Giáo án Sinh học 6 Bài 18: Biến dạng của thân mới nhất - CV5512

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 6 Bài 18: Biến dạng của thân mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

 Tiết 19:
Ngày soạn: 30/10/2016
Ngày dạy:......................
Bài 18: Thực hành: BIẾN DẠNG CỦA THÂN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được những đặc điểm chủ yếu về hình thái phù hợp với chức năng của
một số thân biến dạng qua quan sát mẫu và tranh ảnh.
- Nhận dạng được một số thân biến dạng trong thiên nhiên.
2. Kĩ năng: quan sát mẫu, nhận biết kiến thức qua quan sát, so sánh.
3. Thái độ: lòng say mê, yêu thích môn học, yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh phóng to hình 18.1, 18.2 SGK; một số mẫu thật: củ khoai tây, củ su hào, cây
xương rồng, củ gừng…
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Sự vận chuyển các chất trong thân được thực hiện nhờ bộ phận nào?
- Củ nào sau đây là rễ củ: củ khoai lang, củ sắn, củ khoai tây, củ su hào, củ cà rốt,
củ đậu.
TL: rễ củ:khoai lang, sắn, cà rốt, cuâø đậu
2. Bài mới:
Mở bài
: Củ su hào không phải là rễ củ, vậy nó là bộ phận nào của cây?
Hoạt động 1: Quan sát và ghi lại những thông tin về một số loại thân biến dạng

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
a. Quan sát các loại củ, tìm đặc điểm chứng
tỏ chúng là thân
+ Yêu cầu HS đặt mẫu lại với nhau theo từng
nhóm.
+ Yêu cầu HS quan sát các loại củ xem chúng
có đặc điểm gì chứng tỏ là thân.
+ GV lưu ý: tìm củ su hào có chồi nách và gừng
đã có chồi để HS quan sát thêm.
+ Yêu cầu HS hoạt động nhóm:
- Dựa trên vị trí của củ so với mặt đất và hình
dạng củ
phân chúng thành các nhóm khác
nhau.
- Tìm những đặc điểm giống và khác nhau giữa
các loại củ này.
+ Lưu ý HS bóc vỏ củ dong ta
tìm dọc củ có
những mắt nhỏ đó là chồi nách còn các vỏ
(hình vảy) đó là lá.
+ Cho HS trình bày và tự bổ sung cho nhau.
+ Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời 4 câu
hỏi trang 58.
+ Nhận xét và tổng kết: một số loại thân biến
dạng làm chức năng khác là dự trữ chất dinh
dưỡng khi ra hoa, kết quả.
b. Quan sát thân cây xương rồng:
+ Đặt chung mẫu theo nhóm.
+ Quan sát củ tìm xem có chồi ngọn, chồi
nách, lá không.
+ Quan sát mẫu, tranh ảnh và gợi ý của
GV để chia củ thành các nhóm.
+ Yêu cầu:
- Đặc điểm giống nhau: có chồi, lá

thân;
Đều phình to chứa chất dự trữ.
- Đặc điểm khác nhau:
Dạng rễ: Củ gừng, dong (có hình rễ)

dưới mặt đất thân rễ.
Củ su hào, khoai tây (dạng tròn, to)

thân củ.
+ Đại diện nhóm lên trình bày kết quả

nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Đọc thông tin muc
SGK tr 58 trao
đổi nhóm 4 câu hỏi SGK
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả

nhóm khác bổ sung.

 

+ Cho HS quan sát thân cây xương rồng
+ Yêu cầu HS thảo luận nhóm các câu hỏi sau:
? Thân xương rồng chứa nhiều nước có tác
dụng gì?
- Sống trong điều kiện nào lá biến thành gai?
- Cây xương rồng thường sống ở đâu?
- Kể tên một số cây có thân mọng nước?
+ Cho HS nghiên cứu SGK.
rút ra kết luận
chung cho hoạt động 1.
+ Quan sát thân, gai, chồi ngọn cây xương
rồng. Dùng que nhọn chọc vào thân, quan
sát hiện tượng và thảo luận nhóm.
- Dự trữ nước.
- Điều kiện khô hạn.
- Sa mạc.
- Xương rồng 3 cạnh, 5 cạnh lồi, cành
giao, cây bỏng....
+ Đại diện nhóm trình bày
các nhóm
khác bổ sung.
+ Đọc thông tin
để sửa chữa kết quả.
+ Rút ra kết luận
Kết luận:
- Có nhiều loại thân biến dạng: thân rễ, thân củ, thân mọng nước.
- Chức năng:
+ Dự trữ chất hữu cơ khi cây mọc chồi, ra hoa, tạo quả.
+ Dự trữ nước.

Hoạt động 2: Đặc điểm, chức năng của một số loại thân biến dạng.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
+ Cho HS hoạt động độc lập, làm bài tập mục
SGK trang 59.
+ Treo bảng mẫu cho HS theo dõi và sửa bài.
+ HS hoàn thành bảng vào vở bài tập.
+ Đổi vở cho bạn bên cạnh, theo dõi bảng
mẫu
chấm chéo cho nhau.

 

+ Cho HS giơ tay nắm xem số bài đúng, số
bài chưa đúng
nắm được tỉ lệ HS nắm bài tại
lớp
+ 1 HS đọc to nội dung trong bảng mẫu
cho cả lớp cùng nghe và ghi nhớ kiến
thức.

Kết luận:

Tên mẫu vật Đặc điểm của thân biến dạng Chức năng đối với cây Tên thân
biến dạng
Cây xu hào
Củ khoai tây
Củ gừng
Củ dong ta
Xương rồng
Thân củ nằm trên mặt đất
Thân củ nằm dưới mặt đất
Thân rễ nằm trong đất
Thân rễ nằm trong đất
Thân mọng nước, mọc trên mặt
đất
Dự trữ chất dinh dưỡng
Dự trữ chất dinh dưỡng
Dự trữ chất dinh dưỡng
Dự trữ chất dinh dưỡng
Dự trữ nước, quang hợp
Thân củ
Thân củ
Thân rễ
Thân rễ
Thân
mọngnước

Kết luận chung:
HS đọc phần kết luận cuối bài.
3. Kiểm tra, đánh giá:
Đánh dấu + vào ở đầu câu trả lời đúng
Bài 1: Nhóm cây có thân rễ là:
a.
Cây su hào, cây tỏi, cây cả rốt. b. Cây riềng, cây cải, cây gừng
c.
Cây khoai tây, cây cà chua, cây cải củ d. Cây cỏ tranh, cây nghệ, cây củ
dong
Bài 2: Nhóm cây có thân mọng nước là:
a.
Cây xương rồng, cây cành giao, cây thuốc bỏng.
b
Cây mít, cây nhãn, cây sống đời.
c.
Cây giá, cây trường sinh lá tròn, cây táo.
d.
Cây nhãn, cây cải, cây su hào.
* Đáp án: 1.d; 2.a
4. Dặn dò:
+ Học bài, trả lời câu hỏi SGK
+ Đọc mục “ em có biết?”
+ Chuẩn bị bài sau:
- Một số loại lá như sgk trang 61,62
- Một số loại cành: Rau đay, hoa hồng, dâm bụt, ổi, trúc, đào, hoa sữa

Tiết 18
20.10.08
Ngày soạn:

THỰC HÀNH: NHẬN BIẾT CÁC LOẠI THÂN VÀ THÂN BIẾN DẠNG
I. Mục tiêu:
Qua bài này, HS phải:
- Nhận biết được các loại thân: thân đứng, thân leo, thân bò.
- Phân biệt được đặc điểm và chức năng của các loại thân biến dạng.
- Có ý thức bảo vệ cây xanh và thêm yêu khoa học.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Các loại cây: mồng tơi, bí đậu, rau má, xương rồng, su hào, khoai tây, gừng, dong...
- Tranh ảnh có liên quan.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Có mấy loại thân? Đó là những loại thân nào?
- Kể tên một số loại thân biến dạng và chức năng của chúng đối với cây.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Nhận biết các loại thân

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

 

- GV yêu cầu các nhóm đặt mẫu vật của
nhóm lên bàn.
? Dựa vào vị trí của thân trên mặt đất hãy chia
chúng thành các nhóm khác nhau?
- GV điều khiển các nhóm thảo luận.
- GV nhận xét, đánh giá và cho điểm.
- HS đặt mẫu vật của nhóm lên bàn.
- HS trong nhóm thảo luận, sắp xếp các
cây vào đúng vị trí.
- Từng nhóm đọc kết quả của mình, các
nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Hoạt động 2: Nhận biết các loại thân biến dạng

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV yêu cầu các nhóm đặt mẫu vật của
nhóm lên bàn, quan sát kĩ đặc điểm của mẫu
vật.
? Xếp các loại củ vào các nhóm khác nhau?
? Tên của nhóm củ? Nêu đặc điểm và chức
năng?
- GV điều khiển các nhóm thảo luận, ghi kết
quả của 4 nhóm lên bảng.
- GV nhận xét, đánh giá và cho điểm.
- HS đặt mẫu vật của nhóm lên bàn, quan
sát đặc điểm của từng loại củ.
- HS trong nhóm thảo luận, sắp xếp các củ
vào đúng vị trí.
- Đại diện từng nhóm đọc kết quả của
mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

3. Kiểm tra, đánh giá:
- GV nhận xét chung về ý thức, tinh thần và kết quả thực hành của từng nhóm.
- Hướng dẫn các nhóm viết báo cáo thực hành.
4. Dặn dò:
- Viết báo cáo thực hành.
- Ôn tập kiến thức từ bài 1 đến bài 18.
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 6 Bài 18: Biến dạng của thân mới nhất - CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 6 Bài 18: Biến dạng của thân mới nhất - CV5512 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 6 Bài 18: Biến dạng của thân mới nhất - CV5512 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 6 Bài 18: Biến dạng của thân mới nhất - CV5512 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 6 Bài 18: Biến dạng của thân mới nhất - CV5512 (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 6 Bài 18: Biến dạng của thân mới nhất - CV5512 (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống