TOP 10 mẫu Bản tường trình tai nạn lao động 2024 MỚI NHẤT

Tải xuống 4 1.7 K 0

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu TOP 10 mẫu Bản tường trình tai nạn lao động 2024 đầy đủ, chi tiết nhất, ngoài ra còn có các thông tin liên qua về bản tường trình tai nạn lao động giúp bạn đọc có thêm kiến thức về đơn, biểu mẫu.

TOP 10 mẫu Bản tường trình tai nạn lao động 2024 MỚI NHẤT

1. Bản tường trình tai nạn lao động

Bản tường trình tai nạn lao động – Mẫu 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢN TƯỜNG TRÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG

Hôm nay, vào hồi.. ......giờ...... ngày.. ... tháng...... năm ...………...

Tại:………………………………………………

Chúng tôi gồm có:

 

1……………………………...........

Chức vụ: ………………………………………………

2…………………………………...

Chức vụ:……………………………………………….

3…………………………………...

Chức vụ:……………………………………………….

Cùng lập biên bản về vụ tai nạn lao động:

Của Ông/Bà

: …………………………………………………………………….

Điạ chỉ thường trú

: …………………………………………………………………….

Ngày xảy ra tai nạn

: …………………………………………………………………….

Nơi xảy ra tai nạn

: …………………………………………………………………….

     

Diễn biến vụ tai nạn (nêu sơ bộ): ……………

……………………………………………………

Nguyên nhân vụ tai nạn lao động (nêu chi tiết):

……………………………………………………

……………………………………………………

Hậu quả: …………………………………………

……………………………………………………

Những người chứng kiến vụ tai nạn lao động (nếu có):

·       Người thứ 1: ………………………………

·       Người thứ 2: ………………………………

Cam đoan: Tôi/chúng tôi cam đoan những kê khai trên là đúng sự thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin.

Biên bản/ Bản tường trình được lập xong vào hồi:.....giờ/ngày......tháng.....năm......tại......

...........................................................

Người lập

(Ký và ghi rõ họ tên)

 TOP 10 mẫu Bản tường trình tai nạn lao động 2024 MỚI NHẤT (ảnh 1)

Bản tường trình tai nạn lao động – Mẫu 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

___________________ 

BẢN TƯỜNG TRÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG

Hôm nay, vào lúc 8h ngày 19 tháng 03 năm 2023, tại Công ty Cổ phần XYZ;

Chúng tôi gồm có:

1. Ông Nguyễn Văn C;Chức vụ: giám đốc công ty cổ phần XYZ;

2. Bà Nguyễn Thị L    Chức vụ: đại diện công đoàn lao động tập thể cấp cơ sở;

3. Bà Nguyễn thị K     chức vụ: thư ký cuộc họp;

Cùng lập biên bản về vụ tai nạn lao động của ông C

Chứng minh nhân dân số: 08764345***

Ngày cấp: 10/09/2022   Nơi cấp: cục trưởng cục cảnh sát phòng chống an ninh trật tự công cộng;

Hộ khẩu thường trú: sô 1 ngõ abc Phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố hà Nội;

Chỗ ở hiện tại: Số 1, ngõ abc, Phường Mai dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Nơi xảy ra tai nạn: Nhà máy sản xuất của công ty cổ phần XYZ

Ngày xảy ra tai nạn: 15/03/2023;

Diễn biến của vụ tai nạn: Công ty cổ phần XYZ là công ty sản xuất sắt thép nên nhà máy sẽ có trang bị các hàng hoá và công nghệ, máy móc hiện đại nhưng cũng tiềm ẩn các nguy cơ gây ra tai nạn lao động. Ông C do đang vận hành máy móc thì chẳng may có một thanh thép rơi khỏi xe nên đã va trúng vào người ông C, khiến ông C bị thương nặng và nhập viện ngay tức thì.

Nguyên nhân vụ tai nạn: Do thanh sắt rơi khỏi xe trong lúc di chuyển

Hậu quả: Ông C bị tai nạn lao động và bị nhập viện 

Những người chứng kiến vụ tai nạn lao động:

- Ông Nguyễn Văn H

- Bà Lê Thị L

 Tôi cam đoan những thông tin được kê khai trên là hoàn toàn đúng sự thật và cam kết chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin.

Biên bản được lạp xong vào lúc 9h ngày 19/03/2023.

 

Xác nhận

(Chữ ký và dấu của đơn vị tham gia bảo hiểm/cơ quan chủ quản hoặc chính quyền, công an nơi xảy ra tai nạn)

 

Người lập đơn

(ký và ghi rõ họ tên)

  

2. Thế nào là tai nạn lao động 

Căn cứ theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định về tai nạn lao động, cụ thể: Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Cùng với đó, theo Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 thì người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện:

(1) Người lao động bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp:

+ Tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà pháp luật và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm: nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

+ Người lao động bị tai nạn lao động ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủ quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

+ Người lao động bị tai nạn lao động trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

(2) Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn theo quy định.

Đồng thời, pháp luật cũng có quy định các trường hợp người lao động không được hưởng chế độ tai nạn lao động từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động, cụ thể: Bị tai nạn lao động do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động; Bị tai nạn lao động do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân; Người lao động bị tai nạn lao động do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật. Như vậy, người lao động bị tai nạn lao động sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động trừ các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

3. Trợ cấp khi bị tai nạn lao động

Khi bị tai nạn lao động người lao động pháp luật quy định mức hưởng như thế nào? Đây là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Tai nạn lao động là điều không may và không một ai mong muốn, nhưng là một người lao động, bạn có quyền được hưởng trợ cấp khi gặp tai nạn lao động nên đừng bỏ qua quyền lợi chính đáng của mình nhé.

Căn cứ Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động động 2015 quy định như sau:

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.

2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:

a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.”

4. Thủ tục giải quyết tai nạn lao động 

4.1. Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động

Để hưởng chế độ tai nạn lao động thì người lao động cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ như sau:

(1) Sổ bảo hiểm xã hội;

(2) Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú;

(3) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa;

(4) Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Đối với trường hợp người lao động được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ bao gồm các tài liệu như sau: Biên bản điều tra tai nạn lao động, biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, cấp tỉnh, hoặc Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương; Biên bản giám định y khoa hay văn bản xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động hoặc tỷ lệ tổn thương cơ thể do tai nạn lao động hoặc biên bản xác định người lao động bị chết của cơ quan pháp y hoặc tuyên bố chết của tòa án đối với những trường hợp mất tích; Quyết định bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động của người sử dụng lao động (theo mẫu); Văn bản xác nhận bị tai nạn trên đường đi và trên đường về (nếu có).

4.2. Thủ tục giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động 

Căn cứ Điều 59 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 quy định về việc giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động cụ thể như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan Bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động. 

Bước 2: Trả kết quả

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động.

Trong trường hợp không giải quyết thì cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Cũng theo quy định tại Điều 61 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định về việc giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động chậm so với thời hạn thì sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật như sau:

- Trường hợp vượt quá thời hạn giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động thì phải giải trình bằng văn bản và nêu rõ lý do;

- Trường hợp giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và chi trả tiền trợ cấp chậm so với thời hạn quy định, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp sau:

+ Do lỗi của bản thân người lao động

+ Do lỗi của thân nhân của người lao động được hưởng chế độ tử tuất.

Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống