Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường thiệt hại 2024 đầy đủ, chi tiết nhất, ngoài ra còn có các thông tin liên qua về mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường thiệt hại giúp bạn đọc có thêm kiến thức về đơn, biểu mẫu.
Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường thiệt hại 2024 MỚI NHẤT
1. Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường thiệt hại
Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường thiệt hại – Mẫu 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------***------
BIÊN BẢN THỎA THUẬN
(V/v: Bồi thường thiệt hại của .....…… cho …….)
Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015;
Căn cứ vào ý chí của các bên.
Hà Nội, ngày…..tháng…….năm 20......,
Chúng tôi gồm có:
BÊN A: ………………………………..
Địa chỉ:………………………………...
Điện thoại:……………………………..
Email:………………………………….
BÊN B: ……………………………….
Địa chỉ:………………………………...
Điện thoại:……………………………..
Email:……………………………….…
Cùng thống nhất ký kết Bản thoản thuận với những điều, khoản sau:
Điều 1. Xác nhận khoản bồi thường thiệt hại
Sau khi tính toán các chị phí hợp lý, 2 bên thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại như sau:
................. (Ghi chi tiết các khoản bồi thường)
(Bằng chữ:……………………………………)
Điều 2. Cam kết của Bên A
2.1. Bên B …… cam kết sẽ dùng mọi tài sản cá nhân của mình để thanh toán khoản bồi thường nêu tại Điều 1 Bản thoản thuận này thay cho …;
2.2. Thanh toán đầy đủ theo …… bên thỏa thuận;
2.3. Các quyền và nghĩa vụ khác tại Bản thỏa thuận này và theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Cam kết của Bên B
3.1. Cho phép Bên A dùng mọi tài sản cá nhân của Bên A để thanh toán các khoản bồi thường nêu tại Điều 1 Bản thỏa thuận này;
3.2. Xóa bỏ nghĩa vụ bồi thường cho ………… và không yêu cầu ai khác ngoài Bên A trả nợ cho mình;
3.3. Tạo điều kiện cho Bên A có thể thực hiện việc bồi thường;
3.4. Các quyền và nghĩa vụ khác theo Bản thỏa thuận này và theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Điều khoản chung
4.1. Bản thoản thuận này có hiệu lực từ ngày ký;
4.2. Bản thoản thuận được lập thành 02 (hai) bản có giá trị như nhau do mỗi bên giữ 01 bản.
BÊN A |
BÊN B |
(ký tên) |
(Ký tên) |
Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường thiệt hại – Mẫu 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN THỎA THUẬN
(V/v bồi thường thiệt hại)
Hôm nay, ngày…..tháng…..năm……
Tại:…………………………………………………………………………………
Thành phần tham gia
Bên bồi thường (Bên A):
Họ và tên: …………………………………………………………………………..
Ngày sinh: ………………………………………………………………………….
Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân/ Hộ chiếu: …………………………
Cấp ngày: …/…/… tại: ………………………………………………………….…
Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………
Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………………………………
Bên nhận bồi thường (Bên B):
Họ và tên: ……………………………………………………..
Ngày sinh: ………………………………………………………………….
Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu: ……………………………
Cấp ngày: …/…/… tại: ………………………………………………………………
Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………
Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………………………………
Nội dung sự việc
Ngày… tháng … năm …., bên A có nhận vận chuyển cho bên B một kiện hàng. Tuy nhiên trên đường vận chuyển do bất cẩn nên bên A đã đánh rơi kiện hàng này. Trước khi giao kiện hàng này, bên B đã cho bên A kiểm tra đơn hàng và các chứng từ hóa đơn kèm theo. Do kiện hàng này có giá trị lớn mà bên A cũng không thể mua lại được sản phẩm như vậy nên bên A đã đề nghị được bồi thường bằng tiền mặt và bằng đúng giá trị đơn hàng cho bên B.
Sau khi bàn bạc, thỏa thuận, hai bên thống nhất các điều khoản sau:
Điều 1: Giá trị bồi thường
Sau khi tính toán các chị phí hợp lý, 2 bên thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại như sau:
…………….. (Ghi chi tiết các khoản bồi thường)
(Bằng chữ:………………………………………………………………………..)
Điều 2. Cam kết của các bên
Bên A cam kết hoàn toàn tự nguyện chi trả số tiền như trên cho Bên B, và số tiền chi trả cho Bên B là tài sản hợp pháp của Bên A.
Bên B cam kết đã nhận đủ số tiền bồi thường tổn thất vật chất, tinh thần của Bên A là …… và cam kết không không thắc mắc, khiếu kiện trách nhiệm Bên A ra cơ quan pháp luật.
Điều 3. Điều khoản chung
3.1. Bản thoản thuận này có hiệu lực từ ngày ký;
3.2. Bản thoản thuận được lập thành 02 (hai) bản có giá trị như nhau do mỗi bên giữ 01 bản.
Bên A (Ký và ghi rõ họ tên) |
Bên B (Ký và ghi rõ họ tên) |
Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường thiệt hại – Mẫu 3
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN THỎA THUẬN
(V/v bồi thường thiệt hại)
Hôm nay, ngày .................... tháng .................... năm ................
Tại: ..............................................................................................................................
Thành phần tham gia
1. Bên bồi thường (Bên A):
Họ và tên: .............................................................. Ngày sinh:
………………............
Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu:
………………....................
Cấp ngày: .../.../… tại: ………………………………………………………….........
Hộ khẩu thường trú: ....................................................................................................
Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………………………........
2. Bên nhận bồi thường (Bên B):
Họ và tên: .............................................................. Ngày sinh:
………………............
Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu: ..........................................
Cấp ngày: .../.../… tại: …………………………………………………………........
Hộ khẩu thường trú: ....................................................................................................
Chỗ ở hiện tại:
………………………………………………………………….........
3. Người làm chứng
- Họ và tên: ........................................................... Ngày sinh: …………….......
Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu:
………………....................
Cấp ngày: .../.../… tại: …………………………………………………….
Hộ khẩu thường trú: ....................................................................................................
Chỗ ở hiện tại:
………………………………………………………………….........
- Họ và tên: ........................................................ Ngày sinh:
…….......................
Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu:
………………....................
Cấp ngày: .../.../… tại: …………………………………………………………......
Hộ khẩu thường trú: ....................................................................................................
Chỗ ở hiện tại:
………………………………………………………………….........
Nội dung vụ việc
…………………………………………………………………………………….....
…………………………………………………………………………………….....
…………………………………………………………………………………….....
Nội dung thỏa thuận của các bên
Nay bên A và bên B cùng thỏa thuận về việc bồi thường thiệt hại, khắc phục
hậu quả và thống nhất nội dung giải quyết như sau:
…………………………………………………………………………………….....
…………………………………………………………………………………….....
…………………………………………………………………………………….....
Các bên cam đoan thực hiện các thỏa thuận đã nêu. Nếu bên nào vi phạm thỏa
thuận này, sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Việc thỏa thuận bồi thường thiệt hại kết thúc hồi … giờ … phút, ngày … tháng ...
năm ...
Biên bản này đã đọc cho những người có tên trên nghe, công nhận đúng và cùng
ký tên xác nhận dưới đây
Bên A Bên B
(ký và ghi rõ họ tên) (ký và ghi rõ họ tên)
Người lập biên bản
(ký và ghi rõ họ tên)
Người làm chứng:
Người làm chứng 1 Người làm chứng 2
(ký và ghi rõ họ tên) (ký và ghi rõ họ tên)
2. Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ?
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất về vật chất thực tế, được tính thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chỉ phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.
Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác, thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền cho người bị thiệt hại.
Pháp luật dân sự quy định hai loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại là: trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Bồi thường thiệt hại phải có đầy đủ các điều kiện sau đây: có thiệt hại, có hành vi trái pháp luật, có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại đã xảy ra, người gây ra thiệt hại có lỗi.
3. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là gì ?
Người gây ra thiệt hại có thể là bất cứ chủ thể nào: cá nhân, pháp nhân, cơ quan nhà nước... Nhưng việc bồi thường thiệt hại phải do người cố “khả năng” bồi thường và chính họ phải tham gia vào quan hệ nghĩa vụ, mặc dù hành vi gây ra thiệt hại có thể không do chính họ thực hiện. Bộ luật dân sự quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân (Điều 586 Bộ luật dân sự năm 2015) mà không quy định về năng lực bồi thường của các chủ thể khác. Bởi vậy, các chủ thể khác được coi là có năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Xuất phát từ năng lực chủ thể của cá nhân khi tham gia vào quan hệ dân sự, Bộ luật dân sự quy định năng lực chịu trách nhiệm của cá nhân phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi, tình trạng tài sản và khả năng bồi thường của cá nhân.
Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi đầy đủ phải tự bồi thường thiệt hại do họ gây ra. Điều này xuất phát từ “khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự” (Điều 19 Bộ luật dân sự năm 2015), họ phải chịu trách nhiệm do hành vi trái pháp luật của họ bằng tài sản của chính họ. Tuy nhiên, trong điều kiện này, nhiều người tuy có đầy đủ năng lực hành vi dân sự nhưng khả năng về tài sản của họ trên thực tế không có (người 18 tuổi không có bất cứ khoản thu nhập nào, họ không có tài sản riêng để bồi thường). Vì vậy, khi quyết định bồi thường đối với những người này, có thể động viên cha mẹ bồi thường thay cho con em họ, nếu cha mẹ tự nguyện bồi thường thì ghi nhận sự tự nguyện đó mà không buộc cha mẹ phải bồi thường thay cho con em họ.
Người dưới 18 tuổi là người chưa thành niên, chưa có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Vì vậy, cha mẹ là người phải bồi thường thiệt hại do con em họ gây ra. Tuy nhiên, cách thức dùng tài sản để bồi thường được quy định đối với những người chưa thành niên khác nhau. Đối với người dưới 15 tuổi thì cha mẹ phải dùng tài sản của mình để bồi thường; nếu tài sản của cha mẹ không đủ mà con có tài sản riêng thì lấy tài sản của con để bồi thường. Đối với những người từ 15 đến dưới 18 tuổi thì áp dụng ngược lại, lấy tài sản của con để bồi thường, cha mẹ chịu trách nhiệm bổ sung phần còn thiếu.
Những người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra thiệt hại trong thời gian ở trường học, bệnh viện quản lí thì trường học, bệnh viện phải bồi thường. Nếu các tổ chức nêu trên mà không có lỗi thì cha mẹ, người giám hộ phải bồi thường. “Thời gian quản lý được hiểu là thời hạn trong đó các tổ chức theo quy định về nghề nghiệp có nghĩa vụ giáó dục, chữa bệnh mà họ đã không thực hiện chức năng của họ, do lỗi của họ quản lí không tốt, người không có năng lực hành vi, người dưới 15 tuổi gây ra thiệt hại cho những người khác (như tổ chức lao động cho các học sinh không tốt, đi tham quan, dã ngoại do trường tổ chức, không có các biện pháp an toàn, bảo hộ, việc nhân viên bệnh viện không có biện pháp quản lí các bệnh nhân bị bệnh tâm thân...). Nếu cơ quan, tổ chức quản lí không có lỗi thì cha, mẹ, ngươi giám hộ phải bồi thường thiệt hại.
Người giám hộ đương nhiên, giám hộ được cử đối với những người phải có giám hộ theo quy định tại Điều 47 Bộ luật dân sự năm 2015 được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường, người giám hộ có nghĩa vụ bổ sung. Tuy nhiên, nếu họ chứng minh được rằng họ không có lỗi trong việc giám hộ họ không phải lấy tài sản của mình để bồi thường. Trong trường hợp này sẽ không có người bồi thường thiệt hại bởi những người được giám hộ không có khả năng về năng lực hành vi để bồi thường, nếu họ có tài sản, có thể dùng tài sản của họ để bồi thường.
4. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
Xuất phát từ đặc điểm các quan hệ tài sản mà luật dân sự điều chỉnh cũng như địa vị pháp lí các chủ thể tham gia vào quan hệ dân sự, những điều kiện khách quan cũng như chủ quan của người bị thiệt hại, người gây ra thiệt hại, tính khả thi của quyết định bồi thường.., Bộ luật dân sự đã quy định nguyên tắc bồi thường thiệt hại tại Điều 585. Nguyên tắc chung là thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra là nguyên tắc công bằng, hợp lí phù họp với mục đích cũng như chức năng phục hồi của chế định pháp luật này. Bồi thường kịp thời cho người bị thiệt hại nhằm khắc phục tình trạng tài sản của người bị thiệt hại, tạo điều kiện cho họ khắc phục tình trạng tài sản khi bị thiệt hại. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng khi thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của cá nhân bị xâm hại. Việc quyết định bồi thường kịp thời có ý nghĩa to lớn đối với nạn nhân trong việc cứu chữa, hạn chế thiệt hại, bởi các chi phí cho việc cứu chữa bệnh nhân trong điều kiện này nhiều khi vượt quá khả năng của nạn nhân. Cho nên việc quy định về thủ tục tố tụng để bảo đảm thực hiện nguyên tắc này là rất cần thiết trong Bộ luật tố tụng dân sự.
Tuy nhiên, để bảo đảm tính khả thi của bản án, quyết định của toà án, phù hợp với những điều kiện thực tế của các đương sự tham gia quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, khoản 2 Điều 585 Bộ luật dân sự quy định:
“Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kỉnh tế của mình ”.
Quy định này chỉ định hình mà không quy định về định tính việc giảm mức bồi thường bao nhiêu? Việc giải quyết mức bồi thường phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, mức độ lỗi của người bị thiệt hại, người gây ra thiệt hại (vô ý nặng, nhẹ). Toà án phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để quyết định giảm mức bồi thường.
Mức bồi thường thiệt hại có thể do các bên thoả thuận hoặc toà án quyết định. Tuy nhiên, mức bồi thường thiệt hại đã thoả thuận và quyết định có thể bị thay đổi nếu mức bồi thường “không còn phù hợp với thực tế”. Việc xem xét các điều kiện thực tế và xác định sự phù hợp căn cứ vào yêu cầu của các bên, thực tế cần phải thay đổi mức bồi thường (người được bồi thường tăng thu nhập, phải chi phí thêm để chữa bệnh...). Việc xem xét tăng hoặc giảm mức bồi thường do toà án xác định theo yêu cầu của các bên.