TOP 10 mẫu Tóm tắt Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới 2024 hay, ngắn gọn

Tải xuống 2 3.8 K 0

Tài liệu tóm tắt Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới môn Ngữ văn lớp 10 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn gọn, chi tiết gồm có 10 bài tóm tắt tác phẩm Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 10.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Tóm tắt Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới

Bài giảng: Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới - Kết nối tri thức

Tóm tắt bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới - Mẫu 1

Văn bản kể về ba vị thần thần Trụ trời, thần Sét, thần Gió mỗi vị thần mang những hình dáng, đặc điểm và những việc làm khác nhau. Nhằm cai quản thế giới tự nhiên của con người. Từ đó phản ánh suy nghĩ và mơ ước của con người về cuộc sống tự nhiên xung quanh mình.

Tóm tắt bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới - Mẫu 2

Văn bản “Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới” đã lý giải về sự hình thành của thế giới tự nhiên thông qua các vị thần. Mỗi vị thần có một quyền năng đặc biệt, đảm bảo sự sống cho trái đất. Truyện về các vị thần đã phản ánh quan niệm nhận thức của con người thời cổ về thế giới xung quanh và thể hiện khao khát chinh phục tự nhiên.

Tóm tắt bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới - Mẫu 3

Văn bản “Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới” đã lý giải về sự hình thành của thế giới tự nhiên thông qua các vị thần. Mỗi vị thần có một quyền năng đặc biệt, đảm bảo sự sống cho trái đất. Truyện về các vị thần đã phản ánh quan niệm nhận thức của con người thời cổ về thế giới xung quanh và thể hiện khao khát chinh phục tự nhiên.

Tóm tắt bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới - Mẫu 4

Văn bản là những lý giải về sự hình thành của thế giới tự nhiên của người xưa. Mỗi vị thần có một quyền năng đặc biệt, tạo sự sống cho trái đất. Truyện về các vị thần đã phản ánh quan niệm nhận thức của con người thời cổ về thế giới xung quanh và thể hiện khao khát chinh phục tự nhiên.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác phẩm

THẦN TRỤ TRỜI

Thuở ấy chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một đám hỗn độn tối tăm và lạnh lẽo. Lúc đó tự nhiên có một ông thần thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể, chân thần bước một bước cứ như bây giờ là từ tỉnh này qua tỉnh nọ hay là từ đỉnh núi này sang đỉnh núi kia.

Thần ở trong đám mờ mịt hỗn độn đó không biết đã từ bao lâu, đến một hôm bỗng đứng dậy dùng đầu đội trời lên rồi đào đất, đá đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời. Cột càng được thần đắp cao lên chừng nào thì trời tựa như một tấm màn lớn được nâng cao lên chừng ấy. Thần cứ một mình cây cục đắp, cột đá càng cao chót vót càng đẩy trời lên mãi.

Từ đó trời đất phân ra làm hai. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời ở trên như cái bát úp, chỗ giáp giới giữa trời và đất gọi là chân trời. |

Khi bầu trời đã cao vừa ý và đã khô cứng rồi, không hiểu sao thần lại phá cột đá đi. Thần ném vung đá và đất đi khắp mọi nơi mọi chỗ. Mỗi hòn đá văng ra bấy giờ thành một hòn núi hay một hòn đảo. Đất tung tóe mọi nơi thành cồn đổi, thành cao nguyên. Vì thế mà bây giờ mặt đất chỗ cao, chỗ thấp không được bằng phẳng. Chỗ thần đào lên để lấy đất đã đắp cột bây giờ là biển cả.

Cột đó bây giờ không còn. Sau này người hạ giới vẫn cho núi Thạch Môn), là di tích của cột đó; người ta gọi nó là Cột chống trời (Kinh thiên trụ) cũng có người gọi là núi Không Lộ (đường lên trời) hay gọi là núi Khổng Lồ.

Không hiểu sau đó rồi vị thần ấy chết hay sống, hay là trở thành Ngọc Hoàng. Việc đó không thấy dân gian kể đến. Nhưng chắc rằng cũng cách khoảng thời gian ấy không lâu có một vị thần có tên là Ngọc Hoàng hay ông Trời cai quản tất cả mọi việc trên trời dưới đất.

Sau thần Trụ Trời phân khai trời đất thì có một số thần khác được phân công hoặc lên trời hoặc xuống đất để tiếp tục công việc kiến thiết ra thế giới. Nào thần làm sao, nào thần đào sông, nào thần tát biển, thần nghiền cát nghiền sỏi, thần trồng cây,...

Vì thế mà trong nhân dân ta có câu hát hiện còn lưu hành:

Nhất ông đếm cát,

Nhì ông tát bể (biển),

Ba ông kể sao,

Bốn ông đào sông,

Năm ông trồng cây,

Sáu ông xây rú,

Bảy ông trụ trời...

Câu hát ấy chỉ là để so sánh tài năng của các thần nhưng cũng cho ta biết một phần nào công việc hồi khai thiên lập địa.

THẦN SÉT

Trong đám tướng lĩnh của Ngọc Hoàng trước tiên phải kể thần Sét. Thần Sét có danh hiệu là Thiên Lôi, cũng có khi được gọi là ông Sấm. Thần có mặt mũi rất nanh ác, tiếng quát tháo rất dữ dội. Thần chuyên một việc thi hành luật pháp ở trấn gian. Hành động của thần phản ánh sự thịnh nộ của Ngọc Hoàng. Thần có một lưỡi búa đá. Khi xử án kẻ nào dù là người, là vật, là cây cỏ thì thần tự mình nhảy xuống tận nơi trỏ ngọn cờ vào đầu tội nhân rồi dùng lưỡi búa bổ xuống đầu. Có khi xong việc, thần không mang lưỡi búa lên theo mà quẳng luôn tại đó. Thần thường ngủ về mùa đông, vào khoảng tháng Hai, tháng Ba mới lại dậy làm việc.

Tính thần Sét rất nóng nảy: hễ Ngọc Hoàng sai là đi ngay, hễ thấy là đánh liền cho nên cũng có lúc làm cho người, vật chết oan. Vì thế mà thần Sét đã có lúc bị Ngọc Hoàng phạt vì đánh lầm giết hại kẻ vô tội. Người ta kể chuyện: có lần thần bị bắt nằm im một nơi không cựa quậy trong một đám rừng ở thiên đình. Con gà thần của Ngọc Hoàng được lệnh thỉnh thoảng lại mổ một cái làm cho thần đau nhói cả người nhưng không biết làm thế nào được. Khi được Ngọc Hoàng tha, thần có thói quen là hễ thấy hoặc nghe tiếng gà là giật mình. Mỗi lần có chớp rạch, biết thần Sét sắp xuống, người hạ giới thường bắt chước tiếng gọi gà để dọa thần có lẽ cũng vì cớ đó.

Thần sét kể re thì cục oai, cục dữ, nhưng không ai có thể tưởng tượng được rằng thần bị thua Cường Bạo Đại vương. Mặc dầu ông Cường Bạo sau rồi cũng bị thần Sét danhd chết nhưng câu chuyện này đã một dạo làm cho cả thiên đình xấu hổ.

THẦN GIÓ

Thần Gió có một hình dạng kì quặc. Thần không có đầu. Bảo bối của thần là một thứ quạt màu nhiệm. Thần sẽ làm gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay mau tuỳ theo lệnh Ngọc Hoàng. Khi thần Gió phối hợp với thần Mưa, có khi cả thần Sét nữa cùng hoạt động là những lúc đáng sợ nhất. Thỉnh thoảng thần xuống hạ giới đi chơi vào những buổi tối trời. Đó là lúc giữa đồng bằng tự nhiên nổi lên trận gió xoáy, dân gian thường gọi là thần Cụt Đầu.

Thần Gió có một đứa con còn nhỏ hay nghịch ngợm. Người ta kể chuyện có một hôm thần đi vắng, đứa con ở nhà giở quạt của cha làm gió thổi chơi. Lúc ấy ở hạ giới có một người vì mất mùa đói khổ, tìm không ra cái ăn Hôm đó, trong nhà lại có vợ đau nặng, ông ta phải cất công đi rất xa hơn một ngày đường mới xin được một bát gạo để về nấu cháo cho vợ. Về đến nhà, ông mang gạo xuống ao để vo. Lúc đó trời quang mây tạnh. Đột nhiên trận gió do con thần Gió quạt lên tứ tung làm cho bát gạo của người kia

đựng trong rá văng xuống ao.

Người nọ khóc lóc thảm thiết, không biết bắt đền ai, căm túc thần Gió vô hạn, quyết tâm kiện lên thiên đình. Ngọc Hoàng nghe rõ câu chuyện mới đòi thần Gió đến quở trách. Thần Gió thú thật là có đứa con ở nhà nghịch bậy. Ngọc Hoàng cho đó là tội không thể tha thứ được, liền đày con thần Gió xuống trần, bắt đi chăn trâu cho người mất gạo kia. Sau đó ít lâu, Ngọc Hoàng lại bắt con thần Gió hoá làm cây ngải để báo tin gió cho thiên hạ. Người hạ giới thường gọi là cây ngải gió hoặc cây ngải tướng quân. Mỗi lần cây ngải gió cuốn bông cuốn lá lại, người hạ giới biết là trời sắp nổi gió, nổi mưa. Lại mỗi lần trâu bị cảm gió, người ta thường lấy lá cây ngải để chữa, vì cho rằng nó có kinh nghiệm về bệnh của trâu trong thời gian giữ trâu cho người mất gạo.

2. Thể loại thần thoại

- Cho đến nay, thần thoại đã bị mai một ít nhiều nhưng vẫn là một di sản phong phú với hàng trăm truyện kể của người kinh và các dân tộc thiểu số

- Trong một số bộ sách mang tính chất sưu tầm, tuyển tập, nhiều thần thoại đã được đặt lẫn với các truyền thuyết, cổ tích, do vậy, màu sắc riêng của thần thoại ít nhiều bị làm mờ nhạt.

- Thần thoại Việt Nam gồm có hai nhóm:

+ Thần thoại suy nguyên:

     - Có cách hình dung, lí giải về sự hình thành thế giới tự nhiên, nguồn gốc con người và vạn vật rất gần gũi với các hệ thống thần thoại

     - Nhân vật chính là các vị thần sáng tạo thế giới: trời đất, mặt trời, mặt trăng, sông biển, mưa gió, sấm, sét, muôn loài.

+ Thần thoại sáng tạo:

     - Nhân vật chính là các anh hùng thần thoại, anh hùng văn hóa

     - Kì tích của họ phản ánh vẻ đẹp riêng của cuộc sống lao động, tín ngưỡng và văn hóa của từng cộng đồng.

3. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

Thần trụ trời

Theo Nguyễn Đổng Chi -Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003, tr 67-69

Thần sét

Theo Nguyễn Đổng Chi -Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,Sđd tr 87-88

Thần gió

Theo Nguyễn Đổng Chi -Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,Sđd, tr 93-94

4. Bố cục Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới

Văn bản Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới gồm có 3 văn bản nhỏ:

- Văn bản 1: Thần Trụ Trời

- Văn bản 2: Thần Sét

- Văn bản 3: Thần Gió

5. Giá trị nội dung của Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới

- Văn bản phản ánh quá trình hình thành trời đất, sấm sét, gió của nhân loại với những câu chuyện thú vị

- Thể hiện niềm tin vào tín ngưỡng, trời đất, thế giới tự nhiên và văn hóa tâm linh của con người

6. Giá trị nghệ thuật của Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới

- Cách xây dựng nhân vật độc đáo, mang đặc trưng của thể loại thần thoại

- Hình tượng nhân vật tiêu biểu, điển hình

- Văn phong, cách diễn đạt mạch lạc, dễ hiểu

- Ngôn từ thuần Việt.

Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống