Mẫu Biên bản họp đại hội đồng cổ đông 2024 MỚI NHẤT

Tải xuống 7 1.8 K 0

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Mẫu Biên bản họp đại hội đồng cổ đông 2024 đầy đủ, chi tiết nhất, ngoài ra còn có các thông tin liên qua về mẫu biên bản họp đại hội đồng cổ đông giúp bạn đọc có thêm kiến thức về đơn, biểu mẫu.

Mẫu Biên bản họp đại hội đồng cổ đông 2024 MỚI NHẤT

1. Mẫu biên bản họp đại hội đồng cổ đông

Mẫu Biên bản họp đại hội đồng cổ đông – Mẫu 1

CÔNG TY CỔ PHẦN

…..

Số: … /20.../BB-…

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày … tháng … năm 20...

 

BIÊN BẢN HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

CÔNG TY CỔ PHẦN ….

( V/v thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh)

 

Hôm nay, ngày … tháng … năm 20..., tại trụ sở công ty: ….

Số điện thoại: …..

CÔNG TY CỔ PHẦN …..

Mã số doanh nghiệp:…………………….

Địa chỉ trụ sở: ……..................................

Công ty tổ chức họp đại hội đồng cổ đông theo sự triệu tập của Chủ tịch Hội đồng quản trị là bà………..; thời gian tiến hành cuộc họp bắt đầu từ: 8.00h đến 11.00h

Thành phần tham dự cuộc họp cụ thể:

1. Bà …….. – Cổ đông công ty; Chủ tịch Hội đồng quản trị

Cổ đông công ty nắm giữ 24.000.000 đồng (Hai mươi tư triệu đồng) tương đương 2.400 cổ phần chiếm 32% tổng số cổ phần.

2. Ông …….. – Cổ đông công ty

Cổ đông công ty nắm giữ 19.500.000 đồng (Mười chín triệu năm trăm nghìn đồng) tương đương 1.950 cổ phần chiếm 26 % tổng số cổ phần

3. Ông ……..– Cổ đông công ty

Cổ đông công ty nắm giữ 19.500.000 đồng (Mười chín triệu năm trăm nghìn đồng) tương đương 1.950 cổ phần chiếm 26 % tổng số cổ phần

4. Ông …….. – Cổ đông công ty

Cổ đông công ty nắm giữ 12.000.000 đồng (Mười hai triệu đồng) tương đương 1.200 cổ phần chiếm 16 % tổng số cổ phần

Các cổ đông thống nhất bầu:

Chủ tọa: …………

Thư ký: ………….

Ban tổ chức Đại hội công bố kết quả kiểm tra tư cách đại biểu:

+ Số cổ đông có mặt: 04 cổ đông tương đương 7.500 cổ phần tương đương với 75.000.000 VNĐ (Bảy mươi lăm triệu đồng) chiếm 100% tổng vốn điều lệ.

+ Số cổ đông vắng mặt: 0

+ Số cổ đông được uỷ quyền: 0

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014 và Điều lệ Công ty, Đại hội đồng cổ đông có đủ điều kiện tiến hành họp theo quy định của pháp luật.

Chương trình và nội dung cuộc họp: Thông qua việc tăng vốn điều lệ của Công ty

NỘI DUNG CUỘC HỌP

Sau khi bàn bạc, thảo luận, các cổ đông đã biểu quyết nhất trí thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của Công ty với nội dung như sau:

1. Thay đổi vốn điều lệ của công ty

Tăng vốn điều lệ công ty từ 75.000.000 VNĐ (Bảy mươi lăm triệu đồng) lên 500.000.000 đồng (Năm trăm triệu đồng).

Hình thức tăng: Các cổ đông góp thêm vốn

Cụ thể:

- Bà …. - Góp thêm 136.000.000 đồng (Một trăm ba mươi sáu triệu đồng) tương đương 13.600 cổ phần

- Ông …. - Góp thêm 110.500.000 đồng (Một trăm mười triệu năm trăm nghìn đồng) tương đương 11.050 cổ phần.

Ông….. Góp thêm 110.500.000 đồng (Một trăm mười triệu năm trăm nghìn đồng) tương đương 11.050 cổ phần.

- Ông ….. - Góp thêm 68.000.000 đồng (Sáu mươi tám triệu đồng) tương đương 6.800 cổ phần

Thời điểm thực hiện việc tăng vốn: .../..../2018

Hình thức góp vốn: Tiền mặt

Tỷ lệ cổ phần của các cổ đông sáng lập sau khi thay đổi:

STT

Họ và tên

Giá trị cổ phần

(VNĐ)

Số lượng

(cổ phần)

Tỷ lệ

(%)

1

……

160.000.000

16.000

32%

2

……

130.000.000

13.000

26%

3

…….

130.000.000

13.000

26%

Biểu quyết thông qua:

·   Tổng số cổ phần tham gia biểu quyết: 7.500 cổ phần

·   Số cổ phần tham gia biểu quyết tán thành: 7.500 /7.500 cổ phần tương ứng 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tại Công ty.

·   Số cổ phần tham gia biểu quyết không tán thành: 0/7.500 cổ phần

2. Sửa đổi điều lệ công ty: Sửa điều 3 về vốn điều lệ của công ty

Biểu quyết thông qua:

·   Tổng số cổ phần tham gia biểu quyết: 7.500 cổ phần

·   Số cổ phần tham gia biểu quyết tán thành: 7.500 /7.500 cổ phần tương ứng 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tại Công ty.

·   Số cổ phần tham gia biểu quyết không tán thành: 0/7.500 cổ phần

Biên bản này được đọc cho mọi người cùng nghe, ký tên dưới đây và được lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký, 01 bản gửi phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội, 01 bản lưu tại trụ sở công ty.

Chủ tọa cuộc họp

(Ký, đóng dấu)

 

Thư ký cuộc họp

(Ký và ghi rõ họ tên)

Mẫu Biên bản họp đại hội đồng cổ đông 2024 MỚI NHẤT (ảnh 1) 

Mẫu Biên bản họp đại hội đồng cổ đông – Mẫu 2

CÔNG TY CỔ PHẦN …


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:             /BB-HĐCĐ

, ngày    …  tháng  … năm 

BIÊN BẢN HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

Về việc:…”

1. Tên, địa chỉ trụ sở chinh, mã số doanh nghiệp:

Tên doanh nghiệp: …

Địa chỉ trụ sở chính: …

Mã số doanh nghiệp: …

2. Thời gian, địa điểm họp:

Thời gian: Từ … giờ … đến … giờ …, ngày … tháng  … năm …

Địa điểm: …

3. Chương trình và nội dung họp:

Chương trình: …

Nội dung họp: …

4. Họ, tên chủ toạ, thư ký:

Ông: …, Chưc vụ: …, Chủ tọa cuộc họp;

Bà: …, Chức vụ: …, Thư ký cuộc họp;

5. Tóm tắt diễn biến cuộc họp và các ý kiến phát biểu tại Đại hội đồng cổ đông về từng vấn đề trong nội dung chương trình họp:

Tóm tắt diễn biến cuộc họp:

Các ý kiến phát biểu tại Đại hội đồng cổ đông về từng vấn đề trong nội dung chương trình họp:

….

6. Số cổ đông và tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp, phụ lục danh sách đăng ký cổ đông, đại diện cổ đông dự họp với số cổ phần và số phiếu bầu tương ứng:

Số cổ đông: …

Tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp: …

Phụ lục danh sách đăng ký cổ đông: …

Đại diện cổ đông dự họp với số cổ phần và số phiếu bầu tương ứng: …

7. Tổng số phiếu biểu quyết đối với từng vấn đề biểu quyết, trong đó ghi rõ phương thức biểu quyết, tổng số phiếu hợp lệ, không hợp lệ, tán thành, không tán thành và không có ý kiến; tỷ lệ tương ứng trên tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp:

Tổng số phiếu biểu quyết đối với từng vấn đề biểu quyết, trong đó ghi rõ phương thức biểu quyết: …

Tổng số phiếu hợp lệ, không hợp lệ, tán thành, không tán thành và không có ý kiến:

Tỷ lệ tương ứng trên tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp:

8. Các vấn đề được thông qua và tỷ lệ phiếu biểu quyết thông qua tương ứng:

Tất cả cổ đông tham dự cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đã đọc nội dung biên bản, đồng ý nội dung, biểu quyết nhất trí …/… cổ đông đồng ý (đạt tỷ lệ …%).

Chủ tọa và thư ký ghi biên bản cuộc họp, ký tên chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của nội dung biên bản cuộc họp này.

Cuộc họp kết thúc vào lúc … giờ … cùng ngày./.

THÀNH PHẦN THAM DỰ CUỘC HỌP

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG 

Thư ký cuộc họp
(Chữ ký, họ tên)

Chủ tọa cuộc họp
(Chữ ký, họ tên, đóng dấu)

 

2. Nội dung phải có của biên bản họp Đại hội đồng cổ đông ?
Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 thì nội dung biên bản họp đại hội đồng cổ đông cần có các nội dung sau:
1. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông phải được ghi vào sổ biên bản của công ty. Biên bản phải lập bằng tiếng Việt, có thể cả bằng tiếng nước ngoài và phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh;

b) Thời gian và địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông;

c) Chương trình và nội dung cuộc họp;

d) Chủ tọa và thư ký;

đ) Tóm tắt diễn biến cuộc họp và các ý kiến phát biểu tại Đại hội đồng cổ đông về từng vấn đề trong nội dung chương trình họp;

g) Số cổ đông và tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp, phụ lục danh sách đăng ký cổ đông, đại diện cổ đông dự họp với số cổ phần và số phiếu bầu tương ứng;

h) Tổng số phiếu biểu quyết đối với từng vấn đề biểu quyết, trong đó ghi rõ tổng số phiếu tán thành, không tán thành và không có ý kiến; tỷ lệ tương ứng trên tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp;

i) Các quyết định đã được thông qua;

k) Họ, tên, chữ ký của chủ tọa và thư ký.

Biên bản được lập bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài đều có hiệu lực pháp lý như nhau.

2. Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông phải làm xong và thông qua trước khi bế mạc cuộc họp.

3. Chủ tọa và thư ký cuộc họp phải liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung biên bản.

Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông phải được gửi đến tất cả cổ đông trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày bế mạc cuộc họp.

Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, phụ lục danh sách cổ đông đăng ký dự họp, toàn văn nghị quyết đã được thông qua và tài liệu có liên quan gửi kèm theo thông báo mời họp phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty.

3. Cách lập Biên bản họp đại hội đồng cổ đông ?

Theo quy định tại Điều 150 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì:

Điều 150. Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông

1. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông phải được ghi biên bản và có thể ghi âm hoặc ghi và lưu giữ dưới hình thức điện tử khác. Biên bản phải lập bằng tiếng Việt, có thể lập thêm bằng tiếng nước ngoài và phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;

b) Thời gian và địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông;

c) Chương trình và nội dung cuộc họp;

d) Họ, tên chủ tọa và thư ký;

đ) Tóm tắt diễn biến cuộc họp và các ý kiến phát biểu tại Đại hội đồng cổ đông về từng vấn đề trong nội dung chương trình họp;

e) Số cổ đông và tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp, phụ lục danh sách đăng ký cổ đông, đại diện cổ đông dự họp với số cổ phần và số phiếu bầu tương ứng;

g) Tổng số phiếu biểu quyết đối với từng vấn đề biểu quyết, trong đó ghi rõ phương thức biểu quyết, tổng số phiếu hợp lệ, không hợp lệ, tán thành, không tán thành và không có ý kiến; tỷ lệ tương ứng trên tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp;

h) Các vấn đề đã được thông qua và tỷ lệ phiếu biểu quyết thông qua tương ứng;

i) Họ, tên, chữ ký của chủ tọa và thư ký.

Trường hợp chủ tọa, thư ký từ chối ký biên bản họp thì biên bản này có hiệu lực nếu được tất cả thành viên khác của Hội đồng quản trị tham dự họp ký và có đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản này. Biên bản họp ghi rõ việc chủ tọa, thư ký từ chối ký biên bản họp.....

4. Quy định về biên bản họp Đại hội đồng cổ đông?

Luật doanh nghiệp năm 2020 có quy định về Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông (không quy định về Sổ biên bản), cụ thể như sau:

1. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông phải được ghi biên bản và có thể ghi âm hoặc ghi và lưu giữ dưới hình thức điện tử khác. Biên bản phải lập bằng tiếng Việt, có thể lập thêm bằng tiếng nước ngoài và phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;

b) Thời gian và địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông;

c) Chương trình và nội dung cuộc họp;d) Họ, tên chủ tọa và thư ký;

đ) Tóm tắt diễn biến cuộc họp và các ý kiến phát biểu tại Đại hội đồng cổ đông về từng vấn đề trong nội dung chương trình họp;e) Số cổ đông và tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp, phụ lục danh sách đăng ký cổ đông, đại diện cổ đông dự họp với số cổ phần và số phiếu bầu tương ứng;

g) Tổng số phiếu biểu quyết đối với từng vấn đề biểu quyết, trong đó ghi rõ phương thức biểu quyết, tổng số phiếu hợp lệ, không hợp lệ, tán thành, không tán thành và không có ý kiến; tỷ lệ tương ứng trên tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp;

h) Các vấn đề đã được thông qua và tỷ lệ phiếu biểu quyết thông qua tương ứng;

i) Họ, tên, chữ ký của chủ tọa và thư ký.Trường hợp chủ tọa, thư ký từ chối ký biên bản họp thì biên bản này có hiệu lực nếu được tất cả thành viên khác của Hội đồng quản trị tham dự họp ký và có đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản này. Biên bản họp ghi rõ việc chủ tọa, thư ký từ chối ký biên bản họp.

2. Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông phải làm xong và thông qua trước khi kết thúc cuộc họp.

3. Chủ tọa và thư ký cuộc họp hoặc người khác ký tên trong biên bản họp phải liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung biên bản.

4. Biên bản lập bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài có hiệu lực pháp lý như nhau. Trường hợp có sự khác nhau về nội dung giữa biên bản bằng tiếng Việt và bằng tiếng nước ngoài thì nội dung trong biên bản bằng tiếng Việt được áp dụng.

5. Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông phải được gửi đến tất cả cổ đông trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc cuộc họp; việc gửi biên bản kiểm phiếu có thể thay thế bằng việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty.

6. Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, phụ lục danh sách cổ đông đăng ký dự họp, nghị quyết đã được thông qua và tài liệu có liên quan gửi kèm theo thông báo mời họp phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty.

Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông phải được gửi đến tất cả cổ đông trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc họp; việc gửi biên bản kiểm phiếu có thể thay thế bằng việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty (nếu có).

Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, phụ lục danh sách cổ đông đăng ký dự họp, nghị quyết đã được thông qua và tài liệu có liên quan gửi kèm theo thông báo mời họp phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty.

5. Quy định về thông báo mời họp và biên bản cuộc họp đại hội đồng cổ đông?

5.1 Về thông báo mời họp đại hội đồng cổ đông ?

Luật doanh nghiệp năm 2020 và Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định về vấn đề mời họp Đại hội đồng cổ đông như sau:

Điều 143. Mời họp Đại hội đồng cổ đông

1. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải gửi thông báo mời họp đến tất cả cổ đông trong danh sách cổ đông có quyền dự họp chậm nhất là 21 ngày trước ngày khai mạc nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn. Thông báo mời họp phải có tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp; tên, địa chỉ liên lạc của cổ đông, thời gian, địa điểm họp và những yêu cầu khác đối với người dự họp.

2. Thông báo mời họp được gửi bằng phương thức để bảo đảm đến được địa chỉ liên lạc của cổ đông và đăng trên trang thông tin điện tử của công ty; trường hợp công ty xét thấy cần thiết thì đăng báo hằng ngày của trung ương hoặc địa phương theo quy định của Điều lệ công ty.

3. Thông báo mời họp phải được gửi kèm theo các tài liệu sau đây:

a) Chương trình họp, các tài liệu sử dụng trong cuộc họp và dự thảo nghị quyết đối với từng vấn đề trong chương trình họp;

b) Phiếu biểu quyết.

4. Trường hợp công ty có trang thông tin điện tử, việc gửi tài liệu họp kèm theo thông báo mời họp quy định tại khoản 3 Điều này có thể thay thế bằng việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty. Trường hợp này, thông báo mời họp phải ghi rõ nơi, cách thức tải tài liệu.

Như vậy, trong điều lệ của công ty bạn, yêu cầu gửi thông báo mời họp và các tài liệu liên quan đến cuộc họp trước 30 ngày tới các cổ đông. Do đó, bạn cần đối chiếu với ngày tổ chức cuộc họp để gửi giấy mời họp cho hợp lệ.

Sửa điều lệ công ty là một nội dung của cuộc họp nên cần đưa vào chương trình cuộc họp gửi cho các cổ đông.

Vấn đề bầu lại chủ tịch HĐQT và TGĐ mới: Khi hết nhiệm lỳ thì vấn đề bầu lại hay gia hạn thêm nhiệm kỳ của CTHĐQT phải được sự đồng ý của các cổ đông thể hiện trong biên bản cuộc họp. Không được áp đặt việc gia hạn nhiệm kỳ, giữ nguyên chức vụ khi chưa được sự đồng ý của các cổ đông.

5.2 Nội dung biên bản cuộc họp

Biên bản cuộc họp ĐHĐ Cổ đông càn có các nội dung sau:

Điều 150. Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông

1. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông phải được ghi biên bản và có thể ghi âm hoặc ghi và lưu giữ dưới hình thức điện tử khác. Biên bản phải lập bằng tiếng Việt, có thể lập thêm bằng tiếng nước ngoài và phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;

b) Thời gian và địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông;

c) Chương trình và nội dung cuộc họp;

d) Họ, tên chủ tọa và thư ký;

đ) Tóm tắt diễn biến cuộc họp và các ý kiến phát biểu tại Đại hội đồng cổ đông về từng vấn đề trong nội dung chương trình họp;

e) Số cổ đông và tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp, phụ lục danh sách đăng ký cổ đông, đại diện cổ đông dự họp với số cổ phần và số phiếu bầu tương ứng;

g) Tổng số phiếu biểu quyết đối với từng vấn đề biểu quyết, trong đó ghi rõ phương thức biểu quyết, tổng số phiếu hợp lệ, không hợp lệ, tán thành, không tán thành và không có ý kiến; tỷ lệ tương ứng trên tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp;

h) Các vấn đề đã được thông qua và tỷ lệ phiếu biểu quyết thông qua tương ứng;

i) Họ, tên, chữ ký của chủ tọa và thư ký.Trường hợp chủ tọa, thư ký từ chối ký biên bản họp thì biên bản này có hiệu lực nếu được tất cả thành viên khác của Hội đồng quản trị tham dự họp ký và có đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản này. Biên bản họp ghi rõ việc chủ tọa, thư ký từ chối ký biên bản họp.

2. Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông phải làm xong và thông qua trước khi kết thúc cuộc họp.

3. Chủ tọa và thư ký cuộc họp hoặc người khác ký tên trong biên bản họp phải liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung biên bản.

4. Biên bản lập bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài có hiệu lực pháp lý như nhau. Trường hợp có sự khác nhau về nội dung giữa biên bản bằng tiếng Việt và bằng tiếng nước ngoài thì nội dung trong biên bản bằng tiếng Việt được áp dụng.

5. Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông phải được gửi đến tất cả cổ đông trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc cuộc họp; việc gửi biên bản kiểm phiếu có thể thay thế bằng việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty.

6. Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, phụ lục danh sách cổ đông đăng ký dự họp, nghị quyết đã được thông qua và tài liệu có liên quan gửi kèm theo thông báo mời họp phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty.

Theo đó, Bầu TGĐ mới là một nội dung của cuộc họp, được thông qua bởi các cổ đông nên trong biên bản cuộc họp, cần phải có nội dung này.

Vấn đề thay đổi điều lệ công ty, cần có sự đồng ý của các cổ đông với tỉ lệ mà pháp luật doanh nghiệp và điều lệ công ty quy định.

Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống