Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 6 Bài 35: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Giáo án Sinh 6
Tiết 43 Ngày soạn:
15.01.2011
BÀI 35: NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN CHO HẠT NẢY MẦM
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Thông qua thí nghiệm học sinh phát hiện ra các điều kiện cần cho hạt nảy mầm.
- Giải thích được cơ sở khoa học của một số biện pháp kĩ thuật gieo trồng và bảo
quản hạt giống.
2. Kỹ năng: Thiết kế 1 thí nghiệm.
II. Đồ dùng dạy - học:
1. Chuẩn bị của giáo viên: - Bảng phụ.
- Làm thí nghiệm hạt bị sứt sẹo.
2. Chuẩn bị của học sinh: - Mỗi nhóm làm thí nghiệm trước 3 – 4 ngày.
- Kẻ bảng vào vở bài tập.
III. Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Quả và hạt được phát tán nhờ ĐV thường có đặc điểm gì?
- Kể tên những quả và hạt có thể tự phát tán mà em biết?
- Những quả và hạt có đặc điểm gì thường được phát tán nhờ gió?
- Người ta nói rằng những hạt rơi chậm thường được gió mang đi xa hơn. Hãy cho
biết điều đúng hay sai? Vì sao?
2. Giới thiệu:
Hạt giống sau khi thu hoạch được phơi khô và bảo quản cẩn thận, có thể giữ trong
1 thời gian dài không có gì thay đổi. Nhưng nếu đem gieo hạt đó vào đất thoáng và
ẩm hoặc tưới nước thì hạt sẽ nảy mầm. Vậy hạt nảy mầm cần những điều kiện gì?
Muốn biết được điều đó hãy làm 1 số thí nghiệm sau.
Giáo án Sinh 6
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | |
Thí nghiệm 1: - Giáo viên yêu cầu học sinh báo cáo kết quả thí nghiệm -->hoàn thành bảng sau. |
- HS đưa thí nghiệm 1 lên bàn quan sát và ghi kết quả vào bảng. |
|
Cốc 1 | 10 hạt đỗ đen để khô. | Hạt bình thường, hạt không nảy mầm. |
Cốc 2 | 10 hạt đỗ đen ngâm ngập trong nước. |
Hạt thường trương lên, không nảy mầm. |
Cốc 3 | 10 hạt đỗ đen để trên bông ẩm. | Hạt nảy mầm |
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin trả lời câu hỏi dựa vào bảng. (?)Hạt đỗ ở cốc nào đã nảy mầm? (?)Giải thích vì sao hạt đỗ ở các cốc khác không nảy mầm được? (?) Kết quả của thí nghiệm cho biết hạt nảy mầm cần những điều kiện gì? Thí nghiệm 2: - GV yêu cầu HS quan sát cốc để trong tủ lạnh (hoặc thùng xốp nước đá) -->trả lời câu hỏi. - Hạt đỗ trong cốc thí nghiệm này có nảy mầm được không? Vì sao? - Ngoài điều kiện đủ nước, đủ không khí, hạt nảy mầm cần điều kiện nào nữa? |
- HS dựa vào bảng và trả lời câu hỏi. -->Hạt ở cốc 3 đã nảy mầm. -->Hạt ở cốc 1 không nảy mầm vì thiếu nước. Hạt ở cốc 2 không nảy mầm vì thiếu không khí. --> Điều kiện cần cho hạt nảy mầm là: nước, không khí. - HS quan sát thí nghiệm 2. -->Hạt ở trong cốc này khong nảy mầm vì nhiệt độ thấp. -->Hạt nảy mầm còn cần điều nhiệt độ thích hợp. |
Giáo án Sinh 6
- GV yêu cầu HS đọc thông tin--> trả lời câu hỏi. - Ngoài 3 điều kiện trên, hạt nảy mầm còn phụ thuộc vào yếu tố nào? |
-->Hạt nảy mầm còn phụ thuộc vào chất lượng hạt. |
Kết luận: Điều kiện cần cho hạt nảy mầm: - Đủ nước - Đủ không khí - Nhiệt độ thích hợp - Chất lượng hạt giống tốt. |
Hoạt động 2: Những hiểu biết về điều kiện nảy mầm của hạt
được vận dụng như thế nào trong sản xuất?
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi. (?) Sau khi gieo hạt gặp trời mưa to, nếu đất bị úng thì phải tháo hết nước ngay. Vì sao? (?) Giải thích vì sao phải làm đất thật tơi, xốp trước khi gieo hạt? (?)Khi trời rét tại sao phải phủ rơm rạ cho hạt đã gieo? (?) Vì sao phải gieo hạt đúng thời vụ? |
--> Tháo hết nước để bảo đảm cho hạt có đủ không khí để hô hấp, hạt mới không bị thoái và chết. --> Nhằm mục đích làm cho đất thoáng, khi hạt gieo xuống có đủ không khí để hô hấp mới nảy mầm được. --> Nhằm tránh nhiệt độ bất lợi, đồng thời tạo điều kiện nhiệt độ thích hợp cho sự chuyển hóa các chất giúp hạt nảy mầm tốt. --> Giúp cho hạt gặp những điều kiện thời tiết phù hợp nhất như nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng của đất phù hợp, hạt nảy mầm tốt. |
Giáo án Sinh 6
(?) Vì sao phải bảo quản tốt hạt giống? | --> Để bảo đảm cho hạt giống không bị mối mọt, nấm, mốc phá hoại, hạt mới có sức nảy mầm cao. |
Kết luận: Khi gieo hạt phải làm đất tơi xốp, phải chăm sóc hạt gieo: Chống úng, chống hạn, chống rét, phải gieo hạt đúng thời vụ. |
Kết luận chung: Goïi1 HS đọc kết luận sgk
4. Kiểm tra, đánh giá:
- Trong thí nghiệm 2 ta đã dùng cốc thí nghiệm nào để làm đối chứng? giữa cốc đối
chứng và cốc thí nghiệm chỉ khác nhau về điều kiện nào? Thí nghiệm nhằm chứng
minh gì?
- Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm?
5. Dặn dò:
- Học bài – Trả lời câu hởi sách giáo khoa.
- Đọc mục: “Em có biết”
- Ôn tập Kiến thức các chương II, III