Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu TOP 10 Mẫu đơn xin nghỉ việc của cán bộ công chức 2024 đầy đủ, chi tiết nhất, ngoài ra còn có các thông tin liên qua về mẫu đơn xin nghỉ việc của cán bộ công chức giúp bạn đọc có thêm kiến thức về đơn, biểu mẫu.
TOP 10 Mẫu đơn xin nghỉ việc của cán bộ công chức 2024 MỚI NHẤT
1. Mẫu đơn xin nghỉ việc của cán bộ công chức
Mẫu đơn xin nghỉ việc của cán bộ công chức - Mẫu 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC
Kính gửi: |
- Hiệu trưởng trường………………. - Trưởng phòng Tổ chức – Cán bộ; - Trưởng phòng (Ban/Khoa/TTâm) . |
Tôi tên:.....................................................................................
Cấp bậc, chức vụ, nghề nghiệp:..............................................
Đơn vị làm việc:........................................................................
Hộ khẩu thường trú số nhà:……………......................đường..............................................
Phường (xã)………………….quận (huyện)………………….TP (Tỉnh)................................
Xin được nghỉ việc kể từ ngày…….tháng…….năm 20…...
Lý do nghỉ việc:............................................................................................
Tôi cam đoan hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao cho đến ngày tôi được phép nghỉ việc và hoàn tất mọi thủ tục bàn giao công việc, dụng cụ, tài sản cho:........................................ có liên quan đến công việc tôi đảm nhiệm.
………, ngày ... tháng ... năm 20…
Ý kiến của Trưởng Phòng |
Người làm đơn |
Đề nghị Hiệu trưởng giải quyết cho Ông (Bà).....................................................................
nghỉ việc kể từ ngày ……./……/20…..
Lý do:.........................................................
Trưởng đơn vị (Ký và ghi rõ họ tên) |
Mẫu đơn xin nghỉ việc của cán bộ công chức - Mẫu 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN THÔI VIỆC
Kính gửi:……...........
Tôi tên:….................................................................
Cấp bậc, chức vụ, nghề nghiệp:…..........................
Đơn vị làm việc:…...................................................
Hộ khẩu thường trú số nhà:…………đường……..............................................
Phường (xã)……………quận (huyện)………………….TP (Tỉnh)……………….
Xin được thôi việc kể từ ngày…….tháng…….năm 20….
Lý do nghỉ việc:……........................................................
Tôi cam đoan hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao cho đến ngày tôi đựoc phép nghỉ việc và hoàn tất mọi thủ tục bàn giao công việc, dụng cụ, tài sản cho:……………………… có liên quan đến công việc tôi đảm nhiệm.
………, ngày .... tháng .... năm 20…
Ý kiến của Trưởng Phòng |
Người làm đơn |
Mẫu đơn xin nghỉ việc của cán bộ công chức - Mẫu 3
Ý kiến của Trưởng Phòng |
Người làm đơn |
2. Công chức nhà nước là ai?
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và thuộc các cơ quan, đơn vị được nêu cụ thể tại Nghị định 06 năm 2010 gồm:
Trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam;
Trong Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước;
Trong Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tổ chức khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập;
Trong cơ quan hành chính ở cấp tỉnh, cấp huyện;
Trong hệ thống Tòa án nhân dân, hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân;
Trong cơ quan của tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương, tỉnh, huyện;
Trong cơ quan, đơn vị của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
3. Mẫu đơn xin nghỉ việc của cán bộ công chức là gì?
Mẫu đơn xin nghỉ việc của công chức hay còn được biết đến là mẫu đơn xin nghỉ việc nhà nước, một giấy tờ quan trọng hoàn tất cho bộ thủ tục xin nghỉ việc theo quy định. Tức là mẫu đơn xin nghỉ việc này sẽ còn được áp dụng tùy theo từng trường hợp nghỉ cụ thể khác dựa theo căn cứ hợp đồng lao động thỏa thuận ký kết trước đó. Thông qua đó mà các cán bộ công chức sẽ thể hiện về nội dung, đưa ra lý do để xin nghỉ việc đúng quy định pháp luật.
4. Quy định nghỉ việc đối với công chức, viên chức
Trường hợp 1: Là viên chức và làm việc theo Hợp đồng làm việc
Để chấm dứt Hợp đồng làm việc thì chị phải thực hiện theo quy định của Luật viên chức 2010:
"Điều 29. Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc
...
4. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.
5. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:
a) Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;
c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;
đ) Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;
e) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.
6. Viên chức phải thông báo bằng văn bản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 03 ngày đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 5 Điều này; ít nhất 30 ngày đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 5 Điều này."
Trường hợp 2: Là công chức
Theo quy định tại Điều 59 Luật cán bộ công chức 2008 quy định:
Điều 59. Thôi việc đối với công chức
1. Công chức được hưởng chế độ thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
b) Theo nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý;
...
2. Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng thì phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản, nếu không đồng ý cho thôi việc thì phải nêu rõ lý do; trường hợp chưa được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý mà tự ý bỏ việc thì không được hưởng chế độ thôi việc và phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
3. Không giải quyết thôi việc đối với công chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.”
Như vậy trường hợp của chị là công chức và muốn nghỉ việc phải được sự đồng ý của cấp thẩm quyền. Khi làm đơn xin nghỉ gửi cơ quan thì trong thời hạn 30 ngày, cơ quan sẽ phải trả lời bằng văn bản, nếu không đồng ý thì trong văn bản cũng sẽ nêu rõ lý do. Và cụ thể tại trường hợp của chị khi cơ quan không đồng ý mà chị tự ý bỏ việc thì sẽ không được hưởng chế độ thôi việc và phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
Nếu chị nghỉ việc đúng thủ tục thì sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định 46/2010/NĐ-CP:
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định thôi việc được ban hành, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải thanh toán trợ cấp thôi việc đối với công chức.
Trợ cấp thôi việc: cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 (một phần hai) tháng lương hiện hưởng, gồm: mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có).
5. Nội dung mẫu đơn xin nghỉ việc cơ quan nhà nước
Khi làm đơn xin nghỉ việc ở cơ quan nhà nước, nếu cơ quan đó áp dụng mẫu nghỉ việc chung thì cá nhân thường sử dụng mẫu đó. Đối với những cơ quan không áp dụng mẫu văn bản hành chính cho đơn xin nghỉ việc thì cá nhân viết đơn xin nghỉ việc giống như mẫu đơn xin nghỉ việc thông thường.
Thực chất, mẫu đơn xin nghỉ việc cơ quan nhà nước cũng không có sự khác biệt quá nhiều so với mẫu đơn xin nghỉ việc cho công ty ngoài nhà nước. Nội dung của mẫu đơn cần đảm bảo đầy đủ các phần từ nội dung đến thể thức theo quy định của văn bản hành chính. Những nội dung cần phải có trong mẫu đơn xin nghỉ việc của cơ quan nhà nước như sau:
- Phần mở đầu: Quốc hiệu tiêu ngữ, ngày tháng năm viết đơn, tên đơn.
- Phần nội dung gồm
+ Các thông tin cá nhân: họ và tên cá nhân, chức vụ đang nắm giữ, địa chỉ cơ quan đang làm việc hiện tại
+ Lý do xin nghỉ việc là phần quan trọng nên cần được trình bày rõ ràng, ngắn gọn, rành mạch, dễ hiểu. Một số lý do có thể sử dụng và được lãnh đạo chấp thuận như bản thân không được bố trí công việc đúng chuyên môn, nghiệp vụ; Năng lực còn yếu kém không đáp ứng được công việc được giao; Cần tập trung vào việc học, nâng cao kiến thức, trình độ.
+ Thời gian xin nghỉ: người làm đơn cần ghi chính xác thời gian muốn xin nghỉ chính thức của mình để cơ quan nắm được và có sự thay thế nhân sự cho phù hợp.
+ Nội dung bàn giao công việc: cần ghi rõ ràng những công việc, tài sản của cơ sở tại nơi mình làm việc để tránh những khúc mắc sau này.
- Phần kết thúc: Lời cảm ơn và chữ ký.