Tài liệu tóm tắt Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang môn Ngữ văn lớp 9 ngắn gọn, chi tiết gồm có 9 bài tóm tắt tác phẩm Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 9.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Bài giảng: Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang
Tóm tắt Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (mẫu 1)
Đe-ni-ơn Đi-phô (1660 – 1731) là nhà văn Anh, sinh ra và lớn lên ở Luân Đôn, trong một gia đình buôn bán nhỏ. Tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô nhan đề đầy đủ là Cuộc đời và những chuyện phiêu lưu kì lạ của Rô-bin-xơn Cru-xô. Tác phẩm được viết dưới hình thức tự truyện mà nhân vật chính là Rô-bin-xơn.
Tóm tắt Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (mẫu 2)
Robinson là người ưa hoạt động và ham thích phiêu lưu, say sưa đi đến những miền đất lạ, bất chấp sóng to gió lớn và những nỗi hiểm nguy. Vào ngày 1 tháng 9 năm 1659 Robinson nghe bạn bè rủ rê xuống chiếc tàu có trọng tải 120 tấn, có 6 khẩu đại bác và 14 người, đi châu Phi trong một chuyến buôn bán đổi chác lớn. Không may, chuyến đi được chuẩn bị kỹ càng này lại kết thúc trong bi thảm do tàu bị đắm. Xác tàu dạt vào gần bờ một đảo hoang và chỉ một mình Robinson sống sót.
Tóm tắt Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (mẫu 3)
Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang chỉ là một đoạn ngắn trong cả một cuốn tiểu thuyết dài. Đoạn trích là bức chân dung tự họa khá cụ thể và đầy đủ của nhân vật Rô-bin-xơn. Bức chân dung tự họa được tác giả miêu tả bằng bốn đoạn văn. Đoạn thứ nhất: Nhân vật tự giới thiệu. Đoạn thứ hai và thứ ba: Trang phục của Rô- bin-xơn. Đoạn thứ tư: Diện mạo của Rô-bin-xơn. Có người đã từng ngợi ca, đoạn văn Rô-bin-xơn ngoài hoang đảo là bài ca lao động sáng tạo hào hùng của con người. Rô-bin-xơn đã phiêu lưu và mạo hiểm. Cái vĩ đại và đáng quý nhất ở anh là anh đã sống đẹp như một con người chân chính.
Tóm tắt Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (mẫu 4)
Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang trích chương 10 tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô của nhà văn Đi-phô người Anh trong thế kỉ XVIII. Tác phẩm lúc đầu mang một cái tên dài Cuộc đời và những chuyện phiêu lưu kỳ lạ của Rô-bin-xơn Cru-xô. Phiêu lưu và tự truyện là hai tính chất nổi bật của tác phẩm này. Đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang cũng như toàn bộ cuốn tiểu thuyết thấm nhuần một vẻ đẹp nhân văn, vừa cảm thông với sự rủi ro, bất hạnh của một con người, vừa ca ngợi sức sống mạnh mẽ, đầy nghị lực và sáng tạo của một thanh niên giữa một thiên nhiên hoang dã, ngoài hoang đảo! Rô-bin-xơn hiện lên với tất cả sức mạnh của con người. Anh đã khẳng định và cho mọi người tìm được một bài học: Dám sống và biết cách sống; sống một cách mạnh mẽ, dũng cảm và sáng tạo trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Tóm tắt Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (mẫu 5)
Rô-bin-xơn là một thanh niên cường tráng, dũng cảm ưa mạo hiểm, khao khát đi tới những miền đất lạ, thích vượt trùng dương. Chàng đi xuống tàu tại thương cảng Hơn, theo bạn đi Luân Đôn. Tàu bị đắm tại Yác-mao. Chẳng nhụt chí trước tai họa, chẳng mềm lòng trước lời kêu khóc của mẹ cha, Rô-bin-xơn làm quen với một thuyền trưởng tàu buôn đi sang Ghi-nê. Có một tí vốn, 4 năm sau lại cùng bạn xuống tàu buôn đi Ghi-nê. Tàu gặp bão, bị đắm. Hầu hết đều chết, chỉ còn Rô-bin-xơn may mắn sống sót. Tàu đắm dạt vào một nơi gần đảo hoang. Chàng tìm cách lên đảo, làm lán trại chuyên chở mọi thứ còn lại trên tàu đắm, từ khẩu súng, viên đạn đến lương thực lên đảo. Chàng săn bắn, kiếm ăn, trồng trọt, nuôi dê, làm đủ nghề như đan lát, nặn gốm v.v... để duy trì cuộc sống đơn độc trên đảo hoang.
Tóm tắt Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (mẫu 6)
Rô-bin-xơn là một chàng trai dũng cảm người Anh, ưa mạo hiểm, khao khát đến những vùng đất lạ. Một lần bị bão đắm tàu, chàng một mình sống sót dạt vào đảo hoang. Chàng lên đảo, làm lán trại, săn bắn, kiếm ăn,...để duy trì cuộc sống trên đảo. Đến năm thứ 25, Rô-bin-xơn do tình cờ cứu được một tù binh da đen sắp bị thổ dân hành hình, chàng đặt tên cho nạn nhân là Thứ Sáu. Ít lâu sau, chàng lại cứu được hai tù binh, từ đó hoang đảo có 4 người. Một hôm có chiếc tàu ghé đến đậu sau đảo hoang. Bọn thủy thủ nổi loạn trói thuyền trưởng, thuyền phó giải lên bờ định giết. Chàng cứu vị thuyền trưởng và họ trở về Tổ quốc.
Tóm tắt Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (mẫu 7)
Rô-bin-xơn là người ưa hoạt động và ham thích phiêu lưu, say sưa đi đến những miền đất lạ, bất chấp sóng to gió lớn và những nỗi hiểm nguy. Vào ngày 1 tháng 9 năm 1659 Rô-bin-xơn nghe bạn bè rủ rê xuống chiếc tàu có trọng tải 120 tấn, có 6 khẩu đại bác và 14 người, đi châu Phi trong một chuyến buôn bán đổi chác lớn. Không may, chuyến đi được chuẩn bị kỹ càng này lại kết thúc trong bi thảm do tàu bị đắm. Xác tàu dạt vào gần bờ một đảo hoang và chỉ một mình Robinson sống sót. Tại đây, Rô-bin-xơn vớt vát từ xác của tàu đắm được gạo, lúa mạch, thịt dê, đường, súng, búa rìu v.v. để bắt đầu cuộc sống cô độc. Rô-bin-xơn dựng lều, săn bắn kiếm ăn, rồi dần dần trồng lúa mạch và ngô, nuôi được dê lấy thịt, làm những nồi đất để đựng nước, hạ được cây cổ thụ để đục thành một chiếc thuyền độc mộc. Qua thời gian sống ở đảo hoang (hơn 28 năm), nhiều chuyện xảy ra với Rô-bin-xơn, quạn trọng nhất là gặp Friday và 2 người Tây - Ban - Nha, Rô-bin-xơn đã trở về với thế giới loài người. Sau một khoảng thời gian khá dài, Rô-bin-xơn học cách thân thiện trở lại với thế giới ấy. Rô-bin-xơn lấy vợ và có ba đứa con, chấm dứt khao khát phiêu lưu kỳ thú và gian truân, Rô-bin-xơn an phận với cuộc sống bình thường không chút âu lo đến cuối đời.
Tóm tắt Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (mẫu 8)
Đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang là bức tranh tự họa kể về cuộc sống gian khổ của của Rô-bin-xơn khi một mình lạc ở đảo hoang, thông qua đó thể hiện tinh thần lạc quan của nhân vật trước hoàn cảnh khó khăn.
Tóm tắt Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (mẫu 9)
Đê-ni-ơn Đi-phô đã sáng tạo ra nhân vật Rô-bin-xơn đầy khát vọng phiêu lưu, khát khao chinh phục những miền đất mới là tinh thần cốt lõi của thời kỳ ánh sáng. Năm 1659 Rô-bin-xơn cùng bạn rủ nhau lên mộ con tàu có trọng tải lớn, 6 khẩu đại bác và 14 người đi châu Phi trong một chuyến buôn. Chẳng may tàu bị đắm, dạt vào bờ một hòn đảo hoang và chỉ còn Rô-bin-xơn. Để nghĩ cách sinh tồn, chàng liền vớt xác lương thực, lúa mì và thịt dê lên bờ. Rô-bin-xơn dựng lều, săn bắn kiếm mồi rồi trồng lúa, trồng ngô nuôi dê lấy thịt,… Qua thời gian dài, hơn 28 năm sống ở đảo hoang có cơ duyên gặp được thứ 6 và 2 người Tây Ban Nha chàng được trở về thế giới loài người. Trở về, chàng lấy vợ và sinh con chấm dứt cuộc hành trình dài.
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
- Đe-ni-ơn Đi-phô (1660- 1731).
- Là nhà văn lớn của Anh thế kỉ XVIII.
- Đến với tiểu thuyết khá muộn, khi đã gần sáu mươi tuổi.
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Văn bản “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” trích từ tiểu thuyết "Rô-bin-xơn Cru-xô" (1719).
2. Bố cục: 4 phần
- Phần 1 (Từ đầu....... của chúng tôi dưới đây): Rô-bin-xơn tự cảm nhận về chân dung của mình.
- Phần 2 (tiếp theo ....... chẳng khác gì áo quần của tôi): trang phục của Rô-bin-xơn.
- Phần 3 (Từ “Quanh người tôi…” đến “bên khẩu súng của tôi”): trang bị của Rô-bin-xơn.
- Phần 4 (còn lại): diện mạo của Rô-bin-xơn
3. Phương thức biểu đạt
- Tự sự, miêu tả.
4. Ngôi kể
- Ngôi thứ nhất.
5. Giá trị nội dung
- "Rô-bin-xơn Cru- xô” là một cuốn tiểu thuyết phiêu lưu viết dưới hình thức tự truyện của nhân vật Rô-bin-xơn. Rô-bin-xơn là một mẫu người lí tưởng rất đẹp như thích mạo hiểm, nhiều hoài bão, có nghị lực phi thường, có tinh thần quả cảm, có khả năng và sức mạnh lao động sáng tạo để tự làm chủ cảnh ngộ, khắc phục khó khăn, chiến thắng thiên nhiên. Tình yêu thương đồng loại là một nét rất đẹp trong tâm hồn con người bất hạnh này.
- Qua nhân vật Rô-bin-xơn, nhà văn Đi-phô muốn khẳng định một ý tưởng: Bản lĩnh phi thường nhất định phát huy sức mạnh và trí tuệ để cải tạo hoàn cảnh, bắt thiên nhiên phục vụ cuộc sống con người. Trước cảnh ngộ khắc nghiệt, phải biết sống và sống lạc quan. Cuốn tiểu thuyết này đã ca ngợi tấm gương sáng của Rô-bin-xơn, rất hấp dẫn với lớp trẻ chúng ta.
6. Giá trị nghệ thuật
- Nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật.
- Lựa chọn cách kể, tả từ ngôi thứ nhất – nhân vật tự hoạ bức chân dung của mình.
- Ngôn ngữ và giọng điệu kể tự nhiên, có chất hài hước.