư nhân thì không có sự độc lập về tài sản trong mối quan hệ với tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân.
Vốn đầu tư của công ty tư nhân phải do chính chủ doanh nghiệp đăng ký và số vốn đăng ký phải đảm bảo tính chính xác, xác thực, nhất là đối với các đơn vị ngoại tệ hoặc vàng hay tài sản khác.
Trong quá trình hoạt động của công ty, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư. Việc tăng hay giảm vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân đều phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán.
Trong trường hợp doanh nghiệp muốn giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn số vốn đầu tư ban đầu đăng ký thì chủ doanh nghiệp chỉ được giảm vốn sau khi đã hoàn tất thủ tục đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh. Điều này đã được ghi rõ tại khoản 3 điều 189 Luật doanh nghiệp 2020.
Như đã đề cập ở phần trên, DNTN chỉ do một cá nhân thành lập và góp vốn. Điều này đồng nghĩa với việc chủ doanh nghiệp cũng là người nắm quyền quản lý đối với tất cả các hoạt động kinh doanh của công ty mình. Đồng thời, chủ sở hữu DNTN cũng là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Cũng tương tự như trên, công ty tư nhân chỉ có một chủ sở hữu. Chủ doanh nghiệp tư nhân nắm toàn bộ tài sản, bao gồm vốn và lợi nhuận của doanh nghiệp nên không xảy ra trường hợp phân phối lợi nhuận.
Tuy nhiên, việc nắm giữ toàn bộ tài sản của doanh nghiệp cũng đồng nghĩa với việc cá nhân đó sẽ gánh chịu toàn bộ rủi ro cũng như thua lỗ trong trường hợp hoạt động kinh doanh không được như mong muốn.
Người sở hữu doanh nghiệp tư nhân là người chịu trách nhiệm duy nhất trước mọi rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp và chế độ trách nhiệm ở đây là vô hạn.
3. Ưu và nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân
a. Ưu điểm
Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 là doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
DNTN có một số ưu điểm sau:
- Do DNTN chỉ do 1 cá nhân làm chủ nên chủ sở hữu được toàn quyền trong việc quyết định mọi hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp;
- Vốn của doanh nghiệp cho chủ sở hữu tự đăng ký và không cần làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp (Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2020).
- Vì chế độ chịu trách nhiệm của DNTN là vô hạn nên có thể dễ dàng có được lòng tin từ khách hàng và các đối tác hơn (khách hàng hạn chế được tối đa rủi ro khi hợp tác.
- DNTN ít bị chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật hơn, có thể kiểm soát được rủi ro vì chỉ có duy nhất một người làm đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
b. Nhược điểm
- Vì DNTN chỉ có một cá nhân làm chủ, không có sự liên kết góp vốn; khó có thể đáp ứng ngay nhu cầu cần có vốn lớn để kinh doanh. Và cũng chính vì chỉ có một người duy nhất nên dễ xảy ra quyết định một chiều; thiếu tính khách quan.
- Việc DNTN không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào (Khoản 2 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020) cũng là một hạn chế cho việc huy động vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chủ sở hữu DNTN không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh, chủ DNTN khác (Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020)
- DNTN không có tư cách pháp nhân nên không được tự mình thực hiện một số giao dịch mà pháp luật quy định.
- Chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với tất cả hoạt động kinh doanh của DNTN.
- Chủ sở hữu chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình. Điều ngày có nghĩa là nếu tài sản của công ty không đủ để trả các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính khác thì chủ sở hữu sẽ phải dùng tài sản riêng của mình để giải quyết các khoản nợ này ngay cả khi công ty đã tuyên bố phá sản.