Giáo án Sinh học 6 Bài 17: Vận chuyển các chất trong thân mới nhất - CV5555

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 6 Bài 17: Vận chuyển các chất trong thân mới nhất - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

 Bài 17: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG THÂN
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Tự tiến hành thí nghiệm để chứng minh: Nước và muối khoáng từ rễ lên thân nhờ
mạch gỗ, các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây.
2. Năng lực
Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

N¨ng lùc chung N¨ng lùc chuyªn biÖt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT
- Năng lực kiến thức sinh học
- Năng lực thực nghiệm
- Năng lực nghiên cứu khoa học

3. Về phẩm chất
G
iúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu
nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
:
- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.
2. Học sinh
- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
Nắm sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ:
-
Cây gỗ to ra do đâu? Có thể xác định được tuổi cây gỗ bằng cách nào?
- Nêu khái niệm Dác? Ròng?
3. Bài mới: :

HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu (5’)
a. Mục tiêu:
HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế
cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng
lực quan sát, năng lực giao tiếp.
Quá trình vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá được thực hiện qua con
đường nào ? Làm thế nào để nhận biết được điều đó? Chất hữu cơ do lá chế tạo sẽ được
vận chuyển đến các bộ phận khác của cây qua con đường nào? Để trả lời được những câu
hỏi đó thì hôm nay cô cùng các em nghiên cứu bài 17.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
a) Mục tiêu:
Hs hiểu được nước và muối khoáng từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ, các chất
hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây.
b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động
cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm,dạy học nêu và giải quyết
vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
- GV yêu cầu các nhóm mang cành hoa cắm
trong nước màu lên trình bày các bước tiến
hành thí nghiệm, kết quả thí nghiệm.
- GV quan sát kết quả thí nghiệm, thông báo
nhóm có kết quả tốt.
- GV yêu cầu nhóm làm tốt lên thực hiện lại
thí nghiệm cho cả lớp xem.
- Đại diện nhóm mang
mẫu lên trình bày các
bước tiến hành thí
nghiệm, kết quả thí
nghiệm
- Nhóm khác nhận xét,
bổ sung.
I. Vận chuyển
nước và muối
khoáng hòa
tan:
1) Thí nghiệm:
(SGK )
-Kết quả:
+ Ở lọ A: hoa
và lá bị nhuộm
màu đỏ.

 

- GV cho cả lớp xem kết quả thí nghiệm của
mình trên cành mang hoa,cành mang lá ->
nêu mục đích thí nghiệm trên 2 loại cành trên
đều nhằm chứng minh sự vận chuyển các chất
trong thân:
mạch gỗ vận chuyển nước và muối
khoáng hòa tan từ rễ qua thân lên lá (cành
mang lá), hoặc hoa (cành mang hoa)
- GV hướng dẫn HS cắt lát mỏng qua cành ->
quan sát bằng kính lúp.
- GV phát một số cành đã chuẩn bị, hướng
dẫn HS bóc vỏ cành quan sát chỗ có bắt màu,
quan sát gân lá.
- GV yêu cầu nhóm thảo luận:
1.
Chỗ bị nhuộm màu đó là bộ phận nào của
thân?
2. Nước và muối khoáng được vận chuyển
qua phần nào của thân?
- GV nhận xét, cho điểm nhóm làm tốt.
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG: Không được
bẽ thân cây vì làm như vậy cây sẽ không vận
chuyển được nước và muối khoáng hòa tan.
- Đại diện nhóm lên làm
lại thí nghiệm.
- HS quan sát, ghi lại kết
quả.
- HS bóc vỏ. quan sát
bằng mắt thường chỗ có
bắt màu, quan sát gân lá.
- Nhóm thảo luận -> đại
diện trình bày đạt:
1. Mạch gỗ.
2. Nước và muối khoáng
được vận chuyển lên
thân nhờ mạch gỗ.
- HS: nghe.
+ Cắt ngang
thân và cành ở
lọ A thấy mạch
gỗ bị nhuộm
màu đỏ.
2) Kết luận:
- Nước và
muối khoáng
vận chuyển từ rễ
lên thân nhờ
mạch gỗ.

 

- GV yêu cầu HS đọc thí nghiệm SGK tr.55
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời CH
thảo luận vào vở bài tập.
1.
Giải thích vì sao mép vỏ ở phía trên chỗ bị
cắt phình to ra? Vì sao mép vỏ ở phía dưới
không phình to ra?
2. Mạch rây có chức năng gì?
3. Nhân dân ta thường làm như thế nào để
nhân giống cây ăn quả như: cam, bưởi, nhãn,
vải…
- GV lưu ý:
+
Khi bóc vỏ ->bóc luôn cả mạch nào?
+ Mở rộng: chất hữu cơ do lá chế tạo sẽ mang
đi nuôi thân, rễ…
+ Quan sát thân cây bị buộc dây thép lâu
ngày có hiện tượng gì?
( Không hướng dẫn Hs trình bày sâu về kĩ
thuật chiết cành )
=> GDMT: giáo dục ý thức bảo vệ cây, tránh
tước vỏ cây để chơi đùa, chằng buộc dây thép
- HS đọc thí nghiệm
SGK tr.55
- HS hoàn thành câu hỏi
thảo luận, đại diện trả lời
đạt:
1. Khi bóc vỏ là bóc
luôn cả mạch rây. Vì
vậy các chất hữu cơ vận
chuyển qua mạch rây bị
ứ lại ở mép trên lâu
ngày làm cho mép trên
phình to ra.
2. Vận chuyển chất hữu
cơ trong cây.
3. Chiết cành
+ phần thân trên mép
buộc phình to.
- HS lắng nghe
2: Vận chuyển
chất hữu cơ
- Chất hữu cơ
trong cây được
vận chuyển từ
lá xuống đến
các cơ quan nhờ
mạch rây.

 

vào thân cây: làm như vậy sẽ hạn chế sự phát
triển của cây.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
a. Mục tiêu:
Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp
tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1.
Để nhận biết khả năng hút nước và muối khoáng của thực vật, ta nên chọn những
cành hoa có bông màu gì ?
A. Màu đỏ B. Màu trắng C. Màu tím D. Màu vàng

 

Câu 2. Khi cắm một cành hoa trắng vào dung dịch coban thì sau một thời gian, màu sắc
của cánh hoa sẽ thay đổi như thế nào ?
A. Cánh hoa chuyển sang màu tím B. Cánh hoa chuyển sang màu hồng
C. Cánh hoa chuyển sang màu đỏ D. Cánh hoa chuyển sang màu xanh
Câu 3. Khi lấy cành của cây thân gỗ và tiến hành bóc một khoanh vỏ thì sau một thời gian
sẽ xuất hiện hiện tượng gì tại vị trí này ?
A. Phần mép vỏ ở phía dưới phình to ra
B. Phần mép vỏ ở phía trên phình to ra
C. Mép vỏ ở phía trên và phía dưới phần vỏ bị bóc đều phình to ra
D. Phần thân đã bị bóc vỏ bị phình to ra
Câu 4. Ở thực vật, nước và muối khoáng vận chuyển từ rễ lên thân là nhờ
A. mạch gỗ. B. mạch rây. C. tế bào kèm. D. đai Caspari.
Câu 5. Cây nào dưới đây thường được trồng bằng cách chiết cành ?
A. Cây nhãn B.Cây chuối C. Cây giang D. Cây hành
Câu 6. Mạch rây có chức năng chủ yếu là gì ?
A. Vận chuyển nước B.Vận chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây
C. Tổng hợp chất hữu cơ D. Vận chuyển muối khoáng
Câu 7. Hiện tượng nào dưới đây cho thấy sự vận chuyển chất dinh dưỡng từ rễ lên thân ở
thực vật ?
A. Tất cả các phương án đưa ra
B. Phần mép vỏ phía trên bị phình to sau khi ta cắt bỏ một khoanh vỏ ở thân
C. Hiện tượng lá cây bị héo quắt do Mặt Trời đốt nóng
D. Nhựa rỉ ra từ gốc cây bị chặt bỏ thân
Câu 8. Một cành hoa bị héo, sau khi ngâm trong nước, hoa bỗng tươi trở lại. Hiện tượng
trên phản ánh vai trò của bộ phận nào đối với đời sống thực vật ?
A. Mạch rây B. Mạch gỗ C. Ruột D. Nội bì
Câu 9. Trong cơ thể thực vật, thành phần nào dưới đây được vận chuyển chủ yếu nhờ
mạch rây ?
A. Muối khoáng B. Nước C. Chất hữu cơ D. Tất cả các phương án đưa
ra

 

Câu 10. Ở thực vật, sự vận chuyển chất nào dưới đây thường diễn ra ngược chiều trọng
lực ?
A. Chất hữu cơ và muối khoáng B. Nước và muối khoáng
C. Chất hữu cơ và nước D. Nước, chất hữu cơ và muối khoáng
Đáp án
1. B 2. D 3. B 4. A 5. A
6. B 7. D 8. B 9. C 10. B
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
a. Mục tiêu:
Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh
tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.
GV chia lớp thành nhiều nhóm
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi
sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập
- Giải thích sự to ra của thân
Xác định tuổi cây bằng cách nào?
Khi bị cắt vỏ, làm đứt mạch rây ở thân thì cây có sống được không? Tại sao?
? Giải thích kĩ thuật người trồng cây vận dụng kiến thức này để chiết cành?

4. Hướng dẫn về nhà:
o Học bài cũ; Hoàn thành các bài tập ghi vào vở bài tập.
o Soạn trước bài mới.
o Chuẩn bị: củ khoai tây có mầm, củ gừng, củ su hào, củ dong ta, đoạn
xương rồng, que nhọn, giấy thấm.
o Kẻ bảng SGK tr.59 vào vở bài tập. 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 6 Bài 17: Vận chuyển các chất trong thân mới nhất - CV5555 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 6 Bài 17: Vận chuyển các chất trong thân mới nhất - CV5555 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 6 Bài 17: Vận chuyển các chất trong thân mới nhất - CV5555 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 6 Bài 17: Vận chuyển các chất trong thân mới nhất - CV5555 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 6 Bài 17: Vận chuyển các chất trong thân mới nhất - CV5555 (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 6 Bài 17: Vận chuyển các chất trong thân mới nhất - CV5555 (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 6 Bài 17: Vận chuyển các chất trong thân mới nhất - CV5555 (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống