TOP 5 mẫu Tóm tắt Nói với con 2023 nhanh nhất, ngắn gọn

Tải xuống 2 1.8 K 0

Tài liệu tóm tắt Nói với con môn Ngữ văn lớp 9 ngắn gọn, chi tiết gồm có 5 bài tóm tắt tác phẩm Nói với con hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 9.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Tóm tắt Nói với con

Bài giảng: Nói với con

Tóm tắt Nói với con (mẫu 1)

Bài thơ được sáng tác năm 1980, khi đất nước mới hòa bình thống nhất nhưng gặp rất nhiều khó khăn thiếu thốn. Từ hiện thực ấy nhà thơ sáng tác bài thơ như lời tâm sự, động viên chính mình đồng thời nhắc nhở con cái sau này.

Tóm tắt Nói với con (mẫu 2)

Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống, niềm tự hào về quê hương, dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc đến tình cảm đẹp đẽ với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

Tóm tắt Nói với con hay, ngắn gọn (5 mẫu) (ảnh 1)

Tóm tắt Nói với con (mẫu 3)

Y Phương đã vận dụng lối diễn đạt của người dân tộc, thiên về cách nói cụ thể, vừa sinh động, khái quát mà vẫn không kém phần thi vị về vẻ đẹp cuộc sống lao động của người miền núi. Bài thơ được làm theo thể thơ tự do phóng khoáng làm cho cảm xúc cụ thể, rõ ràng, giọng điệu thơ trìu mến, thiết tha. Ngôn ngữ thơ cụ thể, hàm súc, nhiều ý nghĩa, hình ảnh thơ độc đáo sinh động mang đậm bản sắc thơ ca miền núi cũng là những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.

Tóm tắt Nói với con (mẫu 4)

Bài thơ ra đời cuối những năm bảy mươi của thế kỉ XX, khi cả đất nước đứng trước hiện thực khó khăn sau chiến tranh. Với hai mươi tám câu thơ tự do, bài thơ có thể chia làm hai phần. Mười một câu thơ đầu là tình cảm gia đình, quê hương đầm ấm, tươi vui. Mười bảy câu còn lại là truyền thống nghĩa tình, sức sống mạnh mẽ của người đồng mình và mong muốn của người cha. Gia đình, quê hương là cái nôi đầu đời của mỗi con người. Tình cảm gia đình, quê hương là sợi dây vô hình níu giữ bước chân của những con người xa quê với cội nguồn. Với giọng điệu tâm tình nhỏ nhẹ, Y Phương cho ta cảm nhận niềm hạnh phúc gia đình bình dị mà ai trong chúng ta cũng từng được trải qua.

Tóm tắt Nói với con (mẫu 5)

Nhà thơ Y Phương đã đem đến trong những sáng tác của mình niềm tự hào và lòng biết ơn sâu nặng đối với quê hương cùng sự đề cao những giá trị văn hóa dân tộc. Điều này đã được thể hiện qua hàng loạt sáng tác của ông, tiêu biểu là bài thơ "Nói với con". Qua bài thơ này, tác giả đã gửi gắm lời tâm sự thiết tha, tâm tình đầy ý nghĩa về cội nguồn sinh ra, lớn lên và nuôi dưỡng con người. Đồng thời thể hiện niềm tự hào về những phẩm chất cao quý của quê hương và để lại những lời khuyên mộc mạc, chân thành nhưng ẩn chứa những bài học triết lý sâu sắc. Bài thơ "Nói với con" chứa đựng một thế giới ấm áp và chứa chan tình yêu thương của gia đình và quê hương.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Y Phương sinh năm 1948.

- Tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, người dân tộc Tày.

- Quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

- Năm 1968, ông nhập ngũ và phục vụ trong quân đội đến năm 1981 thì chuyển về công tác ở Sở Văn hóa - thông tin tỉnh Cao Bằng.

- Năm 1993, ông là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng. , Ủy viên BCH Hội Nhà văn Việt Nam khóa VI.

- Năm 2007, Y Phương được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

- Thơ ông mạnh mẽ, chân thật và trong sáng với cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.

- Một số tác phẩm: Nói với con (1980), Người núi hoa (1982), Tiếng hát tháng giêng (1986), Lửa hồng một góc (1987), Lời chúc (1991), Đàn then (1996), Thơ Y Phương (2002)...

2. Tác phẩm

1. Thể thơ

Bài thơ “Nói với con” được sáng tác theo thể thơ tự do.

2. Bố cục

- Đoạn 1: Con lớn lên trong tình yêu thương, sự giúp đỡ của cha mẹ , trong cuộc sống lao động của quê hương

- Đoạn 2: Lòng tự hào về sức sống bền bỉ, manh mẽ về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con sẽ kế tục những truyền thống đáng quý

3. Nội dung chính

Bài thơ nói đến sự lớn lên của con trong tình yêu thương, sự giúp đỡ của cha mẹ , trong cuộc sống lao động của quê hương. Từ đó khẳng định lòng tự hào về sức sống bền bỉ, manh mẽ về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con sẽ kế tục những truyền thống đáng quý

4. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả.

5. Thể thơ: Thơ tự do

6. Giá trị nội dung

Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống, niềm tự hào về quê hương, dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc đến tình cảm đẹp đẽ với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống

7. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ tự do, các hình ảnh thơ đẹp, sử dụng các biện pháp tu từ quen thuộc,…

- Nhịp điệu lúc nhẹ nhàng bay bổng, khi khúc chiết rành rột, lúc mạnh mẽ âm vang à lời khuyên của cha thấm sâu vào con.

- Ngôn ngữ thơ cụ thể, hàm súc, nhiều ý nghĩa, hình ảnh thơ độc đáo sinh động mang đậm bản sắc thơ ca miền núi cũng là những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.

 

Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống