Giáo án Sinh học 6 Bài 37: Tảo mới nhất - CV5512

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 6 Bài 37: Tảo mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

 Giáo án Sinh 6
Tiết 45 Ngày soạn:
03.02.2011
CHƯƠNG VIII: CÁC NHÓM THỰC VẬT
Bài 37: TẢO
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu rõ được môi trường sống và cấu tạo của tảo thể hiện tảo là thực vật bậc thấp.
- Phân biệt được tảo có dạng giống cây (rong mơ) với 1 cây xanh thực sự.
- Trình bày được lợi ích thực tế của tảo.
2. Kỹ năng: Quan sát, nhận biết và so sánh.
II. Đồ dùng dạy - học: tranh vẽ hình 37.1, 2, 3, 4 sgk.
III. Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Cây sống trong môi trường nước thường có những đặc điểm hình thái như thế nào?
- Nêu 1 vài ví dụ về sự thích nghi của các cây ở cạn với môi trường?
- Các cây sống trong những môi trường đực biệt (Sa mạc, đầm lầy) có những đặc
điểm gì? Cho vài ví dụ?
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của tảo

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1/ Quan sát tảo xoắn:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận.
- Tảo xoắn có hình dạng như thế nào?
- Tảo xoắn có cấu tạo ra sao?
- Thể màu là gì?
- HS quan sát tranh, đọc thông tin và thảo
luận nhóm, trả lời câu hỏi.
Sợi tảo xoắn lại.
Tảo xoắn gồm nhiều tế bào tạo thành sợi.
Mỗi tế bào có thể màu, vách tế bào và nhân.
Là thể chứa diệp lục.


Giáo án Sinh 6

- Tảo xoắn sinh sản bằng cách nào?
2/Quan sát rong mơ:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin
kết hợp quan sát H37.2
trả lời câu hỏi.
- Nêu đặc điểm của rong mơ?
- GV: rong mơ chưa có thân, lá, rễ thật sự vì
ở các bộ phận đó chưa phân biệt các loại mô,
chưa có mô dẫn
sống dưới nước.
(?) So sánh hình dạng ngoài của rong mơ
và cây bàng?
Sinh sản bằng 2 cách
+ Sinh sản sinh dưỡng: Đứt ra từng đoạn sợi
thành tảo mới.
+ Sinh sản tiếp hợp: 2 tế bào gần nhau kết
hợp thành hợp tử, từ đó cho ra sợi tảo mới.
Đặc điểm của rong mơ:
+ Giống 1 cái cây với thân, lá, quả nhưng
không phải là thân, lá, rễ thật sự.
+ Có màu nâu.
Giống nhau: Hình dạng giống 1 cái cây.
Khác: rong mơ chưa có rễ, thân, lá thực sự.
Kết luận:
a/ Tảo xoắn: (tảo nước ngọt)
- Cơ thể của tảo xoắn là 1 sợi gồm nhiều tế bào hình chữ nhật nối tiếp nhau.
- Cấu tạo tế bào gồm có thể màu, vách tế bào và nhân. Thể màu chứa chất diệp lục.
- Sinh sản: 2 cách.
+ Sinh sản sinh dưỡng: Đứt ra từng đoạn sợi thành những tảo mới.
+ Sinh sản tiếp hợp: 2 tế bào gần nhau kết hợp thành hợp tử cho ra sợi tảo mới.
b/ Rong mơ: (tảo nước mặm)
- Rong mơ sống ở vùng biển nhiệt đới thành từng đám lớn, bám vào đá hoặc san hô nhờ
giá bám ở gốc.
- Trên cơ thể rong mơ có quả bóng nhỏ hình cầu chứa khí, dùng làm phao nổi giúp cho
rong mơ đứng thẳng trong nước.


Giáo án Sinh 6

- Rong mơ có màu nâu vì trong tế bào ngoài chất diệp lục còn có chất phụ màu nâu.
- Sinh sản: sinh sản sinh dưỡng, sinh sản hữu tính.

Hoạt động 2: Tìm hiểu một vài tảo khác thường gặp

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin
kết hợp quan sát H37.3, H37.4
trả lời câu
hỏi.
- Kể các loại tảo đơn bào, tảo đa bào?
- Em có nhận xét gì về tảo?
- HS đọc thông tin, quan sát tranh và trả lời
câu hỏi.
Tảo đơn bào: Tảo tiểu cầu, tảo silic.
Tảo đơn bào:Tảo vòng,rau diếp biển,rau
câu, tảo sừng hươu.
Tảo có cấu tạo đơn bào hay đa bào, cơ thể
chưa có thân, rễ, lá thật sự (đôi khi có hình
dạng thân, lá). Bên trong chưa phân hóa
thành các loại mô điển hình, có màu sắc khác
nhau.
Kết luận: - Tảo đơn bào: Tảo tiểu cầu, tảo silic.
- Tảo đơn bào: Tảo vòng, rau diếp biển, rau câu, tảo sừng hươu.
- Tảo là những thực vật bậc thấp mà cơ thể gồm 1 hoặc nhiều tế bào, cấu tạo rất đơn giản,
có màu sắc khác nhau và luôn có chất diệp lục. Cơ thể chưa có rễ, thân, lá thực sự, bên
trong chưa phân hoá thành các loại mô điển hình, hầu hết sống ở nước.

Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của tảo

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu HS đọc thông tin, trả lời câu
hỏi
- Tảo sống ở nước có lợi là gì?
- Vì sao trong nước thường thiếu oxi mà cá
vẫn có thể sống được?
- HS độc lập nghiên cứu thông tin.
Tảo cung cấp O2 (quang hợp) và thức ăn
cho động vật ở nước.


Giáo án Sinh 6

- Tảo đối với đời sống con người có lợi gì?
- Trong trường hợp nào tảo có thể gây hại?
Tảo dùng làm thức ăn, phân bón, làm
thuốc, nguyên liệu dùng trong công nghiệp,
làm giấy, hồ dán, thuốc nhuộm.
Tảo đơn bào sinh quá nhanh gây hiện
tượng “nước nở hoa” khi chết làm ô nhiễm
môi trường nước gây chết cá.
Kết luận: - Tảo cung cấp O2 và thức ăn cho động vật ở nước.
- Một số tảo dùng làm thức ăn cho người và gia súc, làm thuốc, nguyên liệu dùng trong
công nghiệp.
- Tảo cũng gây hại như hiện tượng “nước nở hoa” hay tảo xoắn, tảo vòng quấn gốc cây
làm lúa khó đẻ nhánh.

Kết luận chung: Goïi1 HS đọc kết luận sgk
3. Kiểm tra, đánh giá: Chọn câu trả lời đúng nhất.
1. Cơ thể của tảo có cấu tạo:
a. Tất cả đều là đơn bào. b. Tất cả đều là đơn bào. c. Có dạng đơn bào và đa
bào.
2. Tảo là thực vật bậc thấp vì:
a. Cơ thể có cấu tạo đơn bào. b. Sống ở nước. c. Chưa có rễ thân lá thực
sự.
4. Dặn dò:
Học bài, trả lời câu hỏi sgk; Đọc mục “ Em có biết ?” ; Chuẩn bị: cây rêu tường mọc
ở chỗ ẩm.
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 6 Bài 37: Tảo mới nhất - CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 6 Bài 37: Tảo mới nhất - CV5512 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 6 Bài 37: Tảo mới nhất - CV5512 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 6 Bài 37: Tảo mới nhất - CV5512 (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống