TOP 5 mẫu Tóm tắt Viếng lăng Bác 2023 nhanh nhất, ngắn gọn

Tải xuống 2 2.2 K 0

Tài liệu tóm tắt Viếng lăng Bác môn Ngữ văn lớp 9 ngắn gọn, chi tiết gồm có 5 bài tóm tắt tác phẩm Viếng lăng Bác hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 9.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Tóm tắt Viếng lăng Bác

Bài giảng: Viếng lăng Bác

Tóm tắt Viếng lăng bác (mẫu 1)

Bài thơ “Viếng lăng Bác” được sáng tác năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác. Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.

Tóm tắt Viếng lăng bác (mẫu 2)

Có những tình cảm trong cuộc sống có ý nghĩa vô cùng với tâm hồn mỗi người. Đó là tình yêu ruột thịt, là tình bạn bè, anh em, đồng chí. Những tưởng không có sợi dây nào gắn kết những con người tưởng chừng xa lạ, nhưng luôn ấm áp tình thương. Ấy là người con miền Nam- Viễn Phương với trái tim thành kính hướng về người cha già. Người cha không cùng một dòng máu nhưng Người là cha chung của toàn dân tộc Việt Nam. Viếng lăng Bác ra đời là tấm lòng người con gửi đến cha.

Tóm tắt Viếng lăng bác hay, ngắn gọn (5 mẫu) (ảnh 1)

Tóm tắt Viếng lăng bác (mẫu 3)

Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành, Viễn phương ra Bắc thăm Bác, nhà thơ đã viết bài thơ này và được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978. Bài thơ là dòng cảm xúc nghẹn ngào của tác giả khi đến thăm lăng, nó còn là một nén hương thơm dâng lên chủ tịch Hồ Chí Minh. hơ Viễn Phương thật nhẹ nhàng, gần gũi, như chính con người Bác vậy. Giản dị trong lời thơ, trong hình ảnh, và giản dị cả trong chính những ước nguyện thân thương và thiêng liêng gửi đến Người.

Tóm tắt Viếng lăng bác (mẫu 4)

Bác Hồ - người con của non sông đất Việt với những vẻ đẹp được kết tinh bởi một trí tuệ sâu rộng và nhân cách lớn lao với tình thương bao la, thiết tha dành cho nhân dân, cho nhân loại. Bởi vậy mà có biết bao câu chuyện kể về Người mãi chẳng thể nào quên, bao khúc ca viết về Người đầy tự hào và kính trọng. Và có biết bao lời thơ chân thành dành tặng Bác đi vào lòng mỗi người thật nhẹ nhàng tự nhiên. Bài thơ "Viếng lăng Bác" của nhà thơ Viễn Phương là những vần thơ tuyệt vời như thế, tác phẩm đã nói lên tiếng lòng của tác giả cũng như bao người con miền Nam gửi đến Bác trong niềm tiếc thương và nỗi nhớ mong khôn nguôi về Người.

Tóm tắt Viếng lăng bác (mẫu 5)

Bằng cảm xúc chân thực, bằng ngôn ngữ gợi cảm, hình ảnh quen thuộc giàu chất tạo hình Viễn Phương đã thể hiện tấm lòng mình qua bài thơ: "Viếng Lăng Bác". Bài thơ ra đời năm 1976 khi lần đầu tiên sau khi giải phóng miền Nam, Viễn Phương đã ra thăm lăng Bác. Bài thơ rất ngắn gọn, cú tích nhưng có sức gợi tạo nên xúc động cho người đọc. Ngôn ngữ tuôn trào theo dòng cảm xúc chân thành tha thiết. Tình cảm nhà thơ thể hiện trong bài theo em không chỉ là của riêng tác giả mà đó còn là tình cảm chung của tất cả nhân dân miền Nam đối với Bác. Bài thơ cho chúng ta thấy được lòng kính yêu tha thiết của nhân dân miền Nam đối với Bác.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Viễn Phương (1928 - 2005), tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, quê ở tỉnh An Giang.

- Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông hoạt động ở Nam Bộ.

- Viễn Phương là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng Văn nghệ giải phóng miền Nam trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước.

- Một số tác phẩm chính: Chiến thắng hòa bình (trường ca, 1952), Anh hùng mìn gạt (truyện kí, 1968), Mắt sáng học trò (thơ, 1970), Như mây mùa xuân (1978), Quê hương địa đạo (truyện và kí, 1981), Sắc lụa Trữ La (1988)...

2. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Năm 1976, sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội cũng vừa được khánh thành.

- Viễn Phương nhân dịp này ra thăm miền Bắc và vào lăng viếng Bác Hồ. Ông dã sáng tác bài thơ Viếng lăng Bác và in trong tập Như mây mùa xuân (thơ, 1978).

2. Bố cục      

- Khổ 1: Cảm xúc của tác giả trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng

- Khổ 2: Cảm xúc trước đoàn người vào lăng viếng Bác

- Khổ 3: Cảm xúc khi vào lăng, nhìn thấu di hài Bác

- Khổ 4: Những tình cảm, cảm xúc trước lúc ra về

3. Nội dung chính

Bài thơ là cảm xúc của tác giả trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng, cảm xúc trước đoàn người vào lăng viếng Bác. Cảm xúc khi vào lăng, nhìn thấu di hài Bác và những tình cảm, cảm xúc trước lúc ra về

4. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả

5. Thể thơ: Thể thơ 8 chữ

6. Giá trị nội dung

- Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. 

7. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ bảy chữ

- Giọng điệu thơ trang trọng tha thiết

- Nhiều hình ảnh thơ đẹp lãng mạn gợi nhiều xúc cảm

Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống