Mẫu đơn đề nghị hưởng chế độ thương binh 2024 MỚI NHẤT

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Mẫu đơn đề nghị hưởng chế độ thương binh 2024 đầy đủ, chi tiết nhất, ngoài ra còn có các thông tin liên qua về mẫu đơn đề nghị hưởng chế độ thương binh giúp bạn đọc có thêm kiến thức về đơn, biểu mẫu.

Mẫu đơn đề nghị hưởng chế độ thương binh 2024 MỚI NHẤT

1. Mẫu đơn đề nghị hưởng chế độ thương binh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Giải quyết thêm chế độ trợ cấp

Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh ...............1.....................

1. Thông tin người đề nghị

Họ và tên: ...........................................................................................................................

Ngày tháng năm sinh: .................................... Nam/Nữ: ...................................................

CCCD/CMND số .......................... Ngày cấp .................................... Nơi cấp ...................

Quê quán: ............................................................................................................................

Nơi thường trú: ....................................................................................................................

Số điện thoại: ........................................................................................................................

Hiện đang hưởng chế độ: .....................................................................................................

Đề nghị giải quyết thêm chế độ: ...........................................................................................

2. Thông tin về chế độ thương binh

Là thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể: ........................................................................

Ngày tháng năm bị thương: ................................................................................................

Cấp bậc, chức vụ khi bị thương: .........................................................................................

Cơ quan, đơn vị khi bị thương: ............................................................................................

Đã được cấp Giấy chứng nhận thương binh số ... ngày ... tháng... năm ... của ....

3. Thông tin về chế độ bệnh binh

Là bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể: ........................................................................

Cấp bậc, chức vụ khi bị bệnh: .........................................................................................

Cơ quan, đơn vị khi bị bệnh: ............................................................................................

Đã được cấp Giấy chứng nhận bệnh binh số ... ngày ... tháng ... năm ... của ........

4. Thông tin về chế độ mất sức lao động

Tỷ lệ tổn thương cơ thể: ...................................................................................................

Theo Biên bản giám định y khoa số ... ngày ... tháng ... năm ... của Hội đồng giám định y khoa.

Đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./.

 

...., ngày... tháng... năm...
 Xác nhận của UBND cấp xã
 Ông (bà) ...................... hiện thường trú
 tại ................. và có chữ ký trên bản khai là đúng.
 QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
 (Chữ ký, dấu)
 Họ và tên


………., ngày ... tháng ... năm ..…...
 
Người khai
 (Ký, ghi rõ họ và tên)


___________________

Ghi chú:

Mục 2,3,4: Người thuộc đối tượng nào thì khai vào mục tương ứng.

1 Sở Lao động - Thương binh và xã hội nơi thường trú.

Mẫu đơn đề nghị hưởng chế độ thương binh 2024 MỚI NHẤT (ảnh 1)

2. Hướng dẫn làm mẫu đơn

– Ghi đầy đủ thông tin trong mẫu đơn

– Nội dung trình bày Trình bày về quá trình, thời gian phục vụ quân đội, nêu rõ thời gian, đơn vị và địa bàn hoạt động. Bên cạnh đó, đưa ra những thông tin về thời gian bị thương, mức độ thương tổn, tình trạng thương tật hiện nay 

– Người làm đơn (Ký và ghi rõ họ tên)

– Gửi đơn lên Phòng Lao động – Thương binh và xã hội .(Hoặc: các chủ thể khác có thẩm quyền giải quyết)

3. Thông tin pháp lý liên quan:

3.1 Các chế độ ưu đãi cơ bản đối với thương binh:

Căn cứ theo Điều 20 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005, điều này được sửa đổi bởi Khoản 13 Điều 1 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi 2012. Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng: 13. Điều 20 được sửa đổi, bổ sung, như sau: Điều 20 Các chế độ ưu đãi đối với thương binh bao gồm:

– Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động và loại thương binh;

– Bảo hiểm y tế; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào thương tật của từng người và khả năng của Nhà nước;

– Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm;

–  Được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh này; căn cứ vào thương tật và trình độ nghề nghiệp được tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động;

–  Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, được miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh này.

3.2. Chế độ ưu đãi đối với thương binh khi còn sống:

– Theo Điều 21 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005, điều này được sửa đổi bởi Khoản 14 Điều 1 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi 2012. Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng: 14. Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:

+ Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên sống ở gia đình được trợ cấp người phục vụ. Người phục vụ thương binh quy định tại khoản này được Nhà nước mua bảo hiểm y tế.

+ Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được Nhà nước mua bảo hiểm y tế cho cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.

+ Khi thương binh chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí, thân nhân được hưởng một khoản trợ cấp.

+ Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất như sau: Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; con dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng; Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ sống cô đơn không nơi nương tựa; con mồ côi cả cha mẹ dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng và trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng.

+ Con của thương binh được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh này.

+ Điều này được hướng dẫn bởi Điều 31, Điều 32 Nghị định 31/2013/NĐ-CP, căn cứ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005; Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

Chế độ ưu đãi

1. Thương binh suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 81% trở lên được hưởng phụ cấp hàng tháng.

Trường hợp có vết thương đặc biệt nặng: Cụt hoặc liệt hoàn toàn hai chi trở lên; mù hai mắt; tâm thần nặng dẫn đến không tự lực được trong sinh hoạt hưởng phụ cấp đặc biệt hàng tháng. Thương binh hưởng phụ cấp đặc biệt hàng tháng thì không hưởng phụ cấp hàng tháng.

2. Thương binh suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 81% trở lên song ở gia đình được trợ cấp người phục vụ.

3. Người bị thương được Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 5% đến dưới 21% được hưởng trợ cấp một lần.

4. Thời điểm hưởng:

a) Đối với người bị thương từ ngày Pháp lệnh có hiệu lực thì được hưởng trợ cấp hàng tháng từ tháng liền kề khi bị thương;

b) Đối với người bị thương trước ngày Pháp lệnh có hiệu lực thì được hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

5. Đối với thương binh đồng thời là bệnh binh:

a) Trường hợp đã giám định tách riêng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật thì được hưởng đồng thời trợ cấp thương binh và trợ cấp bệnh binh. Thời điểm hưởng thêm một chế độ trợ cấp được tính từ ngày Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ cấp.

b) Trường hợp đã giám định gộp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật:

Được hưởng đồng thời trợ cấp thương binh và trợ cấp bệnh binh nếu có thời gian công tác liên tục trong quân đội, công an từ đủ 15 năm trở lên hoặc chưa đủ 15 năm công tác liên tục trong quân đội, công an nhưng cộng thời gian công tác thực tế trước đó có đủ 20 năm trở lên.

Được hưởng đồng thời trợ cấp thương binh và trợ cấp bệnh binh nếu sau khi đã trừ tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật mà tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật còn từ 41% trở lên, mức trợ cấp được hưởng theo tỷ lệ suy giảm khả năng lao động đã trừ.

Được chọn hưởng một trong hai chế độ trợ cấp nếu sau khi đã trừ tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật mà tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật còn dưới 41%.

Thời điểm hưởng thêm một chế độ trợ cấp được tính từ ngày Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ cấp.

Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống