50 Bài tập Ôn tập và bổ sung về giải toán (tiếp)- Toán 5

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập Toán 5 Chương 1 Bài 12: Ôn tập và bổ sung về giải toán (tiếp). Bài viết gồm 50 bài tập với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập Toán 5. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Chương 1 Bài 12: Ôn tập và bổ sung về giải toán (tiếp). Mời các bạn đón xem:

Bài tập Toán 5 Chương 1 Bài 12: Ôn tập và bổ sung về giải toán (tiếp)

A. Bài tập Ôn tập và bổ sung về giải toán (tiếp)

I. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Lan mua 3 cái bút hết 12 000 đồng. Nếu Lan mua 6 cái bút hết 24 000 đồng. Hỏi hai đại lượng “số cái bút” và “số tiền” có quan hệ gì với nhau?

A. Là hai đại lượng tỉ lệ thuận

B.  Là hai đại lượng tỉ lệ nghịch

Câu 2: Mua 4m vải hết 96 000 đồng. Hỏi mua 8m vải như thế hết bao nhiêu tiền?

A. 24 000 đồng

B. 48 000 đồng

C. 192 000 đồng

D. 768 000 đồng

Câu 3: Bạn Lan mua 5 cái bút chì hết 15 000 đồng. Hỏi bạn Nam muốn mua 7 cái bút chì như thế thì phải trả người bán hàng bao nhiêu tiền?

A. 21 000 đồng

B. 24 000 đồng

C. 25 000 đồng

D. 30 000 đồng

Câu 4: Muốn xây xong một cái bể trong 4 ngày thì cần có 6 người. Hỏi muốn xây xong cái bể đó trong 3 ngày thì cần bao nhiêu người?

A. 4 người

B. 10 người

C. 12 người

D. 8 người

Câu 5: May 5 bộ quần áo hết 15m vải. Hỏi may 30 bộ quần áo như thế thì hết bao nhiêu mét vải?

A. 75m

B. 90m

C. 150m

D. 450m

Câu 6: Một xe tải chỉ có thể chở được 75 bao gạo, mỗi bao 40kg. Nếu chất lên xe đó loại 50kg 1 bao thì xe chở được nhiều nhất bao nhiêu bao?

A. 60 bao

B. 62 bao

C. 64 bao

D. 66 bao

Câu 7: Một bếp ăn dự trữ gạo đủ cho 84 người ăn trong 20 ngày. Nếu chỉ có 60 người ăn thì số gạo đó đủ dùng trong bao nhiêu ngày?

A. 1680 ngày

B. 72 ngày

C. 28 ngày

D. 14 ngày

Câu 8: Số dân ở một xã hiện nay là 6000 người.

a) Với mức tăng hằng năm là cứ 1000 người thì tăng thêm 27 người thì một năm sau số dân của xã đó là … người.

b) Nếu hạ mức tăng hàng năm xuống là cứ 1000 người thì tăng thêm 22 người thì một năm sau số dân của xã đó là … người

Số thích hợp điền vào chỗ chấm từ trên xuống dưới lần lượt là:

A. 6152;  6122

B. 6162;  6132

C. 6027;  6022

D. 6242;  6122

II. Bài tập tự luận

Câu 1: Một người làm trong 3 ngày được nhận 525 000 đồng tiền công. Hỏi với mức trả công như thế, nếu làm trong 7 ngày thì người đó nhận được bao nhiêu tiền công?

Câu 2: 5 người làm xong một công việc phải hết 14 ngày. Nay muốn làm xong công việc đó trong 10 ngày thì cần bổ sung thêm bao nhiêu người?

Câu 3: Một đội 12 người trong một ngày trồng được 125 cây xanh. Người ta bổ sung thêm 24 người nữa thì trong một ngày đội đó trồng được tất cả bao nhiêu cây xanh?

III. Bài tập vận dụng

Câu 1: Một gia đình gồm 3 người (bố, mẹ và một con). Bình quân thu nhập hàng tháng là 1 600 000 đồng mỗi người. Nếu gia đình đó có thêm một con nữa mà tổng thu nhập của gia đình không thay đổi thì bình quân thu nhập hàng tháng của mỗi người bị giảm đi bao nhiêu tiền?

Câu 2: Một bếp ăn dự trữ gạo đủ cho 172 người ăn trong 30 ngày. Nhưng sau đó có một số người đến thêm nên số gạo chỉ đủ ăn trong 24 ngày. Hỏi có bao nhiêu người đến thêm?

B. Lý thuyết Ôn tập và bổ sung về giải toán (tiếp)

1. Bài toán tỉ lệ thuận

a) Khái niệm đại lượng tỉ lệ thuận

Hại đại lượng tỉ lệ thuận tức là đại lượng này tăng lên bao nhiêu lần thì đại lượng kia cũng tăng lên bấy nhiêu lần và ngược lại đại lượng này giảm đi bao nhiêu lần thì đại lượng kia cũng giảm đi bấy nhiêu lần.

b) Phương pháp giải

Cách 1: Phương pháp rút về đơn vị

Bước 1: Tìm giá trị một phần (thực hiện phép tính chia)

Bước 2: Tìm giá trị nhiều phần (thực hiện phép tính nhân)

Cách 2: Phương pháp tìm tỉ số

Đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng kia gấp lên bấy nhiêu lần

Ví dụ: May 3 bộ quần áo như nhau hết 6m vải. Hỏi may 15 bộ quần áo như nhau hết bao nhiêu mét vải?

Tóm tắt

3 bộ : 6m vải

15 bộ : ...m vải?

Cách giải

(Phương pháp rút về đơn vị)

May 3 bộ quần áo hết số mét vải là:

              6:3=2(m)

May 15 bộ quần áo như nhau hết số mét vải là:

              2×15=30(m)

 (Phương pháp dùng tỉ số)

 15 bộ quần áo gấp 3 bộ quần áo số lần là:

              15:3=5 (lần)

May 15 bộ quần áo như nhau hết số mét vải là:

              6×5=30(m)

                                 Đáp số: 30m

2. Bài toán tỉ lệ nghịch

a) Khái niệm đại lượng tỉ lệ nghịch

Hại đại lượng tỉ lệ nghịch tức là đại lượng này tăng lên bao nhiêu lần thì đại lượng kia lại giảm đi bấy nhiêu lần và ngược lại.

b) Phương pháp giải

Cách 1: Phương pháp rút về đơn vị

Bước 1: Tìm giá trị một phần (thực hiện phép tính nhân)

Bước 2: Tìm giá trị nhiều phần (thực hiện phép tính chia)

Cách 2: Phương pháp tìm tỉ số

Đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng kia giảm đi bấy nhiêu lần.

Ví dụ: 8 người làm xong một công việc phải hết 10 ngày. Hỏi nếu có 16 người thì làm xong một công việc đó trong bao lâu? (Biết mỗi người đều làm việc như nhau)

Tóm tắt

8 người : 10 ngày

16 người : … ngày?

Cách giải

(Phương pháp rút về đơn vị)

1 người làm xong công việc đó trong số ngày là:

              10×8=80 (ngày)

16 người làm xong công việc đó trong số ngày là:

              80:16=5 (ngày)

 (Phương pháp dùng tỉ số)

 16 người gấp 8 người số lần là:

              16:8=2 (lần)

16 người làm xong công việc đó trong số ngày là:

              10:2=5 (ngày)

                                 Đáp số: 5 ngày

Chú ý:

- Học sinh cần đọc kĩ đề và xác định đúng bài toán là bài toán tỉ lệ thuận hay tỉ lệ nghịch, từ đó đưa ra được bài giải chính xác.
Có những bài toán ta có thể áp dụng được cả hai phương giải, nhưng có những bài nên áp dụng phương pháp tìm tỉ số hoặc rút về đơn vị, học sinh cần đọc kĩ đề và chọn phương pháp giải hợp lý cho từng bài tập.

Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống