Mẫu hợp đồng vay vốn 2024 MỚI NHẤT

Tải xuống 9 1.4 K 1

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Mẫu hợp đồng vay vốn 2024 đầy đủ, chi tiết nhất, ngoài ra còn có các thông tin liên qua về mẫu hợp đồng vay vốn giúp bạn đọc có thêm kiến thức về đơn, biểu mẫu.

Mẫu hợp đồng vay vốn 2024 MỚI NHẤT

1. Mẫu hợp đồng vay vốn

Mẫu hợp đồng vay vốn – Mẫu 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

 

HỢP ĐỒNG VAY VỐN

Số: ……/20.../HDVV 

Hôm nay ngày___tháng____năm 20.... tại .........., chúng tôi gồm:

1.         Bên A: Bên cho vay:

Địa chỉ:     

Điện thoại:

Fax:

Tài khoản số:

Tại:

Đại diện:         

Chức vụ:      

2.         Bên B: Bên vay:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Fax:

Tài khoản số:

Tại:

Người đại diện:

Chức vụ:

Hai bên thống nhất việc Bên A cho Bên B vay tiền từ nguồn vốn của Bên A theo các điều khoản, điều kiện dưới đây:

Điều 1: Nội dung cho vay

Tổng số tiền vay bằng số là …..000.000 đ, bằng chữ là ………………

Điều 2: Mục đích sử dụng tiền vay

Số tiền vay sẽ được sử dụng vào mục đích đề cập trong Dự án/Phương án sản xuất kinh doanh đính kèm. Dự án/Phương án được coi là bộ phận không tách rời của Hợp đồng này.

Điều 3: Thời hạn cho vay

- Thời hạn cho vay là ……. (……) tháng, từ ngày ...... đến ngày .... tháng .... năm ....

- Ngày trả nợ cuối cùng là ­­…../….../........

Điều 4: Lãi suất cho vay

- Lãi suất cho vay là 0,8%/tháng (không phẩy tám phần trăm một tháng), được tính trên tổng số tiền vay.

- Tiền lãi được tính trên tổng số tiền vay, theo lãi suất cho vay nhân với thời gian vay . Thời gian vay được kể từ ngày Bên B nhận tiền vay đến ngày trả hết nợ gốc và lãi (kể cả lãi quá hạn nếu có), căn cứ vào các phiếu thu của văn phòng Hội được hai bên ký nhận theo điều 4.3 dưới đây.

- Trường hợp Bên B nhận tiền vay thành nhiều lần thì mỗi lần nhận tiền vay, hai bên ký Phiếu thu hoặc Biên lai nhận nợ. Phiếu thu, biên lai nhận nợ là  bộ phận không tách rời của Hợp đồng này.

- Lãi suất nợ quá hạn: Trường hợp đến kỳ trả nợ gốc và lãi, nếu Bên B không thanh toán toàn bộ nợ (gốc và lãi) mà không có thoả thuận nào khác với Bên A thì Bên B phải chịu lãi suất nợ quá hạn bằng 150% (một trăm năm mươi phần trăm) lãi suất cho vay.  

Điều 5: Quyền và nghiã vụ của Bên A

- Có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Quy chế hoạt động của Bên A;

- Yêu cầu Bên B thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết.

- Ngừng cho vay, chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện Bên B cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng.

- Giao cho Bên B tiền vay theo lịch trình đã thoả thuận tại Hợp đồng này

- Nhận tiền lãi vay hàng tháng, lãi suất nợ quá hạn trong trường hợp đến kỳ thanh toán mà Bên B không trả được nợ;

Điều 6: Quyền và nghĩa vụ của Bên B

- Yêu cầu Bên A thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết.

- Từ chối các yêu cầu của Bên A không đúng với các thỏa thuận trong Hợp đồng này.

- Sử dụng tiền vay đúng mục đích và thực hiện đúng các nội dung khác đã thỏa thuận trong Hợp đồng vay vốn;

- Thanh toán đầy đủ, đúng hạn toàn bộ nợ (gốc và lãi) cho Bên A ;

- Chịu trách nhiệm trước Hội, trước pháp luật khi không thực hiện đúng cam kết theo Hợp đồng này.

Điều 7: Chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn:

7.1 Hợp đồng này sẽ chấm dứt trước thời hạn khi xảy ra một trong các sự kiện sau:

a)   Hai Bên đồng ý chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn

b)   Một trong hai bên không thực hiện nghĩa vụ của mình;

b)   Khi một bên là cá nhân bị chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự;

c)   Khi một bên là pháp nhân hợp nhất, chia tách hoặc chuyển giao quyền sở hữu mà pháp nhân mới không có mong muốn hoặc khả năng để tiếp tục thực hiện hợp đồng như đã thoả thuận.

7.2 Khi một trong các sự kiện tại Điều 7.1 quy định ở trên xảy ra, bên chấm dứt trước thời hạn thông báo trước thời hạn cho bên kia 15 ngày. Hai bên sẽ lập bản Thanh lý hợp đồng trước thời hạn và hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Điều 8: Sửa đổi, bổ sung, thanh lý Hợp đồng                                              

- Các điều khoản trong Hợp đồng này có thể được sửa đổi, bổ sung theo thoả thuận của các bên. Bất kỳ sự sửa đổi, bổ sung nào phải được lập thành văn bản, có chữ ký của hai bên và là một bộ phận không tách rời của Hợp đồng này, và hoàn toàn không ảnh hưởng đến hiệu lực của các điều khoản khác.

- Hợp đồng này được thanh lý sau khi Bên B đã hoàn thành mọi nghĩa vụ theo quy định tại Hợp đồng này.

Điều 9: Giải quyết tranh chấp

Các tranh chấp hợp đồng này sẽ được hai bên giải quyết bằng thương lượng theo tinh thần bình đẳng và cùng có lợi. Trường hợp không thể giải quyết được bằng thương lượng, hai bên sẽ đưa tranh chấp ra giải quyết tại Toà án có thẩm quyền tại Hà Nội.

Điều 10: Hiệu lực và số bản của Hợp đồng

- Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký và kết thúc khi các nghĩa vụ đã được thực hiện xong.

- Hợp đồng này được lập thành hai (02) bản gốc có giá trị pháp lý ngang nhau, mỗi bên giữ một bản.

ĐẠI DIỆN BÊN A  

ĐẠI DIỆN BÊN B

Mẫu hợp đồng vay vốn 2024 MỚI NHẤT (ảnh 1)

Mẫu hợp đồng vay vốn – Mẫu 2

HỢP ĐỒNG CHO VAY TIỀN

Số: …../…../HĐ

(Số đăng ký tại NH/HTXTD:…../…..)

 

Hôm nay, ngày …. tháng …. năm ...., Tại …………………………………………Chúng tôi gồm có:

(Nếu vay Ngân hàng và hợp tác xã tín dụng, thì có thêm yếu tố xét đơn xin của đương sự).

 

BÊN CHO VAY (BÊN A): ................................................................................................

Địa chỉ:………………………………………………………………………….………...

Điện thoại: ……………………………………..…………… Fax: ……………………..

Mã số thuế:…………………………………………………Tài khoản số:……………....

Do Ông (Bà): ………………………………………………….. Sinh năm: …………….

Chức vụ: …………………………………………………..…… làm đại diện.

 

BÊN VAY (BÊN B): ................................................................................................................

Địa chỉ:………………………………………………………….……………………………..

Điện thoại: …………………..…………… Fax: …………………………………………

Mã số thuế:…………………………………Tài khoản số:………………………………...

Tài khoản tiền gửi VNĐ số: ………............................. tại Ngân hàng: …….......................

Tài khoản tiền gửi ngoại tệ số: …………………….... tại Ngân hàng: …………………...

Do Ông (Bà): ………………………………………….. Sinh năm: ………………………

Chức vụ: ……………………………………………………………..…… làm đại diện.

 

Sau khi thỏa thuận cùng nhau ký hợp đồng vay tiền với các điều khoản sau: 

 

Điều 1: Đối tượng của Hợp đồng

Bên A đồng ý cho bên B vay số tiền:

- Bằng số: ……………………………………………………………………………..

- Bằng chữ: ……………………………………………………………………………

 

Điều 2: Thời hạn và phương thức vay

2.1. Thời hạn vay là ………………… tháng 

- Kể từ ngày ……………………… tháng … ………….năm ……………………..

- Đến ngày ………………………... tháng …………… năm ……………………..

2.2. Phương thức vay (có thể chọn các phương thức sau):

- Chuyển khoản qua tài khoản: …………………………………….……………….

- Mở tại ngân hàng: ……………………………………………………………….....

- Cho vay bằng tiền mặt.

Chuyển giao thành ……… đợt

-  Đợt 1: ……………………………………………………………………………….

-  Đợt 2: ……………………………………………………………………………….

 

Điều 3: Lãi suất (1)

3.1 Bên B đồng ý vay số tiền trên với lãi suất ……….. % một tháng tính từ ngày nhận tiền vay.

3.2 Tiền lãi được trả hàng tháng đúng vào ngày thứ 30 tính từ ngày vay, lãi trả chậm bị phạt …….. % tháng.

3.3 Trước khi hợp đồng này đáo hạn ….. ngày; nếu bên B muốn tiếp tục gia hạn phải được sự thỏa thuận trước tại địa điểm ………………………………………………………………………………

3.4 Trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực không thay đổi mức lãi suất cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng này.

3.5 Khi nợ đáo hạn, bên B không trả đủ vốn và lãi cho bên A, tổng số vốn và lãi còn thiếu sẽ chuyển sang nợ quá hạn, và chịu lãi suất tính theo nợ quá hạn là …… % một tháng.

3.6 Thời hạn thanh toán nợ quá không quá …. ngày nếu không có sự thỏa thuận nào khác của hai bên.

 

Điều 4: Nghĩa vụ của bên A

4.1 Giao tiền cho bên B đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thoả thuận;

4.2 Bồi thường thiệt hại cho bên B, nếu bên A biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên B biết, trừ trường hợp bên B biết mà vẫn nhận tài sản đó;

4.3 Không được yêu cầu bên B trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 478 của Bộ luật dân sự 2005.

 

Điều 5: Nghĩa vụ của bên B

5.1 Bên B phải trả đủ tiền khi đến hạn; 

5.2 Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên B;

5.3 Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên B không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên B phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.

5.4 Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên B không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên B phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.

 

Điều 6: Sử dụng tiền vay

Các bên có thể thoả thuận về việc tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích vay; bên A có quyền kiểm tra việc sử dụng tiền vay và có quyền đòi lại tiền vay trước thời hạn, nếu đã nhắc nhở mà bên B vẫn sử dụng tiền vay trái mục đích.

 

Điều 7: Biện pháp bảo đảm hợp đồng

7.1 Bên B đồng ý thế chấp (hoặc cầm cố) tài sản thuộc sở hữu của mình là ………và giao toàn bộ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản cho bên A giữ (có thể nhờ người khác có tài sản đưa giấy tờ sở hữu đến bảo lãnh cho bên B vay). Việc đưa tài sản ra bảo đảm đã được hai bên lập biên bản đính kèm sau khi có xác nhận của phòng Công chứng Nhà nước tỉnh (thành) ……………………………………

7.2 Khi đáo hạn, bên B đã thanh toán tất cả vốn và lãi cho bên A, thì bên này sẽ làm các thủ tục giải tỏa thế chấp (hoặc cầm cố, bảo lãnh) và trao lại bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản đã đưa ra bảo đảm cho bên B.

7.3 Bên B thỏa thuận rằng, nếu không trả đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng này sau …. ngày thì bên A có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền phát mại tài sản đưa ra bảo đảm để thu hồi khoản nợ quá hạn từ bên B.

 

Điều 8: Trách nhiệm chi trả những phí tổn có liên quan đến hợp đồng

Những chi phí có liên quan đến việc vay nợ như: tiền lưu kho tài sản bảo đảm, phí bảo hiểm, lệ phí tố tụng, v.v… bên B có trách nhiệm thanh toán.

 

Điều 9: Những cam kết chung

9.1 Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng này, nếu những nội dung khác đã quy định trong pháp luật Nhà nước không ghi trong hợp đồng này, hai bên cần tôn trọng chấp hành.

9.2 Nếu có tranh chấp xảy ra, hai bên sẽ giải quyết bằng thương lượng.

9.3 Nếu tự giải quyết không thỏa mãn, hai bên sẽ chuyển vụ việc tới Tòa án ………………….… nơi bên vay đặt trụ sở (2).

 

Điều 10: Hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ……… tháng …..… năm …….. đến ngày … tháng … năm ………..

Hợp đồng này được lập thành ……….… bản. Mỗi bên giữ ………… bản.

 

       ĐẠI DIỆN BÊN A                                                     ĐẠI DIỆN BÊN B

                Chức vụ                                                                   Chức vụ

         (Ký tên, đóng dấu)                                                  (Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Mức lãi suất cho vay không được vượt quá mức lãi suất theo quy định tại Điều 476 Luật dân sự;

(2) Nếu bên vay là cá nhân thì là nơi bên vay cư trú.

2. Hợp đồng vay vốn là gì?

Hợp đồng vay vốn là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao vốn (tiền, tài sản…) cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả vốn cho bên cho vay tín chấp ngân hàng và trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

3. Nội dung cơ bản phải có trong mẫu hợp đồng vay vốn

Dưới đây là một số nội dung cơ bản mà hợp đồng vay vốn cần có. Việc thiếu những nội dung này sẽ khiến hợp đồng bị vô hiệu và gây bất lợi cho các bên khi có tranh chấp phát sinh

STT Nội dung cần có
1 ✔️ Thông tin đầy đủ của hai bên
2 ✔️ Thời hạn cho vay, phương thức cho vay
3 ✔️ Lãi suất cụ thể cho vay, quy định ngày trả và các yêu cầu cụ thể khác liên quan
4 ✔️ Các biện pháp bảo đảm hợp đồng
5 ✔️ Trách nhiệm chi trả những phí tổn có liên quan đến hợp đồng
6 ✔️ Nghĩa vụ của bên cho vay và bên vay
7 ✔️ Các điều kiện về chấm dứt hợp đồng trước thời hạn hay là về sửa đổi, bổ sung, thanh lý

4. Quy định về nghĩa vụ của từng chủ thế trong mẫu hợp đồng vay vốn

4.1. Đối với bên cho vay

  • Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.
  • Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không đảm bảo chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.
  • Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 của Bộ luật dân sự 2015 hoặc luật khác có liên quan quy định khác.

4.2. Đối với bên vay

  • Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
  • Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
  • Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
        • Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này.
        • Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

5. Quy định lãi suất trong hợp đồng vay tiền

Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 có những quy định rất khắt khe về lãi suất:

  • Lãi suất vay do các bên thỏa thuận, tuy nhiên không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
  • Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Các trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý nghiệm:

  • Xử phạt hành chính: Nếu cho vay tiền có cầm cố tài sản mà lãi suất vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay thì sẽ bị phạt tiền từ 05 – 15 triệu đồng. (Quy định tại điểm d khoản 3 Điều 11 Nghị định 167/2013 của CP)
  • Chịu trách nhiệm hình sự: Nếu vi phạm một trong các điều sau thì sẽ bị phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
      • Cho vay với lãi suất cao gấp 05 lần lãi suất giới hạn (20%/năm);
      • Thu lợi bất chính từ 30 – 100 triệu đồng;
      • Đã bị xử phạt hành chính hoặc bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Ngoài ra, nếu thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên thì bị phạt tiền từ 200 triệu đồng – 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm.

6. Rủi ro và biện pháp phòng tránh khi thực hiện hợp đồng vay vốn (hợp đồng vay tiền)

Để hạn chế những rủi ro không đáng có 2 điều sau cần phải được lưu ý:

6.1. Giao kết hợp đồng bằng văn bản

Phải lập hợp đồng vay bằng văn bản chính là điều kiện tiên quyết giúp hai bên tham gia (không chỉ là doanh nghiệp với ngân hàng mà còn có thể là doanh nghiệp với đơn vị cho vay ngoài thị trường) đảm bảo ràng buộc trách nhiệm của các bên, góp phần tăng sự tin tưởng trong quá trình hợp tác lâu dài, tránh những rủi ro pháp lý ngoài ý muốn xảy ra.

Hợp đồng nên được công chứng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên cho vay; trong đó nêu nội dung rõ ràng về thông tin người vay, người cho vay, số tiền vay, lãi suất, thời hạn trả… và có đầy đủ chữ ký của hai bên.

6.2. Nên có tài sản bảo đảm cho khoản vay

Nghị định số 21/2021/NĐ-CP về việc thi hành Bộ luật Dân sự về nghĩa vụ bảo đảm, có hiệu lực từ ngày 15/5/2021 đã cho phép người dân được nhận thế chấp quyền sử dụng đất thay vì chỉ có tổ chức tín dụng như trước đây.

Để tránh trường hợp đến thời hạn trả nợ mà người vay cố tình bỏ trốn, không chịu trả nợ thì người cho vay nên yêu cầu người vay phải cầm cố, thế chấp tài sản có giá trị thuộc quyền sở hữu của họ để bảo đảm cho khoản vay. Và lưu ý những tài sản có đăng ký quyền sở hữu, sử dụng (như ôtô, xe máy hoặc quyền sử dụng đất) thì hai bên cũng cần phải lập hợp đồng thế chấp và công chứng hợp đồng thế chấp.

Nghị định số 21/2021/NĐ-CP về việc thi hành Bộ luật Dân sự về nghĩa vụ bảo đảm, có hiệu lực từ ngày 15/5/2021 đã cho phép người dân được nhận thế chấp quyền sử dụng đất thay vì chỉ có tổ chức tín dụng như trước đây.

Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống