TOP 10 Mẫu Quyết định ban hành Quy chế làm việc 2024 MỚI NHẤT

Tải xuống 23 1.2 K 1

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu TOP 10 Mẫu Quyết định ban hành Quy chế làm việc 2024 đầy đủ, chi tiết nhất, ngoài ra còn có các thông tin liên qua về mẫu quyết định ban hành Quy chế làm việc giúp bạn đọc có thêm kiến thức về đơn, biểu mẫu.

TOP 10 Mẫu Quyết định ban hành Quy chế làm việc 2024 MỚI NHẤT

1. Mẫu quyết định ban hành Quy chế làm việc

Mẫu Quyết định ban hành Quy chế làm việc của công ty

CÔNG TY

Số:…/QĐ-……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

….,ngày ….tháng….năm…..

QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY CHẾ

(V/v Ban hành quy chế…..)

Căn cứ Bộ Luật lao động năm 2019;

Căn cứ Nghị định số:…./NĐ-…… ;

Căn cứ Điều lệ công ty……;

Căn cứ……………………..;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Quyết định ban hành kèm theo Quy chế ……….. đối với Bộ phận……

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày………..

Điều 3: Trưởng bộ phận……….có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn nhân viên trong Bộ phận mình tiếp nhận và thi hành Quyết định.

Nơi nhận:

– Lưu VT

GIÁM ĐỐC

QUY CHẾ LÀM VIỆC CÔNG TY

Điều 1: Phạm vi điều chỉnh

– Quy định này quy định chế độ trách nhiệm, nguyên tắc làm việc và trình tự giải quyết công việc của các cá nhân thuộc Công ty …

Điều 2: Đối tượng áp dụng

Quy định này được áp dụng đối với các cá nhân thuộc Công ty … bao gồm: Giám Đốc, Quản Lý, nhân viên trực thuộc Công ty …

Điều 3: Chế độ Trách nhiệm

- Giám đốc Công ty là người đại diện theo Pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty theo mục tiêu, kế hoạch, phù hợp với điều lệ tổ chức hoạt đồng và các quyết định, quy định, quy chế Công ty.

- Quản lý người giúp GĐ điều hành Công ty theo phân công và uỷ quyền của GĐ, chịu trách nhiệm trước GĐ về kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công hoặc uỷ quyền.

- Nhân viên chịu trách nhiệm trước Quản lý về chất lượng, hiệu quả của từng công việc được giao, ngoài ra còn phải chấp hành sự điều động, phân công công tác của lãnh đạo Công ty.

Điều 4: Nguyên tắc và chế độ làm việc

Nguyên tắc:

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công, Quản lý có nhiệm vụ soạn thảo các quy định, các quy chế quản lý theo lĩnh vực mình phụ trách, trình lãnh đạo Công ty quyết định, nhân viên Công ty cũng là người tổ chức thực hiện.

- Xử lý công việc theo nguyên tắc chủ động, bàn bạc, tham khảo trao đổi ý kiến với các cá nhân có liên quan để giải quyết và tự chịu trách nhiệm.

- Một người một đơn vị được giao nhiều việc, một việc chỉ giao cho một đơn vị hoặc một người chịu trách nhiệm chính.

- Thời gian làm việc 08 giờ/ngày. (Trừ ngày được nghỉ làm việc theo quy định của Pháp luật và hướng dẫn của Công ty)

Chế độ làm việc

- Giám đốc điều hành công việc theo chế độ Thủ trưởng, trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ và cá nhân tự chịu trách nhiệm.

- Quản lý chủ động giải quyết công việc theo lĩnh vực được phân công, trường hợp có ý kiến khác nhau thì báo cáo Giám Đốc xem xét giải quyết.

- Quản lý giải quyết công việc hàng ngày trên cơ sở báo cáo thông tin của nhân viên, những vấn đề quan trọng phức tạp, họp bàn lấy ý kiến để quyết định, khi cần thiết Quản lý làm việc trực tiếp với Giám Đốc, hoặc nhân viên liên quan để giải quyết xử lý công việc.

- Hàng tháng Giám đốc họp kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch tháng và nhiệm vụ tháng sau, hàng tuần giao ban kiểm điểm công việc tuần.

- Khi Giám đốc đi vắng, Giám đốc uỷ quyền cho Quản lý thường trực giải quyết công việc trong thời gian được uỷ quyền và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những quyết định trong thời gian trên.

* Đối với Quản Lý:

- Quản lý phân công kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ nhân viên thuộc quyền quản lý, hàng tháng nhận xét, đánh giá mức độ hoàn thành, phân loại để trả lương.

- Quản lý chủ động tổ chức thực hiện nhiệm vụ, chủ động bàn bạc với các cá nhân có liên quan để quyết định và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả công việc.

* Nhân viên:

- Phải hoàn thành đầy đủ, có hiệu quả về số lượng, chất lượng công việc do Quản lý hoặc Giám đốc trực tiếp phân công và tự chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện công việc của mình.

- Phải xử lý công việc đến cùng, nếu không giải quyết được phải báo cáo cấp trên trực tiếp quản lý tiếp tục giải quyết.

- Nhân viên cần nghỉ việc để giải quyết công việc riêng phải xin phép Quản lý được phép giải quyết cho nhân viên nghỉ việc tại chỗ không hưởng lương 01 ngày trong một năm, nếu có nhu cầu nghỉ việc với số ngày nhiều hơn thì tiến hành thủ tục xin nghỉ theo quy định hiện hành.

Điều 5: Các loại chương trình và kế hoạch công tác:

- Công ty có chương trình công tác tuần, tháng và kế hoạch công tác Quý, 6 tháng, năm và kế hoạch dài hạn.

- Các cá nhân có chương trình công tác tháng, tuần hoặc có những đề xuất mới về công tác gửi cho Quản lý xin ý kiến chỉ đạo của Giám đốc ký chỉ đạo thực hiện.

- Chương trình công tác là những công việc cụ thể được đề ra trong ngày, tuần, tháng, có thời hạn hoàn thành cụ thể.

- Quản lý căn cứ vào chương trình công tác của cá nhân để đôn đốc việc thực hiện.

Điều 6: Soạn thảo, kiểm tra văn phòng trình ký văn bản:

6.1. Soạn thảo:

- Các văn bản Công ty ban hành là những văn bản hành chính thông thường, mang tính chất thực thi các chủ trương chính sách, chế độ của Công ty.

- Công văn, chỉ thị Quyết định, hướng dẫn thực hiện các văn bản của cấp trên. Các phòng chức năng căn cứ nhiệm vụ được giao chủ động soạn thảo trình lãnh đạo Công ty xem xét, phê duyệt ký ban hành..

- Quy chế, Quy định, phòng ban chức năng được giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo đề cương, báo cáo lãnh đạo Công ty phụ trách lĩnh vực xin ý kiến chỉ đạo để tiếp tục hoàn thiện, sau khi có dự thảo văn bản gửi lấy ý kién góp ý đối với các phòng ban chức năng để hoàn chỉnh dự thảo trình lãnh dạo Công ty ký ban hành.

- Tờ trình Giám Đốc ký hoặc uỷ quyền cho Quản lý phụ trách lĩnh vực ký.

- Tờ trình Giám đốc các nhân viên chủ động soạn thảo văn bản theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, Quản lý trình ký.

- Quản lý có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc soạn thảo văn bản đúng thời hạn. Đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ soạn thảo hoặc tham gia góp ý nếu chậm trễ mà không có lý do chính đáng, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật.

6.2. Trình ký:

- Sau khi hoàn chỉnh dự tháo văn bản, Quản lý ký nháy, trình lãnh đạo Công ty ký theo lĩnh vực, thẩm quyền giải quyết của Lãnh đạo Công ty. Trường hợp người phụ trách lĩnh vực đi vắng nếu cần thiết báo cáo Giám đốc xin ý kiến chỉ đạo, không được trình ký người không phụ trách lĩnh vực.

- Nhân viên không được phép trực tiếp trình Giám đốc Công ty ký các văn bản, trường hợp cần thiết được phép của Giám Đốc Công ty nhưng vẫn phải tuân thủ theo các quy trình trên.

6.3. Thẩm quyền ký

- Giám Đốc ký các văn bản theo nhiệm vụ, quyền hạn được Giám đốc Công ty quy định.

- Quản lý ký thay Giám đốc các văn bản xử lý những vấn đề cụ thể theo lĩnh vực được phân công, ngoài ra tuỳ trường hợp Giám đốc sẽ uỷ quyền ký thay các văn bản cụ thể.

- Giám đốc ký các văn bản liên quan đến hoạt động tài chính Kế toán theo phân cấp quản lý Tài chính của Công ty. Khi Giám đốc đi vắng sẽ được uỷ quyền cụ thể.

- Quản lý được Giám đốc uỷ quyền ký thừa lệnh và đóng dấu Công ty một số văn bản có tính chất chuyên ngành.

- Quản lý ký thừa lệnh các văn bản có tính chất hướng dẫn chế độ chính sách, thông báo các cuộc họp , các loại giấy mời, giấy giới thiệu liên hệ công tác, lệnh điều xe và một số văn bản khác khi lãnh đạo Công ty có uỷ quyền cụ thể.

Điều 7: Tổ chức hội họp

- Cuộc họp do Lãnh đạo Công ty chủ trì. Đơn vị được giao có trách nhiệm chuẩn bị về nội dung, tài liệu, số người tham gia, thời gian, các nhân viên có trách nhiệm tổ chức phục vụ, Quản lý đôn đốc kiểm tra.

- Để chuẩn bị các điều kiện phục vụ cho cuộc họp, người chủ trì cuộc họp do Lãnh đạo Công ty quyết định, các đơn vị chủ động phối hợp giải quyết công việc, thực hành tiết kiệm.

- Người chủ trì cuộc họp phải có kết luận, các cuộc họp do lãnh đạo Công ty chủ trì, tuỳ tính chất, nội dung cuộc họp, Quản lý thông báo kết quả nội dung các cuộc họp đến các cá nhân để triển khai thực hiện.

Điều 8: Tiếp khách

- Quản lý làm nhiệm vụ thường trực, đón khách và chỉ dẫn khách đến Công ty liên hệ công tác.

- Khách có nhu cầu làm việc với lãnh đạo Công ty. Người làm nhiệm vụ thường trực, đón khách phải đặt vấn đề để khách trình bày về mục đích, nội dung, người cần gặp, thời gian làm việc đăng ký đến các phòng chức năng chủ động đón tiếp và giải quyết công việc có hiệu quả.

Điều 9: Đi công tác

- Giám Đốc đi công tác, các Phòng chức năng được giao nhiệm vụ, chuẩn bị liên quan và các điều kiện phục vụ để chuyến đi công tác đạt hiệu quả.

- Quản lý, nhân viên đi công tác phải có chương trình, kế hoạch, nội dung cụ thể, báo cáo Lãnh đạo Công ty phê duyệt.

- Người được cử đi công tác, phải chuẩn bị nội dung, xin ý kiến của người uỷ quyền để phát biểu, không phát biểu với tư cách cá nhân, kết thúc chuyến công tác phải báo cáo kết quả với người uỷ quyền.

- Cấm mọi hành vi lợi dụng chức năng, quyền hạn để vụ lợi cá nhân trong việc đi công tác và gây khó dễ cho đơn vị. Chế độ công tác phí thực hiện theo quy định.

Điều 10: Công tác bảo vệ trật tự, trị an, chế độ thông tin

- Đối với các phòng chức năng : Có trách nhiệm quản lý, giữ gìn, bảo vệ toàn bộ tài sản, máy móc, trang thiết bị, hồ sơ tài liệu làm việc của phòng mình..

- Cán bộ, nhân viên trong cơ quan Công ty phải có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh các quy định khai thác và truy cập thông tin trên mạng tin học .

- Quản lý chịu trách nhiệm cung cấp thông tin và phát ngôn với các phương tiện đại chúng, các tổ chức, cá nhân.

Điều 11 : Công tác giải quyết khiếu nại tố cáo.

Giám đốc Công ty là người trực tiếp giải quyết các vấn đề khiếu nại tố cáo, trường hợp Giám đốc đi vắng Quản lý là người trực tiếp tiếp giải quyết.

Điều 12: Văn hoá cơ quan

- Thực hiện đeo thẻ trong giờ làm việc, không được tụ tập để bàn tán công việc khác không liên quan đến công việc được giao. Đi nhẹ, nói khẽ, giữ vệ sinh chung nơi công cộng.

- Không được thắp hương nơi làm việc trừ trường hợp khai trương.

- Không hút thuốc lá trong Phòng làm việc, Phòng họp, giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn.

- Không được gọi điện to tiếng ở phòng làm việc.

- Nghiêm cấm mọi hành vi cung cấp thông tin cuả Công ty khi chưa được phép hoặc vì mục đích vụ lợi. Cá nhân vi phạm tuỳ theo mức độ bị xử lý kỷ luật.

Điều 13: Hiệu lực thi hành

Quy chế có hiệu lực kể từ ngày ký.

Các đơn vị trực thuộc và nhân viên Công ty có trách nhiệm thi hành Quy chế này .

GIÁM ĐỐC

TOP 10 Mẫu Quyết định ban hành Quy chế làm việc 2024 MỚI NHẤT (ảnh 1)

Mẫu Quyết định ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân xã

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

XYZ, ngày 09 tháng 11 năm 2022

QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ XYZ

Khóa XX, nhiệm kì I

Căn cứ Luật tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 06 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ quy định về công chức xã, phường, thị trấn;

Căn cứ Thông tư số 06/2012/TT-BNW ngày 30 tháng 10 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn;

Ủy ban nhân dân xã XYZ ban hành Quy chế làm việc gồm những nội dung cụ thể như sau:

CHƯƠNG 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Phạm vi và đối tượng

1. Quy chế này quy định về nguyên tắc, chế độ trách nhiệm, lề lối làm việc, trình tự giải quyết công việc và quan hệ công tác của Ủy ban nhân dân xã.

2. Chủ tịch, Phó chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân; công chức và người hoạt động không chuyên trách cấp xã; Trưởng thôn, khu dân cư; các tổ chức và cá nhân có quan hệ làm việc với Ủy ban nhân dân xã chịu sự điều của quy chế này.

Điều 2: Nguyên tắc làm việc của Ủy ban nhân dân xã

1. Ủy ban nhân dân xã làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân  và tinh thần chủ động sáng tạo của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân, công chức. Mỗi việc chỉ giao một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính. Mỗi thành viên Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm cá nhân về lĩnh vực được phân công trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.

2. Chấp hành sự chỉ đạo điều hành của cơ quan nhà nước cấp trên, sự lãnh đạo của Đảng và sự giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã. Phối hợp chặt chẽ giữa Ủy ban nhân dân xã với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong quá trình triển khai thực hiện mọi nhiệm vụ.

3. Giải quyết các công việc của công dân và tổ chức theo đúng pháp luật, đúng thẩm quyền và phạm vi trách nhiệm; bảo đảm công khai, minh bạch, kịp thời và hiệu quả; theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định và chương trình, kế hoạch công tác của Ủy ban nhân dân xã.

4. Công chức, cán bộ, người hoạt động không chuyên trách cấp xã phải sâu sát xuống thôn, khu dân cư, lắng nghe mọi ý kiến đóng góp của nhân dân, có ý thứuc học tập để nâng cao trình độ, từng bước đưa hoạt động của Ủy ban nhân dân xã ngày càng chính quy, hiện đại vì mục tiêu xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, nâng cao đời sống nhân dâN.

CHƯƠNG 2: PHẠM VI, TRÁCH NHIỆM GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC

Điều 3: Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Ủy ban nhân dân xã

1. Ủy ban nhân dân xã thảo luận tập thể, quyết định theo đa số các vấn đề quy định tại Điều 31 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và những vấn đề quan trọng khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân xã. 

2. Cách thức giải quyết công việc của Ủy ban nhân dân xã

a. Ủy ban nhân dân xã họp và thảo luận tập thể ra quyết định theo đa số các vấn đề quy định tại khoản 1 điều này tại phiên họp của Ủy ban nhân dân;

b. Đối với các vấn đề cần giải quyết gấp nhưng không tổ chức họp Ủy ban nhân dân được, theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Văn phòng Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân xã gửi toàn bộ hồ sơ của vân sddeef cần xử lý đến các thành viên Ủy ban nhân dân để lấy ý kiến. Nếu quá nửa thì tổng số thành viên Ủy ban nhân dân nhất trí thì Văn phòng Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quyết định và báo cáo Ủy ban nhân dân xã tại phiên họp gần nhất.

Điều 4: Trách nhiệm giải quyết công việc của thành viên Ủy ban nhân dân

1. Trách nhiệm chung

a. Tích cực, chủ động tham gia các công việc chung của Ủy ban nhân dân xã; tham dự dầyd dủ các phiên họp của Ủy ban nhân dân, cùng tập thể quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân; tổ chức chỉ đạo thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; tăng cường kiểm tra, đôn đốc cán bộ, công chức xã, trưởng thôn, khu dân cư hoàn thành nhiệm vụ; thường xuyên học tập, nâng cao trình độ, nghiên cứu đề xuất với cấp có thẩm quyền về chủ trưởng, chính sách đang thi hành tại cơ sở;

b. Không được nói và làm trái các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định, Chỉ thị của Ủy ban  nhân dân xã và các văn bản chỉ đạo của cơ quan Nhà nước cấp trên. Trường hợp có ý kiến khác thì vẫn phải chấp hành nhưung được trình bày ý kiến với Hội đồng nhân dân, Ủy bản nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.

2. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã

a. Chủ tịch Ủy ban nhân dân là người đứng đầu Ủy ban nhân dân, lãnh đạo và điều hành mọi công việc của Ủy ban nhân dân, chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình theo quy định tại Điều 36 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; đồng thời cùng Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân trước Đảng ủy Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân huyện Phụ trách công tác nội chính;

b. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã triệu tập, chủ trì các phiên họp và các Hội nghị khác của Ủy ban nhân dân, khi vắng mặt thì Ủy quyền Phó Chủ tịch chủ trì thay; bảo đảm việc chấp hành pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, Nghị quyết của Đảng ủy và Hội đồng nhân dân xã.

c. Căn cứ vào các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, Nghị quyết của Đảng ủy, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã và tình hình thứucj tiễn của địa phương, xây dựng chương trình công tác năm, quý, tháng, của Ủy ban nhân dân xã.

d. Tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác; phân công nhiệm vụ, đôn đốc kiêm tra các thành viên Ủy ban nhân dân xã và các cán bộ, công chức khác thuộc Ủy ban nhân dân xã, trưởng thôn, khu dân cư trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. 

đ. Quyết định nhữung vấn đề quan trọng, liên quan đến nội dung công việc, những vấn đề đột xuất, phứu tạp trên địa bàn; nhữung vấn đề còn ý kiến khác nhau hoặc vượt quá thẩm quyền của Phó chủ tịch và Ủy viên ủy ban nhân dân xã.

e. Ký ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân xã và Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân theo pháp luật quy định;

g. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của xxa, hoạt động của Ủy ban nhân dân với Đảng ủy; Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân huyện.

h. Thường xuyên trao đổi công tác với Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và ngườid dứng đầu các đoàn thể cùng cấp; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ công tác; nghiên cứu, tiếp thu, đề xuất của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đối với công tác của Ủy ban nhân dân; tạo điều kiện để các đoàn thể hoạt động có hiệu quả;

i. Tổ chức việc tiếp dân, xem xét giải quyết các khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của nhân dân theo quy định của pháp luật.

3. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã

a. Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực và địa bàn công tác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phân công chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai các công việc theo lĩnh vực được phân công trên địa bàn. Phó chủ tịch được sử dụng quyền hạn của Chủ tịch khi giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực được giao. Trực tiếp phụ trách về lĩnh vực Nông nghiệp - Văn hóa xã hội - Giao thông thủy lợi - Tôn giáo.

b. Chịu trách nhiệm cá nhân trước Chủ tịch, trước Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân về lĩnh vực được giao, về nhữung quyết định chỉ đạo, điều hành của mình; cùng Chủ tịch và các thành viên khác của Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm tập thể về toàn bộ hoạt động cảu Ủy ban nhân dân trứuoc Đảng ủy, Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân huyện. Đối với những vấn đề vượt quá phạm vi thẩm quyền thì Phó Chủ tịch phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quyết định.

c. Khi giải quyết công việc, nếu có vấn đề liên quan đến phạm vi và trách nhiệm giải quyết công việc của thành viên khác của Ủy ban nhân dân thì chủ động trao đổi, phối hợp với thành viên đó để thống nhất các giải quyết; nếu vẫn còn ý kiến khác nhau thì báo cáo chủ tcihj quyết định;

d. Kiểm tra đôn đốc cán bộ, công chức, ban chuyên trách, trưởng thôn, khu dân cư thực hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật thuộc lĩnh vực được giao.

4. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Ủy viên Ủy ban nhân dân - Trưởng công an xã

- Trách nhiệm:

a. Ủy viên Ủy ban nhân dân - Trưởng công an xã chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được phân công trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Ủy ban nhân dân xã cùng Chủ tịch và Phó chủ tịch chịu tách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân trước Đảng ủy, Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân huyện; nắm tình hình, báo cáo kịp thời với Chủ tịch về lĩnh vực công tác của mình và các công việc khác có liên quan.

b. Trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc công việc thuộc lĩnh vực an ninh trật tự, xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh thông tin, an toàn xã hội trên địa bàn xã; chủ động đề ra các biện pháp để hoàn thành tốt các công việc được giao;

c. Phối hợp công tác với các thành viên Ủy ban nhân dân, các cán bộ, công chức, bán chuyên trách có liên quan và giữ mối liên hệ chặt chẽ với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân huyện để thực hiện tốt nhiệm vụ và chức trách của mình. 

- Nhiệm vụ:

a. Tổ chức lực lượng công an xã nắm chắc tình hình an ninh trật tự trên địa bàn; tham mưu đề xuất với Ủy ban nhân dân và cơ quan công an cấp trên về chủ trương, kế hoạch, biện pháp bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩmq ueyenf phê duyệt.

b. Phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan tới an ninh trật tự cho nhân dân, hướng dẫn tổ chức quần chúng làm công tác an ninh, trật tự trên địa bàn quản lý;

c. Tổ chức phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các vi phạm pháp luật khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của công an cấp trên;

d. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, giữ trật tự công cộng và an toàn giao thông; quản lý vũ khí, chất nổ dễ cháy; quản lý hộ khẩu, kiểm tra các quy định về an ninh trật tự trên địa bàn theo thẩm quyền.

e. Xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật theo quy định; tổ chức việc quản lý, giáo dục đối tượng trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

f. Chỉ đạo việc bảo vệ môi trường, bắt người phạm tội quả tang, tổ chức bắt người có lệnh truy nã, người có lệnh truy tìm hành chính theo quy định của pháp luật; tiếp nhận và dẫn giải người bị bắt lên công an cấp trên; cấp cứu người bị nạn.

e. Xây dựng lực lượng công an xã trong sạch, vững mạnh và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phân công; Phụ trách xã;

5. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Ủy viên Ủy ban nhân dân - Chỉ huy trưởng quân sự xã

- Trách nhiệm:

a. Ủy viên Ủy ban nhân dân chỉ huy trưởng quân sự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được phân công trước chủ tịch Ủy ban nhân dân và Ủy ban nhân dân xã; cùng Chủ tịch và Phó chủ tịch chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân trước Đảng ủy; Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân huyện; nắm tình hình, báo cáo kịp thời với Chủ tịch về lĩnh vực công tác của mình và các công việc khác có liên quan.

b. Trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công việc thuộc lĩnh vực; xây dựng kế hoạch, chủ động đề ra các biện pháp để hoàn thành tốt các công việc được giao.

c. Phối hợp công tác với các thành viên khác của Ủy ban nhân dân, các cán bộ, công chức, bán chuyên trách có liên quan và giữ mối liên hệ chặt chẽ với Ban chỉ huy quân sự huyện để thực hiện tốt nhiệm vụ và chức trách của mình.

- Nhiệm vụ:

a. Thâm mưu đề xuất với cấp ủy, Ủy ban nhân dân xã về chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo và trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương. Xây dựng lực lượng dân quân, lực lượng dự bị động viên.

b. Xây dựng kế hoạch xây dựng lực lượng giáo dục chính trị và pháp luật, huấn luyện quân sự, hoạt động chiến đấu trị an của lực lượng dân quan, xây dựng kế hoạch tueyenr chọn và gọi công dân nhập ngũ; huy động lực lượng dự bị động viên và các kế hoạch khác có liên quan tới nhiệm vụ quốc phòng, quân sự; phối hợp với các đoàn thể triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới công tác quốc phòng, quân sự trên địa bàn.

c. Phối hợp với lực lượng quân đội trên địa bàn huấn luyện quân sự bị theo quy định;

d. Tổ chức thực hiện đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự, quân nhân dự bị và dân quân theo quy định của pháp luật; thực hiện công tác động viên, gọi thanh niên nhập ngũ.

e. Chỉ đạo dân quân phối hợp với công an và lực lượng khác thường xuyên làm tốt công tác bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn, sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu và tổ chức phòng, chống, khắc phục thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

f. Phối hợp các đoàn thể giáo dục toàn dân ý thức quốc phòng quân sự và các văn bản pháp luật liên quan tới quốc phòng, quân sự. Có kế hoạch phối hợp với các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội thực hiện nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân.

g. Thực hiện chính sách hậu phương quân đội, các tiêu chuẩn, chế độ, chính sách cho dân quân tự vệ, quân nhân dự bị theo quy định.

i. Tổ chức thực hiện nghiêm chế độ quản lý, sử dụng bảoq uản vũ khí trang bị, sẵn snagf chiến đấu, quản lý công trình quốc phòng theo phân cấp; thực hiện chế độ kiểm tra, báo cáo, sơ kết, tổng kết công tác quốc phòng, quân sự ở xã. 

k. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phân công; 

Điều 5: Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của công chức xã

1. Giúp Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở cấp xã, đảm bảo sự thống nhất quản lý theo lĩnh vực chuyên môn cấp huyện về lĩnh vực được phân công;

2. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động giải quyết công việc được giao, sâu sát thôn, khu dân cư, tận tụy phục vụ nhân dân, không gây phiền hà cho nhân dân. Nếu vấn đề giải quyết vượt quá thẩm quyền, phải kịp thời báo cáo Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch phụ trách để xin ý kiến;

3. Tuân thủ quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân xã chấp hành sự phân công công tác của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; giải quyết kịp thời công việc theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao; không để tồn động, ùn tắc; chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật và nội quy cơ quan, thực hiện tốt công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại cơ quan, đơn vị.

4. Không chuyển công việc thuộc phạm vi trách nhiệm cá nhân lên Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân hoặc tự ý chuyển cho cán bộ, công chức khác; không tự ý giải quyết các công việc thuộc trách nhiệm của cán bộ, công chức khác; trong trường hợp nội dung công việc có liên quan đến cán bộ, công chức khác thì phải chủ động phối hợp và kịp thời báo cáo Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã xử lý. 

5. Chịu trách nhiệm bảo quản, giữ gìn hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác chuyên môn; tổ chức sắp xếp, lưu trữ tài liệu có hệ thống phục vụ cho công tác lâu dài của Ủy ban nhân dân xã; thực hiện chế độ báo cáo bảo đảm kịp thời, chính xác tình hình về lĩnh vực công việc mình phụ trách theo quy định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.

Điều 6: Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của người hoạt động không chuyên trách, trưởng thôn, khu dân cư:

1. Cán bộ không chuyên trách cấp xã chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về nhiệm vụ chuyên môn được Chủ tịch phân công;

2. Trưởng thôn chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã về mọi mặt hoạt độngc ủa thôn; tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ công tác trên địa bàn; thường xuyên báo cáo tình hình công việc với Chủ tịch, Phó chủ tịch đề xuất giải quyết kịp thời những kiến nghị của Công dân, tổ  và các thôn. 

CHƯƠNG 3: QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN

Điều 7: Quan hệ với Ủy ban nhân dân huyện và cơ quan chuyên môn huyện:

1. Ủy ban nhân dân xã và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã chịu sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban nhân dân huyện. Trong chỉ đạo khi gặp những vấn đề vượt quá thẩm quyền haocwj chưa được pháp luật quy định thì Ủy ban nhân dân xã phải báo cáo kịp thời để xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo tình hình với Ủy ban nhân dân huyện và cơ quan chuyên môn cấp huyện theo quy định hiện hành về chế độ thông tin báo cáo.

2. Ủy ban nhân dân xã bố trí cán bộ, công chức đủ năng lực đáp ứng yêu cầu theo dõi các lĩnh vực công tác theo hướng dẫn nghiệp vụ của cấp trên, giữ mối liên hệ chặt chẽ với cơ quan chuyên môn cấp huyện, tuân thủ sự chỉ đạo thống nhất của cơ quan chuyên môn cấp trên.

Điều 8: Quan hệ với Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cấp xã

1. Quan hệ với Đảng ủy:

a. Ủy ban nhân dân xã chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy trong việc thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy và đảng cấp trên;

b. Ủy ban nhân dân xã chủ động đề xuất với Đảng ủy về phương hướng nhiệm vụ, kế hoạch cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội; giữ vưunxg an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nâng cao đời sống nhân dân và những vấn đề quan trọng khác ở địa phương; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để giới thiệu với Đảng ủy những cán bộ, đảng viên có phẩm chất, năng lực đảm nhiệm các chức vụ công tác chính quyền;

2. Quan hệ với Hội đồng nhân dân xã

a. Ủy ban nhân dân xã chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân xã, chịu trách nhiệm tổ chưucs thưucj hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, báo cáo trước Hội đồng nhân dân cấp xã; phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân chuẩn bị nội dung các kỳ họp của hội đồng nhân dân xã, xây dựng các đề án trình Hội đồng nhân dân xã xem xét, quyết định; cung cấp thông tin về hoạt động của Ủy ban nhân dân tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các địa biểu Hội đồng nhân dân xã;

b. Các thành viên, công chức chuyên môn Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm trả lời các chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân, khi được yêu cầu phải báo cáo giải trình về những vấn đề có liên quan đến công việc do mình phụ trách;

c. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thường xuyên trao đổi, làm việc với Thường trực Hội đồng nhân dân xã để nắm tình hình, thu nhập ý kiến của cử trí; cùng Thường trực Hội đồng nhân dân xã giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của nhân dân.

3. Quan hệ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân xã:

Ủy ban nhân dân xã phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong thực hiện các nhiệm vụ công tác, chăm lo đời sống và bảo vệ lợi ích của nhân dân; tạo điều kiện cho các tổ chức này hoạt động có hiệu quả; định kỳ 06 tháng một lần hoặc khi thấy cần thiết thông báo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và các hoạt động của Ủy ban nhân dân cho các tổ chức này để phối hợp, vận động, tổ chức các tầng lớp nhân dân chấp hành đúng đường lối chính sách, pháp luật và thực hiện tốt nghãi vụ công dân đối với nhà nước. 

Điều 9: Quan hệ giữa Ủy ban nhân dân xã với Trưởng thôn, khu dân cư

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phân công các thành viên Ủy ban nhân dân phụ trách, chỉ đạo nắm tình hình các thôn, khu dân cư. Các thành viên Ủy ban nhân dân phải thường xuyên phối hợp, liên hệ với thôn, khu dân cư thuộc địa bàn được phân công phụ trách để nghe phản ánh tình hình, kiến nghị và giải quyết các khiếu nại của nhân dân theo quy định của Pháp luật;

2. Trưởng thôn, khu dân cư phải thường xuyên liên hệ với Ủy ban nhân dân xã để tổ chức quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, các văn bản chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước cấp trên và của Hội đồng nhân dân và thực hiện tốt Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở; Kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã tình hình hoạt động của thôn, khu dân cư, đề xuất biện pháp giải quyết khi cần thiết và góp phần giữ an ninh trật tự trên địa bàn.

CHƯƠNG 4: CHẾ ĐỘ HỘI HỌP, GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC

Điều 10: Chế độ hội họp, làm việc của Ủy ban nhân dân xã

1. Ủy ban nhân dân xã mỗi tháng họp ít nhất một lần, ngày họp cụ thể do Chủ tịch quyết định. Thành phần tham dự phiên họp gồm có: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên Ủy ban nhân dân xã. Chủ tịch Ủy ban nhân dân mời thường trực Đảng ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân cùng tham dự. Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, người đứng đầu các đoàn thể nhân dân, cán bộ không chuyên trách, công chức cấp xã và các trưởng thôn được mời tham dự khi bàn về các công việc có liên quan. Đại biểu mời tham dự được phát hiện ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết;

2. Hàng tuần, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch họp giao ban một lần theo quyết định của Chủ tịch để kiểm điểm tình hình, thống nhất chỉ đạo các công tác; xử lý các vấn đề mới phát sinh; những vấn đề cần báo cáo xin ý kiến của Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân huyện; chuẩn bị nội dung các phiên họp Ủy ban nhân dân, các hội nghị, cuộc họp khác do Ủy ban nhân dân xã chủ trì triển khai. Thường trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc và người đứng đầu các đoàn thể nhân dân cấp xã và cán bộ, công chức xã được mời tham dự khi bàn về các vấn đề có liên quan;

3. Khi cần thiết, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã triệu tập các Trưởng thôn, một số cán bộ, công chức họp để chỉ đạo, giải quyết các vấn đề theo yêu cầu nghiệp vụ;

Điều 11: Giải quyết các công việc của Ủy ban nhân dân xã

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức theo cơ chế "một cửa" từ tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ đến trả kết quả thông quá một đầu mối là "bộ phận một cửa và trả kết quả" tại Ủy ban nhân dân, ban hành quy trình về tiếp nhận hồ sơ, xử lý, trình ký và trả kết quả cho công dân theo quy định hiện hành.

2. Công khai, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, của Hội đồng nhân dân; Ủy ban nhân dân xã, các thủ tục hành chính, phí, lệ phí, thời gian giải quyết công việc của công dân, tổ chức; bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức và công dân; xử lý kịp thời mọi biểu hiện gây phiền hà, nhũng nhiễu nhân dân của cán bộ, công chức cấp xã.

3. Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm phối hợp các bộ phận có liên quan của Ủy ban nhân dân hoặc với Ủy ban nhân dân huyện để giải quyết công việc của công dân và tổ chức, không để người có nhu cầu liên hệ công việc phải đi lại nhiều lần.

Điều 12: Tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân

1. Hàng tuần Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã bố trí một buổi tiếp dân vào ngày thứ 4, Phó Chủ tịch ngày thứu 2, Thường trực Hội đồng nhân dân xã ngày thứ 6, Thường trực Ủy ban mặt trận tổ quốc xã ngày thứ 3 và thứ 5 hàng tuần. Lịch tiếp dân phải được công bố công khai để nhân dân biết. Chủ tịch và các thành viên khác của Ủy ban nhân dân phải luôn có ý thức lắng nghe ý kiến phản ánh, giải quyết kịp thời hoặc hướng dẫn công dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Ủy ban nhân dân xã phối hợp với các đoàn thể có liên quan, chỉ đạo cán bộ, công chức, tổ chức việc tiếp dân giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo thẩm quyền; không đùn đẩy trách nhiệm lên cấp trên. Những thủ tục hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân phải được giải quyết nhanh chóng theo quy định của pháp luật. Đối với những vụ việc vượt quá thẩm quyền, phải hướng dẫn chu đáo, tỉ mỉ để công dân đến đúng cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận giải quyết.

Trưởng thôn, trưởng khu dân cư có trách nhiệm nắm vững tình hình an ninh trật tự, những thắc mắc, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân chủ động giải quyết hoặc đề xuất với Ủy ban nhân dân xã kịp thời giải quyết, không để tồn đọng kéo dài.

2. Cán bộ, công chức phụ trách từng lĩnh vực công tác của Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tiếp công dân; tiếp nhận, phân loại, chuyển kịp thời đến bộ phận, cơ quan có trách nhiệm giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. 

Điều 13: Phối hợp giữa Ủy ban nhân dân với Thanh tra nhân dân xã

1. Thông báo kịp thời cho Ban Thanh tra nhân dân những chính sách, pháp luật liên quan đến tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã; các mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của địa phương;

2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin, tài liệu cần thiết cho Ban thanh tra nhân dân;

3. Xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân, xử lý nghiêm minh người có hành vi cản trở hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân haowcj người có hành vi trả thù, trù dập thành viên Ban thanh tra nhân dân.

4. Thông báo cho Ban thanh tra nhân dân kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo việc thưucj hhiệnquy chế dân chủ ở cơ sở, hỗ trựo kinh phí, phương tiện để Ban Thanh tra nhân dân hoạt động có hiệu quả theo quy định cảu pháp luật. 

Điều 14: Thông tin tuyên truyền và báo cáo

1. Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm tổ chức công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chủ trương đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, các văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cho nhân dân bằng những hình thức thích hợp; khai thác có hiệu quả hệ thống truyền thanh, nhà văn hóa, để tuyên truyền, phổ biến giải quyết đường lối, chính sách pháp luật.

2. Định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất các thành viên Ủy ban nhân dân, cán bộ, công chức cấp xã, Trưởng thôn có trách nhiệm tổng hợp tình hình về lĩnh vực và địa bàn mình phụ trách, abos cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã để báo cáo Ủy ban nhân dân hueyenj và cơ quan chuyên môn huyện theo quy định.

3. Văn phòng Ủy ban nhân dân xã giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tổng hợp báo cáo kiểm điểm chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân theo định kỳ 06 tháng và cả năm; báo cáo tổng kết nhiệm kỳ theo quy định. Báo cáo được gửi Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân huyện, đồng gửi các thành viên Ủy ban nhân dân. 

CHƯƠNG 5: QUẢN LÝ VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ

Điều 15: Quản lý văn bản

1. Tất cả các loại văn bản đến, văn bản đi đều phải qua văn phòng Ủy ban nhân dân xã. Văn phòng sẽ chịu trách nhiệm đăng ký các văn bản đến sổ công văn và chuyển đến các địa chỉ đến người có trách nhiệm giải quyết. Các văn bản đóng dấu hỏa tốc, khẩn thì phải chuyển đi ngay sau khi nhận được.

2. Đối với văn bản phát hành của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, Văn phòng Ủy ban nahan dân xã phải ghi đầy đủ thông tin và gửi theo đúng dịa chỉ và đồng thời lưu giữu hồ sơ và bản gốc.

3. Các chủ trương vấn đề, chính sách đã được quyết định trong phiên họp của Ủy ban nhân dan xã đều được cụ thể háo bằng các Quyết định, Chỉ thị Ủy ban nhân dân. 

Điều 16: Soạn thảo và thông qua văn bản của Ủy ban nhân dân xã

1. Chủ tịch Ủy ban  nhân dân xã phân công và chỉ đạo việc soạn thảo văn bản. Cán bộ, công chức theo dõi lĩnh vực nào thì chủ trì soạn thảo văn bản thuộc lĩnh vực đó, chịu trách nhiệm về nội dung và thể thứuc văn bản theo quy định và phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến nội dung dự thảo để hoàn chỉnh văn bản trình Chủ tích ủy ban nhân dân hoặc Phó CHủ tịch phụ trách xem xét, quyết định;

2. Đối với các quyết định,c hỉ thị của Ủy ban nhân dân căn cứ vào tính chất và nội dung của dự thảo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã tổ chức việc lấy ý kiến của các cơ quan chức năng và các ttổchuwcs có liên quan để chỉnh lý dự thảo.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thay ămtj Ủy ban nhân dân ký ban hành quyết định, chỉ thị sau khi được Ủy ban nhân dân quyết định thông qua. 

Điều 17: Thẩm quyền ký văn bản

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký các văn bản trình Ủy ban nhân dân huyện và Hội đồng nhân dân xã; các quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân xã, các văn bản thuộc thẩm quyền cá nhân.

2. Phó Chủ tịch ký thay chủ tịch các văn bản xử lý những vấn đề cụ thể, chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ theo lĩnh vực chủ tịch phân. 

CHƯƠNG 6: KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 18: Ủy ban nhân dân xã khuyến khích cán bộ, công chức thuộc Ủy ban nhân dân xã tham dự các lớp bồi dưỡng, kháo học tập nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Mỗi cán bộ, công chức tham dự các lớp bồi dưỡng, khóa học tập, Ủy ban nhân dân xã hỗ trợ 100% tiền atif liệu học tập và 50% tiền học phí.

Điều 19: Cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân xã bị kỷ luật nếu có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức; nội quy, quy chế của cơ quan, vi phạm đạo đức, lối sống hoăch vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét, xử lý kỷ luật theo quy định.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

Chủ tịch

(ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

2. Mẫu quyết định ban hành là gì?

Mẫu quyết định ban hành là mẫu quyết định ban hành một số điều khoản hoặc việc nào đó của Ủy ban nhân dân xã. Mẫu được Ủy ban nhân dân xã sử dụng khi ban hành quyết định nào đó. 

3. Quy chế làm việc là gì?

Mỗi cơ quan, đơn vị từ cơ quan tư nhân đến cơ quan nhà nước đều cần có một quy chế để quy định mọi việc từ chế độ làm việc, nguyên tắc công tác nhân sự đến quy định công ty, quan hệ công tác,... tất cả các quy chế này được quy định một cách rõ ràng và minh bạch. Thường những quy chế sẽ mang yêu cầu cần đạt được và có tính định khung mang tính nguyên tắc. Quy chế chính là một văn bản hoặc toàn thể các văn bản của một công ty, một doanh nghiệp nào đó có quy phạm pháp luật hoặc những quy phạm xã hội do cơ quan, tổ chức, cá nhân những người có thẩm quyền, chức năng ban hành theo thủ tục, trình tự nhất định. Khi quy chế này ban hành thì mọi cá nhân trong công ty, doanh nghiệp đều có nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện theo.

Quy chế là văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc quy phạm xã hội do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành, quy chế theo một trình tự, thủ tục nhất định có hiệu lực đối với các thành viên thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chế. Quy chế là quy phạm điều chỉnh các vấn đề như chế độ chính sách, công tác nhân sự, quyền hạn, tổ chức hoạt động,... quy chế đưa ra những yêu cầu mà các thành viên thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chế cần đạt được và mang tính nguyên tắc. 

Tài liệu có 23 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống