Mẫu đơn xin ra khỏi ngành quân đội 2024 MỚI NHẤT

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Mẫu đơn xin ra khỏi ngành quân đội 2024 đầy đủ, chi tiết nhất, ngoài ra còn có các thông tin liên qua về mẫu đơn xin ra khỏi ngành quân đội giúp bạn đọc có thêm kiến thức về đơn, biểu mẫu.

Mẫu đơn xin ra khỏi ngành quân đội 2024 MỚI NHẤT

1. Mẫu đơn xin ra khỏi ngành quân đội

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

……(1)….…ngày….tháng…..năm.……….…

ĐƠN XIN NGHỈ RA KHỎI NGÀNH

Kính gửi: ……(2)………

Tên tôi Ɩà: …(3)……

Dân tộc:………

Sinh ngày: ……(4)…

CMTND/CCCD: ……

Địa chỉ: ……(5).......

Chức vụ: ……(6)…

Hiện đang Ɩàm việc tại đơn vị: …(7)…

Nay tôi viết đơn này mong muốn được rời ngành quân đội do: …….(8)………

Tôi xin cam đoan những nội dung trong đơn Ɩà đúng sự thật. Nếu có sai xót tôi xin chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức ѵà trước pháp luật.

Rất mong quý cơ quan cấp trên xem xét và giải quyết.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị 

NGƯỜI LÀM ĐƠN

(Ký ghi rõ họ tên)

Mẫu đơn xin ra khỏi ngành quân đội 2024 MỚI NHẤT (ảnh 1) 

2. Quân đội là gì?

Quân đội là lực lượng vũ trang tập trung có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và những thành quả của cách mạng, cùng toàn dân xây dựng đất nước.

Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội cách mạng và là một trong những lực lượng vũ trang chính quy, tinh nhuệ của đất nước. Đóng vai trò là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.

3. Tuổi phục vụ tại ngũ tại quân đội?

Trong quân đội, sĩ quan đóng vai trò là lực lượng nòng cốt. Với nghiệp vụ huấn luyện, quản lý và công tác chỉ đạo, lãnh đạo các lực lượng khác trong quản lý. Và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội, có trách nhiệm phối hợp để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cũng như hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Hiện nay, sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi chung là sĩ quan) hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng.

Theo đó, Điều 13 Văn bản hợp nhất Luật sĩ quan quân đội quân đội nhân dân Việt Nam 2019 thì hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ được xác định theo cấp bậc quân hàm như sau:

– Cấp Úy: nam 46, nữ 46;

– Thiếu tá: nam 48, nữ 48;

– Trung tá: nam 51, nữ 51;

– Thượng tá: nam 54, nữ 54;

– Đại tá: nam 57, nữ 55;

– Cấp Tướng: nam 60, nữ 55.

Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ quy định trên nhưng không quá 5 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn.

Tuy nhiên, trong trường hợp sĩ quan có nguyện vọng xin ra khỏi ngành theo ý chí cá nhân thì cần thực hiện các trình tự và thủ tục để thể hiện nguyện vọng đó. Trong đó, đơn xin ra khỏi ngành là mẫu đơn tiên quyết để giải quyết nguyện vọng xin ra khỏi ngành.  

4. Các trường hợp xin ra khỏi ngành quân đội

Vì một số nguyên nhân khác nhau mà quân nhân có mong muốn xin ra khỏi ngành. Theo đó hiện nay, căn cứ theo quy định tại Điều 35 Văn bản hợp nhất Luật sĩ quan quân đội quân đội nhân dân Việt Nam 2019 thì quy định về điều kiện ra khỏi ngành quân đội như sau:

Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ trong các trường hợp sau đây:

- Đủ điều kiện nghỉ hưu;

- Hết tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại Điều 13 của Luật này;

- Do thay đổi tổ chức, biên chế mà không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng;

- Không còn đủ tiêu chuẩn quy định đối với sĩ quan tại ngũ.

Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ theo một trong các hình thức sau đây:

- Nghỉ hưu;

- Chuyển ngành;

- Phục viên;

- Nghỉ theo chế độ bệnh binh.

Ngoài ra, trong một số trường hợp nhất định thì các sĩ quan có thể xin ra khỏi ngành quân đội theo theo nguyện vọng cá nhân. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 46/2010/NĐ-CP quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức như sau:

Trường hợp thôi việc theo nguyện vọng:

- Công chức phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền;

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, nếu đồng ý cho công chức thôi việc thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định thôi việc bằng văn bản; nếu không đồng ý cho công chức thôi việc thì trả lời công chức bằng văn bản và nêu rõ lý do theo quy định dưới đây;

- Các lý do không giải quyết thôi việc:

+ Công chức đang trong thời gian thực hiện việc luân chuyển, biệt phái, đang bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

+ Công chức chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết với cơ quan, tổ chức, đơn vị khi được xét tuyển; Công chức chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của cá nhân đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị;

+ Do yêu cầu công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc chưa bố trí được người thay thế.

Như vậy trong trường hợp sĩ quan có nguyện vọng xin ra khỏi ngành theo ý chí cá nhân thì cần phải chuẩn bị đơn ra khỏi ngành và phải không thuộc các trường hợp không giải quyết thôi việc. 

5. Hướng dẫn chi tiết soạn thảo mẫu đơn xin ra khỏi ngành quân đội

Việc viết đơn xin ra khỏi ngành quân đội phải đảm bảo các nội dung được thể hiện. Cụ thể là trình bày các nguyện vọng đối với việc được ra quân, xuất ngũ trước độ tuổi nghỉ hưu. Điều này mang đến nhiều ảnh hưởng đối với các chức danh, quyền hạn hay công việc đang đảm nhận. Bởi sĩ quan là lực lượng nòng cốt trong tính chất công chức nhà nước. Cho nên, phải thể hiện các lý do thuyết phục, chắc chắn. Cũng như các định hướng tương lai để thể hiện trong nhu cầu tìm kiếm và tiếp cận các công việc mới.

Mẫu đơn được thực hiện với các nội dung cần đảm bảo triển khai. Cùng với điều kiện về mặt hình thức của một lá đơn thì các nội dung thực hiện với mẫu đơn này phải đảm bảo như sau:

– Quốc hiệu tiêu ngữ.

– (1) Địa danh, địa điểm thực hiện viết đơn. Ngày, tháng, năm. Thể hiện với các nguyện vọng được xác định chắc chắn trong nhu cầu muốn viết đơn thì ngày tháng năm cũng xác định cho mốc thời gian có ý nghĩa trong công tác tiếp nhận và giải quyết đơn.

– Tên đơn: ĐƠN XIN NGHỈ RA KHỎI NGÀNH. 

– (2) Trong mục Kính gửi, cần xác định được chủ thể có thẩm quyền tiếp nhận đơn để xử lý trên thực tế. Có thể là lãnh đạo đối với đơn vị đang làm việc của sĩ quan. Hoặc chủ thể khác trong thẩm quyền gắn với từng trường hợp chức danh cụ thể.

– (3), (4) Các thông tin cá nhân đảm bảo trong xác định với chủ thể thực hiện nguyện vọng cũng như tiến hành đúng các nhu cầu được thể hiện của chủ thể đó.

– (5), (6), (7) Các thông tin đối với hoạt động của nơi đóng quân cũng như với chức vụ đang đảm nhận trên thực tế.

– (8) Trình bày lý do, nguyện vọng. Đây là các nguyên nhân dẫn đến quyết định muốn xin ra khỏi ngành quân đội (xuất ngũ) mặc dù trên thực tế đang được phân công công việc cũng như chưa đến độ tuổi nghỉ hưu. Lý do này được các chủ thể có thẩm quyền đánh giá, phân tích và cân nhắc. Để đưa ra câu trả lời có tiếp nhận giải quyết, chấp thuận đơn hay không.

– (9) Xác nhận ý chí đối với các nội dung được trình bày trên đơn bằng chữ ký và xác nhận họ tên hoặc con dấu với chức danh đang đảm nhận.

Tài liệu có 1 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống